Anh Liêm, một nông dân nuôi cá chốt ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc,( tỉnh Bình Thuận) cho biết thêm, con cá chốt có khả năng chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên, nhất là khả năng thích nghi với nước mặn. Kèm theo đó là thịt cá chốt thơm ngon, không tanh nên nhiều người chuyển sang dùng cá chốt cho bữa cơm gia đình.
Khi công tác nuôi trồng thủy sản ngày càng khó khăn do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh, giá cả, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để phù hợp tình hình.
Mô hình nuôi cá chốt trâu của anh Ngô Văn Liêm, nông dân xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận), là một điển hình.
Những ngày này, anh Liêm đang tất bật chăm sóc đàn cá chốt dưới ao đã qua 3 tháng tuổi. Anh Liêm cũng là người đầu tiên ở xã Hàm Thắng có ý tưởng nuôi loại cá “quê mùa” này, cũng như đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Anh Liêm cho biết, gia đình hiện tại đang nuôi tôm nhưng do chi phí đầu tư cao lại thường hay gặp rủi ro, nên sau một thời gian tìm hiểu trên mạng internet, cũng như nhận thấy cá chốt ở đây không có ai nuôi, ra ngoài chợ chỉ thấy bán lẻ tẻ, nhưng có giá cao nên anh quyết định tận dụng 2 ao tôm bỏ trống để nuôi loại cá này.
Cá giống được đặt mua ở Sóc Trăng chuyển về với giá 34 triệu đồng/200.000 con cá chốt giống, chia ra thả trong 2 ao.
Do đặc tính loài cá này trời sáng quá sẽ không ngoi lên mặt nước nên thời gian cho ăn bắt đầu 5 giờ 30 sáng, buổi chiều thì khoảng 17 giờ. 2 ngày tiến hành lọc nước 1 lần để đảm bảo nguồn nước sạch, giúp cá chốt sinh trưởng tốt, khỏe mạnh.
Mỗi lần cho cá chốt ăn, anh Liêm dùng ca múc thức ăn gõ vào thùng đựng thức ăn để tạo tiếng động cho cá ngoi lên.
Cũng theo anh Liêm, do đây là mô hình nuôi thủy sản mới ở địa phương nên nguồn thức ăn, thuốc men cho cá chốt còn hiếm nên mọi thứ anh đều phải đặt mua ở Đồng Nai để chuyển về.
Qua 3 tháng nuôi theo hình thức “thử nghiệm” cách chăm sóc, bổ sung các loại thức ăn, đúc kết kinh nghiệm nuôi, anh nhận thấy cá chốt phát triển nhanh.
Quan trọng là người nuôi cá phải biết cách xử lý môi trường ao nuôi cho phù hợp, chú ý xử lý độ PH, độ phèn, diệt khuẩn, gây tảo để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá chốt.
Một trong những yếu tố nữa là mô hình nuôi cá chốt trâu này ít rủi ro, lại đầu tư vốn ít, do đó anh Liêm hy vọng sau đợt thu hoạch đầu tiên nếu đạt được hiệu quả cao sẽ mạnh dạn đầu tư thêm vài ao.
Cá chốt trâu nuôi trong ao lót bạt của hộ anh Liêm, nông dân xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc ( tỉnh Bình Thuận). Anh Liêm bán cá chốt giá cá chốt là 100.000 đồng/kg, bán lẻ giá cá chốt khoảng 130.000 kg”.
Anh Liêm cho biết thêm, con cá chốt có khả năng chống chịu tốt với điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khả năng thích nghi với nước mặn nên cá vẫn phát triển tốt, kèm theo đó là thịt cá thơm ngon, không tanh nên nhiều người chuyển sang dùng cá chốt cho bữa cơm gia đình.
Hiện nay, nhiều nhà hàng, quán ăn cũng đã chế biến con cá chốt thành những món ngon độc đáo như: cá chốt kho tiêu, cá chốt nấu lá me non và cá chốt nấu canh chua cơm mẻ, cá chốt kho nghệ…
“Do cá ngoài thiên nhiên ngày càng cạn kiệt nên thị trường khan hiếm, giá cá chốt luôn cao hơn một số loài cá khác. Hiện nay anh Liêm bán cá chốt cho thương lái đến mua tại ao, giá cá chốt là 100.000 đồng/kg, bán lẻ giá cá chốt khoảng 130.000 kg”, anh Liêm bật mí thêm.
Minh Nghĩa (Báo Bình Thuận)