Điều tôi nhận ra sau 7 năm làm việc với người giàu là dẫu khác với đám đông song họ lại có chung một tư duy khi tiếp cận với công việc và cuộc sống. Đây chính là cách giúp họ đạt được những thứ bạn mong muốn có được.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của Alex Banaya – tác giả của cuốn sách “The Third Door: The Wild Quest to Uncover How the World’s Most Successful People Launched Their Career”. Cuốn sách này đã thuật lại hành trình 7 năm ông kề cận bên những người giàu có nhất thế giới với mục đích khám phá xem họ đã bắt đầu sự nghiệp như thế nào.
Tôi đã dành hàng nghìn giờ để nghiên cứu, nghiền ngẫm hàng trăm cuốn sách về tiểu sử và ngồi nói chuyện, làm việc với những người giàu có nhất nhì thế giới. Về kinh doanh tôi đã phỏng vấn Bill Gates. Về âm nhạc, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Lady Gaga. Trong lĩnh vực khoa học máy tính, chắc chắn tôi không bỏ qua Steve Wozniak. Ngoài ra tôi đã phỏng vấn một số nhân vật như Larry King, Jane Goodall, Pitbull, Jessica Alba, Quincy Jones…
Mục tiêu của tôi không chỉ là tìm ra 1 chìa khóa của sự thành công. Điều tôi tìm ra là, các nhân vật được phỏng vấn hoàn toàn khác biệt với đám đông, nhưng họ lại có chung một cách tư duy khi tiếp cận khi tiếp cận với công việc, cuộc sống.
Chúng tôi đều coi cuộc sống, công việc kinh doanh và thành công… giống như hộp đêm. Luôn có 3 cửa để vào song tất cả trong số họ đều chọn cùng một lối khác với phần đông còn lại.
“Cánh cửa đầu tiên” là cửa chính. 99% mọi người đều xếp hàng để được đi vào từ lối này. “Cánh cửa” thứ 2 là lối VIP, dành riêng cho những tỷ phú, những người nổi tiếng.
Nhưng không ai nói cho bạn biết luôn có “Cánh cửa thứ 3”. Để bước qua cánh cửa này bạn có thể bỏ hàng, tìm cách vượt hàng rào, nhảy xuống hố, đập cửa hàng trăm lần, phá vỡ cửa sổ hay trốn qua nhà bếp… Nhưng bạn sẽ tìm được cách để bước vào.
Song đó lại là cách mà Bill Gates đã bán phần mềm máy tính đầu tiên hay Steven Spielberg trở thành đạo diễn trẻ nhất lịch sử Hollywood. Vậy những người thành công nhất thế giới thực sự đã làm thế nào để vượt qua “cánh cửa số 3”.
1. Vượt qua vùng an toàn của bản thân
Khi Bill Gates 19 tuổi, MITS phát hành bộ máy tính mini đầu tiên trên thế giới. Gates và người bạn thân, Paul Allen đã viết một lá thứ cho người sáng lập này nhằm đề nghị bán phần mềm để chạy trên chiếc máy tính đó. Khi không nhận được phản hồi, họ đã tranh cãi về cách theo được thương vụ này.
Bill giao việc gọi điện cho Paull. “Không, anh đi mà làm. Anh sẽ làm những việc như vậy tốt hơn”, Paul phản ứng. Nhưng Bill kiên quyết: “Tôi sẽ không làm, mà là anh”.
Có thể thấy ngay cả những người được mệnh danh giàu nhất thế giới cũng có những nỗi sợ riêng. Cuối cùng họ đã đi đến thoả thuận, Gates sẽ gọi nhưng người nói là Paul.
Nhà sáng lập MITS nhận cuộc gọi và đề nghị một cuộc gặp tại trụ sở làm việc ở New Mexico để xem xét phần mềm. Bill và Paul đã rất vui mừng, nhưng vấn đề là: Họ chưa có phần mềm nào trong tay cả.
Sau 8 tuần làm việc cật lực, Bill và Paul đã hoàn thành phần mềm và thật may mắn, nó đã hoạt động khi Paul mang tới trình diện tại trụ sở của MITS. Bill Gates và Paul Allen đã bán phần mềm đầu tiên như vậy. Theo Forbes, hiện nay Bill Gates đang sở hữu tài sản lên đến 104,1 tỷ USD.
Bài học cần được nhắc đến ở đây là dẫu tài năng lập trình Gates đáng chú ý nhưng điều này sẽ chẳng ai biết đến nếu ông không vượt qua vùng an toàn của mình, nhấc máy lên và gọi cho MITS. Đó là kĩ năng, khả năng biến khó khăn, trở ngại trở thành cơ hội thành công.
Chìa khóa tương lai nằm trong tay bạn, nhưng bạn có đủ dũng cảm để nắm lấy cơ hội? Hãy tự hỏi, điều bạn sợ hãi nhất lúc này nhưng lại có thể thay đổi sự nghiệp của bạn là gì? Bạn có thể lên kế hoạch để vượt qua nỗi sợ hãi, tìm ra con đường của riêng mình và đạt được những kết quả ít người có được.
2. Thay đổi cách tiếp cận
Trước khi sở hữu được khối tài sản lên đến 105,7 tỷ USD, Warren Buffett cũng phải tự mình vượt qua gian khó. Khi vừa học xong đại học, Warren Buffett đã trở thành một nhà môi giới chứng khoán. Tại thời điểm đó mỗi khi cố gắng gặp gỡ một doanh nhân ở Omaha song ông đều bị từ chối. Bởi không ai muốn gặp một chàng trai trẻ không có uy tín đang cố gắng bán cổ phiếu của mình.
Vì thế, Warren Buffett đã thay đổi cách tiếp cận. Ông bắt đầu gọi điện cho những doanh nhân và khiến họ cảm thấy tin tưởng rằng, ông có thể giúp họ tiết kiệm được tiền thuế. Thật ngạc nhiên, tất cả đều chấp nhận gặp gỡ Buffett.
Bài học ở đây là, người khác sẽ không đồng ý gặp gỡ bạn vì những gì bạn muốn, nhưng không có nghĩa là không có cách. Khi bị từ chối liên tục, hãy suy nghĩ và tìm ra lí do họ không muốn gặp gỡ bạn và bắt đầu giải quyết vấn đề từ đó. Hãy tìm một cách tiếp cận khác, tìm ra điều họ muốn và thuyết phục họ.
3. Trở thành quản lý của chính mình
Khi Lady Gaga tới New York tìm kiếm cơ hội cho chính mình, không nơi nào thuê một ca sĩ vô danh như cô biểu diễn. Lady Gaga đã dành toàn bộ số tiền cô tiết kiệm được từ công việc bồi bàn để in những tấm áp phích lớn của chính mình. Cô dán những tấm áp phích ấn tượng của chính mình trước những quán bar, câu lạc bộ mà cô muốn biểu diễn. Và chính những quán bar đó đã gọi điện để đặt lịch biểu diễn với cô.
Khi muốn thương lượng về thời gian biểu diễn, Lady Gaga đã tự gọi cho các quán bar, thay đổi giọng nói: “Tôi là quản lý của Lady Gaga. Cô ấy chỉ biểu diễn vào lúc 10 giờ”. Và chiến thuật đó đã hiệu quả.
Bài học là đừng bao giờ chờ đợi với hy vọng những người khác sẽ nhận ra tài năng của bạn. Hãy là người quản lý sự nghiệp của chính mình. Ngừng chờ đợi ai đó lựa chọn bạn, hãy chủ động lựa chọn tương lai của mình.
Theo BI-Đinh Anh–Nhịp sống thị trường