Tiết lộ từ 2 tập tài liệu cổ ở Tây Tạng và nhiều nhân vật nổi tiếng khác đều cho thấy Chúa Jesus từng là một vị tu sĩ Phật giáo, sống ở Ấn độ và khu vực Himalaya hơn 16 năm. Gần đây, BBC cũng đã ra mắt một bộ phim tài liệu dài hơn một tiếng nói về điều này.
Cuộc đời của Chúa Jesus – một trong những nhân vật nổi tiếng nhất lịch sử thực ra có một khoảng trống bí ẩn được che dấu trong suốt 2 thiên niên kỷ qua. Trong Kinh Thánh cũng như các tài liệu của phương Tây, hoặc Trung Đông không hề có ghi chép nào về việc Chúa Jesus ở đâu, làm gì tại Palestine từ lúc 13 đến 29 tuổi. Những năm này đã trở thành khoảng thời gian bí ẩn được gọi là “những năm tháng bị mất”, cho đến khi một nhà thám hiểm đã có những phát hiện đáng chú ý vào năm 1887.
Tiết lộ từ 2 tập tài liệu cổ nơi Tây Tạng
Vào cuối thế kỷ 19, nhà báo người Nga Nicolas Notovitch đi chu du khắp Ấn Độ, Tây Tạng và Afghanistan. Ông đã ghi lại những trải nghiệm và khám phá của mình trong cuốn sách mang tên “The Unknown Life of Christ“ (Tạm dịch: Cuộc đời chưa biết của Chúa Kitô), được xuất bản năm 1894.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1887, trong chuyến đi, Notovitch bị gãy chân và dưỡng thương tại Tu viện Phật giáo Tây Tạng Hemis ở thành phố Leh, vùng núi cao nhất của Ấn Độ. Chính tại đây, các vị tăng sư cho Notovitch xem 2 tập tài liệu lớn đã ố vàng được viết bằng tiếng Tây Tạng, có tựa đề “Cuộc đời của Thánh tăng Issa”.
Trong thời gian ở tu viện, Notovitch đã dành thời gian nghiên cứu và phiên dịch được 200 trong số 224 câu kệ của tập tài liệu này.
Theo những gì được viết trong tập tài liệu, đây là câu chuyện có thật kể về một thiếu niên tên là Jesus. Ông được sinh ra trong một gia đình nghèo ở Israel vào thế kỷ thứ nhất. Ở phương Đông họ gọi ông là nhà tiên tri Issa, nghĩa là “con trai của Thần”. Theo tài liệu, từ năm 13 đến 29 tuổi ông đã được học những điều trong kinh sách Phật giáo, do các học giả Vệ Đà truyền dạy.
Cũng trong lúc lưu lại tu viện năm 1887, một Lạt-ma đã giải thích cho Notovitch toàn bộ phạm vi và cấp độ mà Chúa Jesus đã giác ngộ. “Issa [Jesus] là một nhà tiên tri vĩ đại, một trong những vị đứng đầu chỉ sau 22 vị Phật. Ngài vĩ đại hơn bất kỳ ai trong tất cả các Đạt Lai Lạt Ma, vì Ngài đã là một phần của tâm linh Phật giáo.
Ngài chính là người đã khai sáng cho con người, mang những linh hồn nhỏ bé vào cánh cửa đức tin, và cho chúng ta phân biệt được thiện ác. Tên tuổi và hoạt động của ngài được ghi chép trong các bản thảo thiêng liêng của chúng tôi. Và khi đọc về cuộc đời kỳ diệu của ngài, sống giữa những người đầy lỗi lầm và ương ngạnh, chúng tôi đã khóc vì tội lỗi khủng khiếp của những kẻ ngoại đạo, những người đã tra tấn ngài và đẩy ngài vào chỗ chết”, vị Lạt-ma nói với Notovitch.
Trao đổi với hãng tin IANS, một vị Lạt-ma lớn tuổi tại tu viện Hemis cho biết: “Người ta bảo Chúa Jesus đã đến vùng đất của chúng tôi và vùng Kashmir để tu học Phật giáo vì được truyền cảm hứng từ các pháp lý và trí tuệ của Đức Phật”. Đức Pháp Vương Gwalyang Drukpa, người đứng đầu Phật giáo Kim Cương Thừa Drukpa, kiêm trụ trì tu viện Hemis cũng khẳng định chuyện này.
Cũng quan trọng như việc phát hiện Chúa Jesus ra đời ở Trung Đông, khoảng thời gian ông lưu lại ở Ấn Độ hoàn toàn trùng khớp đến mức hoàn hảo với “Những năm tháng bị mất” của ông.
Từ đó, 224 câu kệ đã được nhiều người ghi chép lại, trong đó có Nicholas Roerich, một triết gia và nhà khoa học người Nga. Năm 1952, ông đã đến thăm Hemis và ghi lại những câu chuyện về quãng thời gian Chúa Jesus lưu lại tu viện này. “Chúa Jesus đã sống ở một số thành phố cổ của Ấn Độ như Benares, Varanasi. Mọi người đều yêu mến Issa, vì ngài sống chan hòa với những người thuộc 2 giai cấp Vệ xá và Xu-đra, đồng thời truyền đạo cho họ và giúp đỡ họ”, Roerich viết.
Ông cũng tìm được nhiều thông tin, cả truyền miệng lẫn bằng văn tự về cuộc hành trình của Chúa Jesus trên khắp Phương Đông. Ông đã xuất bản chúng trong cuốn sách mang tên “Altai-Himalaya, Heart of Asia and Himalaya”.
Chúa Jesus từng có thời gian truyền đạo tại các thành phố cổ linh thiêng của Ấn Độ như Jagannath (thuộc bang Puri), Benares (bang Uttar Pradesh) và Rajagriha (bang Bihar). Việc này đã chọc tức những tín đồ Bà la môn, họ đuổi ngài đi, buộc ngài phải đến vùng Himalaya và tu học Phật giáo 6 năm tại đây.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, khi một vị cao tăng, hay Lạt-ma viên tịch, các nhà thông thái sẽ theo dõi thiên văn và điềm báo khác rồi lên đường, thường là những chuyến đi rất dài để tìm hài nhi do Lạt-ma đó chuyển sinh. Khi hài nhi đó đủ lớn thì sẽ phải rời cha mẹ và được đưa đến tu học Phật giáo. Người ta tin rằng Chúa Jesus đã được đưa đến Ấn Độ năm 13 tuổi rồi được giáo dưỡng như một Phật tử. Vào thời điểm đó, Phật giáo đã có lịch sử 500 năm, còn tất nhiên Kitô giáo vẫn chưa xuất hiện.
Tiết lộ từ một số nguồn khác
Nhà tiên tri nổi tiếng Edgar Cayce, nhà truyền giáo Levi H. Dowling và vị Chân sư Tây Tạng Djwhal Khul đều từng ghi lại hành trình hơn 10 năm của Chúa Jesus ở phương Đông. Theo nhà tiên tri Edgar Cayce, Chúa Jesus đã trở thành một bậc thầy Do Thái Giáo trước 12 tuổi. Từ 12 tuổi tới 15 hoặc 16 tuổi, ông được dạy dỗ bởi nhà tâm linh Judy, người đứng đầu giáo phái Do Thái Essenes, trong ngôi nhà của bà trên núi Carmel. Sau đó ông được gửi tới Ai Cập, Ấn Độ và Ba Tư để tu luyện thêm nữa.
Học giả người Đức, Holger Kersten, cũng viết về những năm đầu của Chúa Jesus ở Ấn Độ trong cuốn sách “Jesus Lived In India” (Tạm dịch: Chúa Jesus từng sống ở Ấn Độ). “Chàng trai đến một vùng ở Sindh (dọc theo sông Indus) cùng các thương nhân. Ngài sống trong cộng đồng những người Aryan để hoàn thiện bản thân và học các pháp lý của Đức Phật. Ngài đã chu du khắp vùng đất của 5 con sông (Punjab), ở lại một thời gian ngắn với người Jain rồi tiếp tục đến Jagannath”, Kersten viết.
Quyển sách bị cấm
Hư Vân hòa thượng trong một lần nói chuyện với Tôn Trung Sơn cho biết, Giáo hội Cơ đốc phương Tây có một quyển sách bị cấm, đó là quyển “Phúc âm Aquarian” được viết bởi đệ tử của Chúa Jesus là thánh Peter, cuốn sách kể rằng Chúa Jesus từng nghiên cứu Phật pháp ở Ấn Độ trong hơn 10 năm, sau đó băng qua Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ trở về Israel truyền giảng giáo pháp. Hòa thượng Hư Vân tin rằng Phật giáo và Kitô giáo có cùng nguồn gốc.
Nhiều tài liệu và nghiên cứu thực tế đã khẳng định việc Chúa Jesus từng du hành tới Phương Đông để tu học Phật Pháp và truyền dạy giáo pháp của ông. Tuy nhiên, điều lạ là các hoạt động của Chúa Jesus trong quãng thời gian từ 12 tuổi tới 30 tuổi ấy lại không được đề cập trong Kinh Thánh.
Kỳ thực điều này cũng không quá khó hiểu, bởi lẽ Kinh Thánh là do con người viết nên; rất nhiều tài liệu trong đó là sự giải thích của con người về Thần, chứ không phải là lời nói trực tiếp của Thần. Vì vậy có nhiều điều được viết ra là dựa theo lý giải và nhận thức của bản thân người viết.
Bên cạnh đó có một thực tế vào năm 553 SCN, tại Hội đồng thứ 2 của thành phố Constantinople, một quyết định đã được ban hành. Đó là loại bỏ tất cả sự đề cập tới luân hồi ra khỏi Kinh Thánh. Họ không thích khái niệm này.
Ý nghĩa của điều này khá rõ ràng. Nguyên nhân không chỉ là cách giải thích của con người trong Kinh Thánh về Thần, mà còn là con người không muốn điều gì họ sẽ loại bỏ nó đi. Có thể đây cũng là chuyện đã xảy ra với 16 năm trong cuộc đời Chúa Jesus không được nói đến trong Kinh Thánh.
Hồng Liên (t/h)