Các nhà nghiên cứu từ Đại học Kansas đã chỉ ra rằng, để nhìn thấu một người chỉ cần quan sát đôi giày anh ta đang đi là có thể xác định được 90% tính cách của anh ấy. Liệu điều này có thực sự đúng?
Khi gặp một người lạ, chúng ta chủ yếu đánh giá tính cách của người đó dựa trên trang phục và ngoại hình. Nếu đối phương là một người ăn mặc đẹp và thời trang, chúng ta sẽ đánh giá cao anh ta, vì mọi người đa số đều cho rằng nếu anh ta biết cách ăn mặc sành điệu thì đồng nghĩa là cuộc sống của anh ấy cũng sẽ tốt không kém. Nếu một người luộm thuộm, trang phục xuề xòa, đi đứng lôi thôi lếch thếch, thì mọi người cũng sẽ tự nhiên nghĩ rằng anh ta là người không có nguyên tắc và có một cuộc sống vô cùng tệ hại.
Bề ngoài của một người có rất nhiều chi tiết để xem xét, ngoài quần áo và ngoại hình đã nói ở trên, thì đôi giày mà họ mang cũng có thể phản ánh tính cách của họ.
Trên thực tế, lượng thông tin về tính cách mà đôi giày truyền tải có thể không nhiều bằng cách ăn mặc và thần thái của một người, nhưng nhìn từ khía cạnh khách quan, mặc dù thông tin của nó rất ít nhưng lại vô cùng hữu dụng.
Đôi giày của một người có thể gửi cho bạn một thông điệp mang tính tượng trưng, ví như chúng có sạch hay không, đại trà hay hàng giới hạn…, tất cả đều có thể gợi ý cho bạn về cách người đó cư xử trong cuộc sống.
Những người đàn ông có đôi giày sạch thường rất để tâm đến tiểu tiết. Số phận của con người phụ thuộc vào những chi tiết nhỏ, và đôi giày chính là món đồ thường bị mọi người bỏ qua hoặc không quá chú tâm khi ăn mặc.
Tờ Medical Daily chỉ ra rằng đôi giày có thể tiết lộ nhiều đặc điểm, chẳng hạn như tuổi tác, thu nhập, lập trường chính trị, bao gồm cả sự ổn định về cảm xúc của chủ nhân.
Những người có tính cách dễ gần thường thích đi những đôi giày có tính thực dụng cao. Tính thực dụng cao có nghĩa là chúng có nhiều chức năng và dễ thích ứng với nhiều nơi khác nhau, trong khi những đôi boots ngắn thường chỉ được mang bởi những người có cá tính mạnh. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng những người thường xuyên đi những đôi giày rẻ tiền rách rưới thường là những người theo chủ nghĩa tự do.
Không thể phủ nhận nhiều người bị ảnh hưởng bởi tâm lý “trông mặt mà bắt hình dong”, bạn đi đến đâu cũng sẽ bị người khác đánh giá nội tâm của bạn dựa trên những đặc điểm bên ngoài. Như nhà tâm lý học Freud từng nói: “Đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài chính là điểm yếu của bản chất con người. Đó là bản năng của con người, chúng ta không thể vượt qua và cũng không thể ngăn cản sự lựa chọn của bộ não”.
Bộ não là cơ quan thông minh nhất trong cơ thể con người, nó gánh vác nhiệm vụ quan trọng là suy nghĩ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bộ não sẽ chọn cách tư duy thuận tiện nhất, “trông mặt mà bắt hình dong” chính là một ví dụ điển hình, loại phương pháp tư duy này là dựa theo trực giác và kinh nghiệm trong quá khứ, và hầu như đều chưa được phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Do đó nó vẫn là những khiếm khuyết về mặt tiến hóa.
Người luôn giữ giày dép sạch sẽ, gọn gàng không chỉ tôn trọng bản thân mà còn tôn trọng người khác, khi tiếp xúc với những người như vậy, bạn sẽ vô thức bị thu hút bởi sự lịch thiệp và lễ độ của anh ta. Không những vậy, những người này còn bao dung, rộng lượng, được lòng người, có bạn bè ở khắp nơi, chỉ cần bạn bè cần giúp đỡ thì họ sẽ đứng ra làm ngay, có thể nói họ là những người đáng tin cậy.
Những người đàn ông thích mang loại các loại giày đa dạng mẫu mã thường có một cuộc sống rất tinh tế. Nếu một người đàn ông đặc biệt thích mang các kiểu giày khác nhau, thì anh ta chính là người có ý thức mạnh về lễ nghi. Loại người này rất nhiệt huyết với cuộc sống, mỗi ngày đều rất tích cực, vì thế tính cách của họ cũng giống như một ánh mặt trời nhỏ trong mắt của mọi người.
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, tính cách là tổng hợp những đặc điểm tâm lý của cá nhân, có thể xâu chuỗi cuộc đời của một cá nhân và quyết định những hoạt động, hành vi tâm lý của người đó.
Rốt cục, một đôi giày quan trọng đến như thế nào? Một đôi giày dơ bẩn không chỉ đơn giản là khiến bạn trông không sạch sẽ mà còn có thể khiến người đối diện cảm thấy khó chịu.
Trước đây, một lập trình viên ở Hàng Châu đã bị bạn gái từ chối vì đôi giày của anh ta không đủ tươm tất. Trong suốt thời gian hẹn hò, anh ta luôn rất hài lòng với cô gái này, cho rằng cả hai rất môn đăng hộ đối. Nhưng sau một bữa ăn thì cô ấy đã gửi cho anh ta một tin nhắn “chấm dứt cuộc tình”. Cô gái ấy cho biết lý do đó là vì 27 tuổi rồi mà anh ta vẫn còn mang giày thể dục đi hẹn hò, khiến cô khó mà chấp nhận được, cô thích những chàng trai có cách sống tinh tế nhiều hơn.
Sau khi sự việc này bị phát tán trên mạng, nhiều người bình luận rằng cô gái ấy quá đạo đức giả, nhưng cũng có người ủng hộ cô. Đa số cho rằng hẹn hò là chuyện quan trọng, nếu chỉ mang giày thể dục thì quá là tùy tiện rồi, không có tính trang trọng, đồng thời làm vậy là không coi trọng đối phương.
Maslow đã từng chia nhu cầu của con người thành 5 cấp độ, bao gồm nhu cầu sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và thể hiện bản thân. Khi nhu cầu dưới được đáp ứng đầy đủ theo mong muốn, con người sẽ dần chuyển sang nhu cầu mới cao hơn.
Vai trò của đôi giày cũng vậy, đầu tiên là đảm bảo sự thoải mái khi trời lạnh, sau đó mới quan tâm đến kiểu dáng và độ vừa vặn, cũng như chất lượng và thương hiệu. Vì thế khi đánh giá một đôi giày chúng ta cũng có thể phần nào đó đoán biết được mức sống, trình độ nhận thức và tính cách của một người.
Trần Anh-Theo PNVN