Giới hạn chính của các công nghệ lớn như Google, Meta, Amazon đối với sự phát triển của họ chính là sự lớn mạnh tới quá khổ.
Mở đầu bài viết, tờ The Ecomomist đặt câu hỏi: Liệu điều gì có thể ngăn chặn đà phát triển của các công ty công nghệ lớn (big tech) hay không? Sau giai đoạn rung lắc mạnh thời hậu các đợt phong toả vì dịch vào năm 2022, các gã khổng lồ kỹ thuật số của Mỹ đã có màn quay trở lại ngoạn mục. Tuần trước, Alphabet, Meta và Microsoft đều báo cáo kết quả kinh doanh tốt trong quý 2, theo sau quý 1 cũng không quá tệ. Trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 6, 3 gã khổng lồ này tổng cộng thu về lợi nhuận hoạt động 106 tỷ USD, tăng 9 tỷ USD so với cùng giai đoạn vào năm trước.
Liệu các cơ quan quản lý có thể làm được gì không? Câu trả lời dường như là không. Tháng trước, một tòa án đã bác bỏ nỗ lực của các cơ quan quản lý ủy thác của Mỹ nhằm ngăn chặn việc Microsoft mua lại Activision Blizzard, một nhà phát triển trò chơi. Một số nơi khác cũng đã từ bỏ những nỗ lực tương tự để kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ, chẳng hạn như các quy tắc mới của EU đối với thị trường kỹ thuật số.
Hơn nữa, các nhà đầu tư kỳ vọng những gã khổng lồ công nghệ, với hiểu biết sâu sắc về công nghệ và túi tiền thậm chí còn rủng rỉnh hơn của họ, sẽ nắm bắt được chiến lợi phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI). Giá cổ phiếu của Alphabet, Amazon và Meta đều đang tăng trở lại mức đỉnh của năm 2021. Giá cổ phiếu của Microsoft và Apple (cùng với Amazon, công bố thu nhập hàng quý mới nhất vào ngày 3/8) đang cao hơn bao giờ hết.
Tờ The Economist nhận định, giới hạn chính của các công nghệ lớn đối với sự phát triển của họ chính là sự lớn mạnh tới quá khổ. Trong những năm tới, đó sẽ là thách thức thực sự của các công ty công nghệ lớn.
Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft thống trị hoạt động kinh doanh của Mỹ. Năm công ty thống trị chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500, chiếm tổng cộng 9% doanh thu, 16% lợi nhuận ròng và 22% vốn hóa thị trường. Năm ngoái, khoản chi vốn 360 tỷ USD của họ chiếm hơn 1/10 tổng đầu tư kinh doanh của Mỹ.
Nhưng chính sự tăng trưởng bền vững khiến chúng trở nên độc nhất vô nhị trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Khi ExxonMobil và GE là những người khổng lồ của nước Mỹ trong những năm 1990 và 2000, doanh thu của họ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 5-6% và lợi nhuận ròng của họ là 5-10% hoặc hơn. Những gã khổng lồ công nghệ đã tăng trưởng lần lượt ở mức 16% và 13% trong một thập kỷ trở lên.
Để duy trì mức tăng trưởng doanh thu trung bình trong dài hạn là 28%, Alphabet cần bổ sung 86 tỷ USD vào doanh thu của mình vào năm 2024, nhiều hơn bất kỳ công ty nào trong số 461 công ty nhỏ nhất của S&P 500 được tạo ra vào năm ngoái. Để giữ cho lợi nhuận tăng với tốc độ lịch sử, năm tới Apple và Alphabet phải kiếm thêm 25 tỷ USD.
Để duy trì những mức trung bình đó trong thời gian dài chắc chắn là đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Chưa kể đến việc, thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng của họ đã bớt bùng nổ hơn. Dĩ nhiên, các ông chủ và nhà đầu tư của các công ty khó có thể chấp nhận tình trạng chậm lại. Nếu vậy, họ sẽ cần tập trung vào ba cách chính mà các công ty phải phát triển.
Câu hỏi đặt ra là, liệu những thứ này có thể hiệu quả với các công ty công nghệ lớn không?
Đầu tiên là theo đuổi lợi nhuận và giảm kích thước.
Cắt giảm chi phí, thu nhỏ các dự án và loại bỏ các đơn vị không cốt lõi là chiến lược phù hợp cho một doanh nghiệp truyền thống đang tìm cách bù đắp lợi nhuận của mình. Apple là công ty duy nhất trong năm gã khổng lồ không tuyên bố sa thải nhân viên trong năm nay. Trong khi đó, những công ty khác đã sa thải hơn 70.000 công nhân. Tuy nhiên, nhà sản xuất iPhone đã lùi ngày ra mắt một số thiết bị mới. Alphabet cũng chứng kiến nhiều dự án thất bại sau khi đốt cả đống tiền vốn thu được từ mảng tìm kiếm của Google. Amazon đã từ bỏ một số cửa hàng vật lý.
Con đường thứ hai để tăng trưởng là các công ty tập trung toàn lực vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.
Công cụ tìm kiếm AI cải tiến của Microsoft, Bing, đã thu hút mọi sự chú ý vào đầu năm nay với tư cách là đối thủ tiềm năng vượt Google. Trên thực tế, Bing vẫn là chỉ xếp sau Google. Nhưng những sức mạnh tương tự như Chatgpt, với ít sự phô trương hơn, đang tiến vào sản phẩm của Microsoft. Tháng trước, họ cho biết sẽ cung cấp các công cụ Generative-AI cho người dùng Office 365 với mức phí thêm 30 USD một tháng. Về phần mình, Google và Meta đang đầu tư vào các dịch vụ AI cho các khách hàng quảng cáo của họ.
Chiến lược tăng trưởng tham vọng nhất là tìm kiếm thị trường mới.
Tất cả năm công ty đang lấn sân của nhau. Thị phần bán hàng của họ trong các khu vực chồng chéo đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015, lên 40%. Alphabet đang thúc đẩy Amazon và Microsoft trong lĩnh vực điện toán đám mây. Amazon và Microsoft đang thử sức với lĩnh vực quảng cáo. Vào tháng 6, Apple đã tiết lộ một tai nghe thực tế ảo để cạnh tranh với Meta. Cả năm công ty cũng đang bước vào các thị trường không bị gián đoạn cuối cùng — bao gồm tài chính, chăm sóc sức khỏe và mua sắm công — để tạo ra sự khác biệt đáng chú ý đối với doanh thu khổng lồ của họ. Hoặc, giống như Microsoft, họ có thể cố gắng mua sự tăng trưởng – như việc mua Activision trị giá 69 tỷ USD của họ sẽ mang lại doanh thu hàng năm khoảng 8 tỷ USD.
Không có phương pháp nào trong số này là hoàn hảo. “Giảm béo” là phương pháp chỉ làm tăng lợi nhuận trong một hoặc hai năm, và phải trả giá bằng doanh thu trong tương lai. Các thị trường chính của các công ty công nghệ lớn – có thể là iPhone, quảng cáo kỹ thuật số hoặc phần mềm kinh doanh — không còn tăng trưởng đáng tin cậy ở mức 20% trở lên. Việc cạnh tranh với nhau mang lại doanh thu mới nhưng lại giảm tỷ suất lợi nhuận. Và ngay cả những công ty công nghệ lớn giàu tiền mặt cũng không thể chi 69 tỷ USD chỉ để có thêm vài tỷ USD doanh thu trong thời gian dài.
Cũng có thể một ngày nào đó máy tính sẽ “nuốt chửng” thế giới. Nếu vậy, các công ty công nghệ lớn có thể sử dụng sức mạnh trí tuệ nhân tạo của mình để giành giật công việc kinh doanh từ những công ty đương nhiệm trong mọi ngành công nghiệp. Từ bây giờ cho đến khi ấy, sự kết hợp các chiến lược mà mỗi công ty lựa chọn sẽ nói lên rất nhiều điều về cách họ nhìn nhận chính mình. Ưu tiên cắt giảm chi phí sẽ báo hiệu sự trưởng thành, nhưng cũng là sự thiếu niềm tin. Khao khát mở rộng sẽ ám chỉ sự tự tin — hoặc có lẽ là sự kiêu ngạo. Các cổ đông và giám đốc điều hành nên chuẩn bị tinh thần cho một giai đoạn không chắc chắn.
Nguồn: The Economist-Phương Linh-Theo Nhịp sống thị trường