Sẽ không có nhân viên nào nhớ được tiền thưởng của mình năm trước, nhưng sẽ có nhiều người ghi nhớ những lời khen của lãnh đạo, tôi không bao giờ keo kiệt trong bày tỏ lòng biết ơn của mình với nhân viên.
Thứ nhất, tôi luôn đặt những nhân viên bán mạng cho mình ở vị trí thứ nhất
Thật lòng mà nói, tôi không có lý do gì để không đối xử tốt với những nhân viên dùng hai đôi bàn tay của mình để “làm phình ra” túi tiền của tôi, tôi không có lý do gì để không cảm kích những nỗ lực và hi sinh mà họ đã bỏ ra vì tôi, thế giới chúng ta đang sống vốn dĩ nên là một thế giới tràn đầy tình thương và sự ấm áp.
Tôi yêu nhân viên của mình, tôi không bao giờ đổ lỗi và xúc phạm họ, cũng không bao giờ tỏ ra kiêu ngạo như một số người giàu khác, tôi mang đến cho nhân viên của mình sự ấm áp, bình đẳng và khoan dung.
Nếu phải dùng một danh từ để diễn tả thì đó chính là “sự tôn trọng”.
Bạn đem đến cho người khác sự tôn trọng, họ sẽ phát huy hết tiềm năng của mình, và đó chính là những tiềm năng dành để nỗ lực vì công ty của bạn.
Thứ 2, khía cạnh cơ bản nhất trong bản chất con người là mong muốn nhận được sự hào phóng
Tôi tuy sống tiết kiệm, nhưng trước giờ chưa bao giờ quên phải hào phóng giúp đỡ người khác.
Còn nhớ trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929, tôi đã từng đi vay nợ nhiều lần để giúp đỡ những người bạn không còn nơi nào để đi, để nhà máy và gia đình họ có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng một cách an toàn.
Trong trí nhớ của mình, tôi chưa bao giờ ghi lại bất cứ một khoản nợ nào, bởi tôi biết giá trị của sự khoan dung.
Đối với nhân viên, tôi cũng hào phóng và nhân ái như vậy. Tôi không chỉ cho họ mức lương cao hơn bất kỳ công ty dầu khí nào khác, mà còn cho họ được hưởng chế độ lương hưu đảm bảo cho cuộc sống cả đời của họ. Tôi cũng cho họ những cuộc hẹn hàng năm với ông chủ để nói về cơ hội tăng lương. Tôi không phủ nhận lợi ích và hiệu quả của sự hào phóng, nhưng tôi biết rằng sự hào phóng của tôi sẽ đổi lấy việc cải thiện mức sống của nhân viên, và đây chính là một trong những nhiệm vụ của tôi, tôi hy vọng rằng mọi người làm việc cho tôi đều giàu có nhờ mình.
Chủ nhân là vị thánh bảo trợ của nhân viên, vấn đề của nhân viên là vấn đề của mình. Tôi có quyền lựa chọn giữa bỏ qua và đáp ứng nhu cầu của họ, nhưng tôi thích lựa chọn vế sau.
Thứ ba, tôi luôn cố gắng hiểu xem nhân viên cần gì và sau đó tìm cách đáp ứng nhu cầu của họ
Tôi thường hỏi họ hai câu hỏi: “Bạn cần gì?” và “Tôi có thể giúp gì cho bạn?”
Tôi quan tâm đến họ mọi lúc.
Đối với tôi, một trong những niềm vui lớn nhất của vị trí này là tôi có thể giúp đỡ nhân viên của mình.
Tiền lương và tiền thưởng tuy khá hấp dẫn, nhưng đối với một số người, tiền không “kích hoạt” động lực làm việc của họ, thứ có thể làm được điều đó chính là “được coi trọng”.
Theo tôi, mọi người đều mong muốn trở thành người có giá trị, được coi trọng và tôn trọng. Ai cũng đều đeo trên cổ một logo vô hình với dòng chữ: Coi trọng tôi!
Rất khó để tưởng tượng nỗi đau của một người không được coi trọng trong công việc hay trong gia đình. Mục tiêu của tôi là làm cho mọi người cảm thấy mỗi ngày đi làm là một ngày được đắm chìm trong làn gió mát mùa xuân.
Vì vậy, giống như một thám tử muốn phát hiện ra manh mối để bắt tội phạm, tôi không ngừng tìm kiếm khả năng nổi trội của mỗi nhân viên.
Khi tìm ra được tài năng mà họ cho rằng mình xứng đáng được trọng dụng nhất, tôi sẽ giao cho họ trách nhiệm.
Một lãnh đạo giỏi khích lệ nhân viên tạo ra những đóng góp to lớn sẽ luôn để nhân viên thấy rằng trung thành với bạn là sẽ có tiền đồ và hi vọng. Coi trọng và giao phó các nhiệm vụ quan trọng cũng là chìa khóa để nhân viên có động lực làm việc chăm chỉ.
Thứ tư, là một người chủ tốt bụng, ấm áp và ân cần có thể khiến nhân viên tràn đầy năng lượng và tinh thần làm việc
Luôn thể hiện lòng biết ơn đối với nhân viên cũng đem lại những tác dụng rất lớn.
Sẽ không có nhân viên nào nhớ được tiền thưởng của mình 5 trước, nhưng sẽ có nhiều người ghi nhớ những lời khen của lãnh đạo, tôi không bao giờ keo kiệt trong bày tỏ lòng biết ơn của mình với nhân viên.
Không có ảnh hưởng nào sâu sắc hơn một lời cảm ơn đúng lúc và trực tiếp.
Bất kể trong lĩnh vực nào, điều quan trọng mà một nhà lãnh đạo cần phải nhớ đó là “dĩ nhân vi bản”, hi vọng 4 thủ thuật “điều khiển” lòng người trên sẽ truyền cảm hứng giúp các nhà quản lý tìm ra hướng quản lý nhân viên, giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn.
Theo Như Nguyễn–Trí thức trẻ