Người xưa nói: “Bách thiện hiếu vi tiên”; nghĩa là trong hàng trăm điều thiện thì chữ Hiếu là đầu. “Hiếu Kinh” là một luận thuyết kinh điển Nho giáo đưa ra lời khuyên về lòng hiếu thảo. Trong sách thuật lại cuộc trò chuyện giữa Khổng Tử và học trò của ông là Tăng Tử, là làm thế nào để thiết lập một xã hội tốt đẹp bằng cách sử dụng nguyên tắc của lòng hiếu thảo.
Khổng Tử cho rằng, lòng hiếu thảo là nền tảng của tất cả đạo đức và là đức hạnh hoàn hảo, một loại đạo đức cao thượng. Trong triều đình các triều đại đều hết sức coi trọng chữ Hiếu. Ngôi mộ của Chu Nguyên Chương hoàng đế sáng lập của triều đại nhà Minh được gọi là “Hiếu lăng”, và hoàng hậu cũng được gọi là “hoàng hậu Hiếu Từ”.
Người con hiếu thảo được triều đình khen ngợi, cũng được Trời ban phúc. Ngược lại, cũng có những kẻ bất hiếu đều bị thiên hạ ghét bỏ, sử sách ghi lại những câu chuyện những kẻ bất hiếu bị Trời trừng phạt. Dưới đây là hai câu chuyện như vậy.
Con chó của Quan Vương
Mẹ của Lý Sinh ở Hàng Châu đã già yếu lại còn bị mù, cuộc sống rất bất tiện. Nhưng may mắn thay, Lý Sinh là một người con hiếu thuận và chăm sóc mẹ rất chu đáo. Mỗi lần Lý Sinh phải đi ra ngoài, ông đều lo lắng vợ mình là Tử Kim chăm sóc mẹ không tốt, luôn dặn dò hỏi đi hỏi lại trước khi rời đi.
Sau khi chồng đi khỏi, Lý Kim bỏ ngoài tai những lời chồng nói, về cơ bản không làm tròn bổn phận của một người con dâu, điều này khiến mẹ chồng không hài lòng, phàn nàn hết lần này đến lần khác. Lý Kim cảm thấy bực bội và sinh tâm oán hận.
Mỗi lần Lý Sinh phải đi ra ngoài, ông đều lo lắng vợ mình là Tử Kim chăm sóc mẹ không tốt, luôn dặn dò hỏi đi hỏi lại trước khi rời đi (Ảnh:Trung Hoa Dân Quốc – 1941)
Vào một ngày, đã đến giờ dọn bánh kếp cho mẹ chồng, Kim nhìn thấy một đứa trẻ đang kéo phân bên cạnh mình, trong lòng nảy sinh ác niệm nên đã nhét phân vào làm nhân bánh làm cho mẹ chồng. Mẹ chồng ăn được một nửa, cảm thấy bẩn và không thể ăn được, nên bí mật giữ nửa còn lại đợi con về.
Sau khi Lý Sinh trở về, thấy vợ làm đồ bẩn cho mẹ ăn, liền cầm gậy đuổi đánh vợ, Kim chạy đi trốn, Lý Sinh dù tìm kiếm thế nào cũng không thể tìm thấy.
Vừa lúc đó có người đến báo rằng Kim đã chạy vào trong đền Quan Vương. Vì vậy, Lý Sinh vội vã đến đền, chỉ nhìn thấy một con chó nằm dưới bàn thờ, mắt nó mở to. Lý Sinh không dám lại gần nên gọi bố mẹ Kim đến xem, lúc này con chó vừa khóc vừa nói: “Lẽ ra tôi không nên làm đồ ăn bẩn cho mẹ chồng, do tôi bất hiếu, chạy vào chùa bỗng biến thành chó!” Sau vài ngày, con chó chết.
Con dâu Bảy hóa bò
Xưa có một bà lão tên là A Lý, có một người con trai ra ngoài làm ăn buôn bán đã nhiều năm chưa về, chỉ có bà già và con dâu là chị Bảy ở nhà. Nhà bà lão nấu cơm ngày hai bữa, bà lão ăn cơm lúa mì (cơm làm từ lúa mì xay), còn cô con dâu ăn cơm trắng.
Chỉ cần A Lý hơi trái ý con dâu, liền phải nghe con dâu sỉ nhục, ngay cả cơm bằng lúa mì cũng không cho ăn, nhưng A Lý luôn nhẫn chịu mà không dám nói.
Một hôm, cô con dâu sang nhà hàng xóm chơi, chỉ có một mình A Lý ở nhà, lúc này có một vị hòa thượng cầm bình bát đến trước cửa xin ăn, A Lý nói:“Bản thân tôi còn không đủ ăn, làm sao có đồ ăn để làm từ thiện?” Nhà sư lấy ngón tay chỉ cơm trắng trong bếp. Lý thị nói: “Đây là những gì con dâu tôi đã ăn, tôi không dám bố thí cho ông, tôi sợ con dâu về nhất định sẽ xúc phạm tôi. Buổi sáng tôi chỉ có cơm mì, có một hộp khác cho bữa ăn trưa, nếu ông ăn thì lấy đi”. Nhà sư chưa kịp trả lời đã nghe thấy tiếng cô Bảy từ bên ngoài đi vào.
Thấy nhà sư xin ăn, cô con dâu tức giận nói: “Nếu ông muốn cơm trắng của tôi, có thể cởi áo cà sa của mình để đổi lấy”. Khi nghe điều này, nhà sư ngay lập tức cởi bỏ chiếc áo cà sa của mình. Cô Bảy mặc áo cà sa vào người, nhưng nhà sư đột nhiên biến mất, và chiếc áo cà sa biến thành da bò, dính chặt vào người không thể cởi ra được nữa, trước ngực mọc ra một sợi lông bò, và nhanh chóng bao phủ toàn thân. Có người vội chạy đi tìm cha mẹ cô Bảy, khi cha mẹ cô đến nơi thì toàn thân cô đã biến thành một con bò.
Một hôm, cô con dâu sang nhà hàng xóm chơi, chỉ có một mình A Lý ở nhà, lúc này có một vị hòa thượng cầm bình bát đến trước cửa xin ăn (Tranh vẽ của Jin Nong)
Đức Khổng Tử dạy: “Hiếu là căn bản của Đức, giáo hóa từ chữ hiếu mà ra. Bước đầu của đạo hiếu là phải giữ mình, vì thân thể, tóc, da của ta có từ cha mẹ, nên không dám làm tổn thương đến. Lập thân hành đạo, để lại được tiếng thơm muôn thuở làm rạng rỡ đức hạnh của cha mẹ, đó là cái đích của Đạo hiếu”.
Đồng thời Ông cũng giảng: “Dụng Đạo của Trời, phân chia cái lợi của đất, cẩn thận bản thân, tiết kiệm tiêu dùng để phụng dưỡng cha mẹ, đó là cái hiếu của thứ dân”.
Điều này có nghĩa là những người dân thường, khi làm việc cần phải hợp với lẽ Trời. Con người phải giữ tròn bổn phận của mình, không được sinh lòng tham và làm những việc ngoài phận sự. Phải cần kiệm giữ gìn nếp nhà, hiếu kính và phụng dưỡng cha mẹ, đây là chữ Hiếu của bậc thường dân. Tức là, bậc thường dân coi việc an lạc của bản thân, gia đình và việc phụng dưỡng cha mẹ làm đạo Hiếu.
Theo Sound of Hope-Gia Viên biên dịch