Mặc dù số phận của một người đã được định trước, nhưng trong đời người này luôn hành thiện tích đức, khi đạt đến một mức độ nhất định thì có thể thay đổi được vận mệnh…
1. Để mọi thứ thuận theo tự nhiên
Vì vậy, chúng ta thường nói rằng mọi thứ cứ để nó thuận theo tự nhiên, nếu một người cố gắng quá mức sẽ phạm vào phúc phận của chính mình, từ đó mà kết quả đạt được sẽ ngược lại. Có một ví dụ về vị quan hạng thất phẩm bị giáng xuống làm quan bát phẩm. Trong mệnh của người này đã định ra từ trước là sẽ làm quan tới hạng thất phẩm, tuy nhiên vì anh ta không biết nên đã nỗ lực tranh đoạt để leo lên, do đó trong tư tưởng xuất hiện nhiều mưu ma chước quỷ, thậm chí làm hại người khác, giỏi nịnh bợ, xa lánh đồng hương, kết quả là âm đức bị tổn hại, cho nên trong mệnh anh đáng lẽ làm quan thất phẩm nhưng bị đẩy xuống thứ hạng bát phẩm. Đương nhiên anh ta không biết điều này, cho nên vẫn tự cho mình thông minh may mắn, mưu kế hơn người mới có thể từ thứ hạng cửu phẩm thăng lên thành bát phẩm.
Người Trung Quốc thường nói “mặc cho số phận”. Rất nhiều người cho rằng câu nói này cho thấy một cách nhìn tiêu cực và bất lực về cuộc sống. Trên thực tế, đây là cách tiếp cận gần với đạo của tự nhiên nhất. Chắc chắn đây cũng là con đường nhân sinh ngắn nhất, tránh đi đường vòng, trực tiếp đạt được những mục tiêu mà bản thân xứng đáng được hưởng.
Mặc dù số mệnh đã được định trước, nhưng nếu một người làm điều gì tổn hại đến đạo đức thì sẽ tiêu hao phúc phận của chính mình và cũng có thể thay đổi vận mệnh đời người do phúc lộc bị cắt giảm, thậm chí còn bị tước đoạt mất.
Trong ‘Bắc đông viên bút lục’ có ghi chép như sau: Vào thời nhà Thanh, anh chàng họ La người ở Nam Xương, tinh thông toán mệnh. Vào năm Càn Long trị vì, anh toán mệnh cho nhiều người và đều ứng nghiệm một cách thần kỳ. Bản thân anh cũng tính toán được, trong mệnh của mình không có phúc lộc lớn, nhưng vào năm Canh Tý sẽ được ghi danh trên bảng vàng. Anh cũng toán mệnh cho bạn học họ Vương, nói rằng người này thi cử cả đời cũng không có đỗ đạt gì. Vào mùa đông năm Kỷ Hợi, hai người họ cùng thuê trọ bên cạnh nhà của một quả phụ trẻ, quyến rũ và không thể giữ mình. Lúc đầu, cô khiêu khích người bạn cùng học họ Vương nhưng bị anh chàng họ Vương cực lực cự tuyệt. Sau đó cô lại chuyển sang trêu chọc anh chàng họ La, chàng họ La cho rằng mình đào hoa nên đã thường xuyên tới lui chỗ của thiếu phụ này.
Vào mùa thu năm Canh Tý triều đình mở khoa thi, kết quả là anh chàng họ Vương đã thi đỗ còn anh chàng họ La đã thi trượt. Anh chàng họ La cho rằng khả năng toán mệnh của mình không còn linh nữa, chẳng biết rằng trong vô minh vận mệnh đã được dịch chuyển. Chàng họ Vương cực lực cự tuyệt sắc dục mà đắc phúc báo còn anh chàng họ La vì tham luyến nữ sắc mà thất đức mất phúc.
2. Vận mệnh mặc dù được định trước nhưng nếu một người chăm chỉ hành thiện tích đức thì cũng có thể thay đổi
Mặc dù số phận của một người đã được định trước, nhưng trong đời người này luôn hành thiện tích đức, khi đạt đến một mức độ nhất định thì có thể thay đổi được vận mệnh.
Trong ‘Bắc đông viên bút lục’ có ghi chép một câu chuyện: “Vào thời nhà Thanh, có một người tên là Cống Sinh ở Hàng Châu, ngày thường anh ta là một người uống rượu rất giỏi, sau khi say thường chửi bới mọi người và đã tạo thành thói quen. Một năm, vào ngày Tết Nguyên Đán, Cống Sinh ra ngoài và gặp một bà lão ăn mày xin tiền, tính trạng của bà lão rất khốn khổ, người khác nhìn thấy đều hững hờ bỏ đi không quan tâm, duy chỉ có Cống Sinh khởi phát thiện tâm, cho bà một đồng tiền rồi rời đi.
Sau này, lúc Cống Sinh bị bệnh hiểm nghèo, trong lúc mê man, linh hồn tiến vào Minh phủ, nhìn thấy Diêm Vương. Diêm Vương liền hạ lệnh tra xét sổ thiện ác và phát hiện việc hành ác của anh rất nhiều mà việc thiện chỉ có một. Sau đó đặt lên bàn cân để xem mức nặng nhẹ thuộc về bên nào thì thấy ngang bằng nhau. Diêm Vương liền lệnh cho phán quan tra xét việc thiện đã làm là việc gì? Nguyên lại đó chính việc anh cho bà lão ăn mày một đồng tiền, người này chính là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi mà mọi người đều không để ý thì chỉ có Cống Sinh khởi phát thiện tâm cho bà lão ăn mày một đồng tiền. Vì vậy, Diêm Vương đã để cho Cống Sinh quay về dương gian. Từ đó về sau, Cống Sinh đã bỏ rượu và chăm làm việc thiện, nhiều năm sau mới qua đời.
Trong ‘Tống sử’ và ‘Viên Thiệu truyện’ cũng nói về việc cải biến vận mệnh như sau: “Cha của Viên Thiệu là một viên quan nhỏ, hai vợ chồng đã 50 tuổi mà chưa có con. Người vợ đưa tiền để chồng đến Lâm An nạp vợ lẽ. Lúc cha của Viên Thiệu đưa tiểu thiếp về nhà và phát hiện nét u buồn trên gương mặt người phụ nữ này, hơn nữa còn lấy dây thừng tết tóc, bên ngoài còn dùng dây thừng màu để che lấp, liền hỏi thăm nàng chuyện gì đã xảy ra. Người vợ lẽ khóc nói: “Ta là con gái của quan Triệu tri phủ đã qua đời. Gia đình ở Tứ Xuyên. Sau khi cha mất, gia đình trở nên rất nghèo khó. Vì muốn đưa cha về nhà an táng, người nhà liền bán ta đi làm thiếp”.
Cha của Viên Thiệu liền lập tức đưa người tiểu thiếp này trở lại quê nhà. Mẹ của cô gái vừa khóc vừa nói: “Của hồi môn cho con gái còn không trả đủ để trả phí đi đường, hơn nữa đã dùng hết, lấy gì để trả lại cho ngài?” Cha của Viên Thiệu nói: “Vị quan nhỏ như tôi thật không dám làm bẩn tiểu thư, tất cả sính lễ đều tặng cho nàng đó”. Không chỉ vậy, cha của Viên Thiệu còn lấy hết tiền bạc trong người để giúp đỡ gia đình.
Sau đó, cha của Viên Thiệu trở về nhà một mình. Vợ của ông đã hỏi han tình hình, ông đã kể lại từng sự việc một xảy ra trong một năm qua, hơn nữa còn nói: “Ta nghĩ kỹ rồi, mệnh của ta không có con, cùng nàng kết hôn đã lâu như vậy, nếu mệnh có con thì nàng nhất định đã sinh rồi, sao phải nhờ đến người phụ nữ khác?” Người vợ vui mừng nói: “Chàng có thiện tâm như vậy, nhất định sẽ có con trai”. Quả nhiên, không lâu sau người vợ liền mang thai và sinh ra Viên Thiệu, hơn nữa trong chốn quan trường, ông còn được tham gia việc chính sự.
3. Làm thế nào để thoát khỏi sự trói buộc của vận mệnh?
Trong sách ‘Lý Hư Trung mệnh thư’ có chỉ ra rằng: “Người thoát ra khỏi ngũ hành, vượt ra ngoài sinh tử”. Căn cứ lý luận của mệnh lý học, sinh tử của một người bị chi phối và quyết định bởi bố cục của Âm Dương ngũ hành trong Bát tự. Vì vậy, một người nếu thoát ra khỏi ngũ hành, không còn chịu sự trói buộc của Âm Dương thì mới thoát khỏi gông cùm của vận mệnh. Vậy làm sao để thoát khỏi sự chi phối của âm dương, ngũ hành?
Kỳ thực, chỉ có một cách để thay đổi vận mệnh và thoát khỏi gông cùm của số phận, đó chính là tu luyện, tu luyện Đại Pháp một cách chân chính. Trong quá trình tu luyện, các tế bào cơ thể con người được thay thế bằng vật chất cao năng lượng ở không gian khác. Bằng cách này, thân thể con người không còn chịu sự ức chế của thời gian và không gian mà chúng ta đang sinh tồn. Như vậy, chúng ta sẽ thoát khỏi sự trói buộc của Ngũ hành, tức là chúng ta có thể thoát khỏi gông cùm của vận mệnh. Tất cả những điều này đều được viết rất chi tiết trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân của ông Lý Hồng Chí.
Lời kết:
Trở về với văn hóa truyền thống, bước trên con đường truyền thống mới có thể giúp con người vượt qua đại nạn sinh tử. Trong vài thập niên qua, chính quyền Đảng cộng sản Trung Quốc không ngừng nguyền rủa tổ tiên và văn hóa truyền thống một cách độc ác. Nó khiến con người hiện đại hôm nay hoàn toàn không biết gì và trở nên thù địch với truyền thống. Con đường hy vọng duy nhất đã bị chặt đứt. Trở về với văn hóa truyền thống chính là đang khôi phục lại con đường duy nhất này.
Theo Vision Times-San San biên dịch