Hãy nhớ rằng: phải sửa mái nhà vào ngày nắng, tuyệt đối không được đợi tới khi trời mưa. Lúc mưa to gió lớn, có nơi để trú rồi tính tiếp, quả thực rất quan trọng!
01
Cách đây một thời gian, một phóng viên đã đến phỏng vấn một vị hiệu trưởng của một cơ sở đào tạo.
Trong 10 năm qua, vị hiệu trưởng này luôn đi sâu vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, ở thời kỳ đỉnh cao, ông đã mở bốn trường phân hiệu, từng khiến những người xung quanh phải ghen tị.
Ai có thể ngờ rằng một trận đại dịch đã phá vỡ đi sự bình lặng của nhiều năm.
Ông che mặt thở dài: “Tôi 45 tuổi rồi, làm trong ngành này đã 17 năm, ngoài dạy học, mở trường học ra, tôi còn có thể làm gì nữa?”
Đây giống như “câu đố giếng sâu”.
Cũng giống như hình dưới đây.
Một người đào giếng, anh ta đào sâu nhất, lấy được nhiều nước nhất.
Nhưng một khi toàn bộ ngành trải qua những thay đổi không thể cưỡng lại, môi trường bên ngoài thay đổi, người càng ở dưới giếng sâu sẽ càng khó trèo ra khỏi giếng.
02
Không biết bạn có cảm thấy như thế này hay không:
Đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của thời đại, đôi khi những gì kéo bạn xuống thường là những thứ bạn giỏi.
Một nhà sử học từng chia sẻ về lịch sử thăng trầm của nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Vì sao nền văn minh Ai Cập cổ đại rực rỡ cuối cùng lại suy tàn?
Phía tây của Ai Cập là sa mạc Sahara, nơi khắc nghiệt nhất trên trái đất đối với các sinh vật sống.
Phía bắc là Địa Trung Hải, phía đông là Biển Đỏ, chẳng thể nhìn thấy điểm cuối.
Với địa hình như vậy, người ngoài căn bản không vào được, thích hợp chống ngoại địch.
Vì vậy, Ai Cập cổ đại không cần phát triển quân sự nhiều mà chỉ cần tập trung vào việc tạo ra một nền văn hóa huy hoàng.
Tuy nhiên, khi công nghệ của nền văn minh bên ngoài phát triển đến một trình độ nhất định, có thể vượt qua rào cản, người dân Ai Cập cổ đại đã bất lực trong việc chống lại.
Điều tương tự cũng xảy ra với cuộc sống của chúng ta, đời người không có lợi thế nào là bất biến.
Những lợi thế giúp bạn thành công trong quá khứ chưa chắc đã có thể kéo dài tới ngày hôm nay.
Một người càng xuất chúng ở một khía cạnh năng lực nào đó, càng dễ gặp phải câu đố giếng sâu.
Nhà văn người Trung Quốc Tả Diệp từng chia sẻ một câu chuyện như này.
Lâm Đào, một nhân viên bán hàng, đã từng giúp công ty mở kênh phân phối ở tất cả các thành phố lớn và vừa trên cả nước bằng nỗ lực của chính mình.
Kể từ đó, công ty luôn coi anh như báu vật, vài năm trước, anh luôn là người được giao những trọng trách quan trọng, và được cử phát triển thị trường nước ngoài.
Các đồng nghiệp nghĩ rằng việc Lâm Đào được thăng chức lên tổng giám đốc bộ phận bán hàng là điều chắc chắn. Nhưng không ngờ, người được thăng chức lại là cấp dưới của anh.
Lý do rất đơn giản, thành tích của cấp dưới vượt xa anh.
Thì ra, việc thiết lập mạng lưới bán hàng ở nước ngoài phức tạp hơn nhiều so với ở trong nước, khi đó công ty yêu cầu Lâm Đào phát triển mô hình thương mại điện tử.
Nhưng Lâm Đào, người giỏi mảng bán hàng ngoại tuyến, không quá coi trọng thương mại điện tử, nhưng lại không tiện thoái thác nên đã giao lại công việc này cho cấp dưới của mình.
Một năm sau, cấp dưới này đã tạo ra một bước đột phá lớn.
Trong khi đó, mảng bán hàng truyền thống mà Lâm Đào giỏi không những không tìm được lối thoát ra nước ngoài mà còn gây ra tổn thất lớn cho công ty.
Đó là lý do lãnh đạo thăng chức cho cấp dưới thay vì tiếp tục trọng dụng Lâm Đào.
Trải nghiệm của Lâm Đào khiến tôi nhớ đến một hiện tượng được đề cập trong cuốn sách của nhà văn Mỹ Herminia – bẫy khả năng.
Nó nói, khi chúng ta đạt được lợi ích từ việc làm điều gì đó mà chúng ta giỏi, chúng ta sẽ lặp đi lặp lại điều đó nhiều lần.
Dấu hiệu quan trọng nhất của một người đang xuống dốc là cứ để anh ta làm những gì anh ta giỏi.
Chuyên gia về quản lý, Peter Drucker đã nói: “Khi xảy ra tình trạng hỗn loạn, mối nguy hiểm lớn nhất không phải là bản thân tình trạng hỗn loạn, mà là việc con người luôn hành động theo logic của quá khứ.”
Thời gian luôn tiến về phía trước, đừng mong tìm thấy những lục địa mới nếu chỉ biết đi dọc theo bản đồ cũ.
03
Hẳn ai cũng đã từng nghe câu chuyện “thuyền cỏ mượn tên” trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Chu Du muốn Gia Cát Lượng trong vòng 10 ngày làm ra 100.000 mũi tên, rõ ràng là cố ý gây khó dễ cho ông.
Không ngờ Gia Cát Lượng nói trong 3 ngày có thể làm được, còn hạ lệnh xuất quân, sau đó Gia Cát Lượng dùng thuyền cỏ để “mượn” hơn 100.000 mũi tên của Tào Tháo.
Lỗ Túc khi đó rất kinh ngạc: “Làm sao ngài biết hôm nay có sương mù?”
Khổng Minh nói: “Làm tướng mà không thông thiên văn, tường địa lý, kì môn, âm dương, không xem trận đồ, không hiểu binh thế, thì là tầm thường”.
Trong tay càng nhiều “bàn chải” thì càng có nhiều ý tưởng để giải quyết vấn đề và cơ hội chiến thắng càng cao.
Vậy làm thế nào để bạn có được nhiều “bàn chải” trong tay?
Zhao Xiaoli, một nhà lập kế hoạch nghề nghiệp cấp cao người Trung Quốc, đã đưa ra ba gợi ý cụ thể như này:
- Hàng năm đầu tư một khoản tiền cho bản thân để “học nâng cao”
Cái gọi là “học tập nâng cao” đề cập đến việc học tập ở cấp độ cao hơn trong khía cạnh chuyên môn.
Loại hình “học tập nâng cao” này không chỉ có thể mở ra một góc nhìn mới về nhận thức ban đầu mà còn tạo cơ hội gặp gỡ những đồng nghiệp ưu tú hơn, mang lại nhiều cơ hội và sự cải thiện hơn cho bản thân.
- Hàng năm, dành một khoảng thời gian cho việc “học tập theo chủ đề”
Cái gọi là “học tập theo chủ đề” đề cập đến những vấn đề mà bạn cho rằng hiện đang cản trở bạn, vấn đề nào phải được giải quyết, sau đó tham gia bồi dưỡng và học tập có mục tiêu xung quanh vấn đề này.
Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy kỹ năng giao tiếp của mình còn yếu, bạn có thể tham gia một khóa đào tạo đặc biệt để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.
- Hàng năm, tự kiểm điểm bản thân một cách có hệ thống và không ngừng sửa đổi bản thân
Vào mỗi cuối năm, bạn có thể tự hỏi:
Bạn đã làm được gì trong năm nay? Những thành công là gì, những thất bại là gì? Kinh nghiệm thành công là gì? Lý do cho sự thất bại là gì? Bạn sẽ tập trung vào điều gì trong năm tới?
Nếu bạn không thể tiến hành phân tích một cách có hệ thống, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn hơn.
Bằng cách này, nếu con thuyền dưới chân bạn chìm xuống, bạn vẫn có khả năng và can đảm để bước ra và bắt đầu một thế cục khác.
Lời kết,
Có một câu nói rất hay thế này:
“Tôi luôn nhắc nhở mình phải sửa mái nhà vào ngày nắng, tuyệt đối không được đợi tới khi trời mưa, lúc mưa to gió lớn, có nơi để trú rồi tính tiếp, quả thực rất quan trọng.”
Trong thời đại này, nếu bạn chạy ở phía trước, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ đều hưng thịnh.
Nếu bạn đi sau thời đại, mọi bước đi đều sẽ gặp khó khăn.
Đừng dừng việc mở rộng bán kính, vẽ nên vòng tròn cuộc đời lớn hơn cho mình lại!
Diệu Đan–Theo thethaovanhoa