Muốn có tài chính vững vàng, bạn cần phải bắt đầu từ việc phát triển tư duy tiền bạc đúng đắn.
Cao Dewang là ai? Ông là người đứng đầu nhà cung cấp kính ô tô lớn nhất thế giới, và là người Trung Quốc đầu tiên giành được Giải thưởng Ernst & Young.
Cao Dewang xuất thân từ một gia đình nghèo và bỏ học từ rất sớm. Trong hành trình xây dựng sự nghiệp, dù không có nhiều thứ trong tay, nhưng cuối cùng ông đã chiến thắng trong trận chiến xoay chuyển của số phận.
Khi còn nhỏ, có biệt danh là nhóc con Ấn Độ bởi ông có nước da ngăm đen, thấp bé, và không đi học cho đến năm 9 tuổi. Đến năm 14 tuổi, ông đã bỏ học và bắt đầu những bước đầu tiên trong việc định hướng sự nghiệp. Khi trồng nấm trắng với dân làng, ai cũng than thở “Giá nấm thấp làm khổ nông dân”, nhưng Cao Dewang phát hiện ra rằng giá thu mua từ tỉnh ngoài cao gấp đôi so với giá thu mua ở quê nhà ở Phúc Kiến.
Vì vậy, ông chỉ đơn giản là ngừng trồng và sử dụng tất cả tiền tiết kiệm của mình để mua nấm địa phương với giá rẻ, và đến Giang Tây để bán lại. Một chuyến đi buôn thì thu nhập được khoảng 2000 – 3000 tệ, trong khi vào những năm 1970, khi hầu hết công nhân chỉ được trả 40 – 50 tệ mỗi tháng. Cao Dewang, người xuất thân trong gia đình làm nông vất vả và không được học hành đã kiếm được hũ vàng đầu tiên trong đời bằng nghề bán nấm.
Cuộc đời ông rẽ sang trang mới khi Cao Dewang gặp gỡ và nhận được sự giúp đỡ của một ông chủ công trường sau một vụ hoả hoạn. Cả hai trở thành bạn tốt của nhau và ông được mời đến công trường làm việc, trở thành nhân viên bán hàng. Ròng rã 3 năm, ông đã thành công tích lũy được 60.000 tệ.
Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc và tích lũy kinh nghiệm, ông quyết định trở về quê hương và thành lập một doanh nghiệp sản xuất kính ở thị trấn. Vào thời điểm đó, ông không biết rằng đây chính là cả tương lai của mình. Ông bắt đầu với những sản phẩm từ thuỷ tinh và sau đó lao vào lĩnh vực kính ô tô nhờ một lần vô tình lao đầu vào cửa xe của một tài xế.
Những ngày đầu kinh doanh, ông bận rộn đến mức không có thời gian để ốm. Đây được coi là thành công lớn nhất của Cao Dewang với khoản lãi 1,01 triệu NDT và sau 3 – 4 năm, lợi nhuận lên tới 5 triệu tệ. Nhưng khi công ty bắt đầu có lãi thì lại có người tố ông vì tội tham ô. Ông vướng vào 1 vụ kiện kéo dài ba năm, và cuối cùng, cán cân nghiêng về phía Cao Dewang, ông và Fuyao Glass đã thắng.
Tại cảnh quay của “Let’s Talk”, có người hỏi Cao Dewang: “Tại sao ông không mở rộng bản đồ sự nghiệp của mình sang các lĩnh vực khác?” Cao Dewang cười nói: “Người dân cả nước đều biết tôi là người ngốc nhất. Tôi làm việc mấy chục năm rồi mà chỉ làm một mảnh thủy tinh.”
Trên thực tế, ông đã từng tham gia vào lĩnh vực trang trí, bất động sản, trạm xăng, công nghệ cao nhưng chỉ nếm trải qua, ông không ngừng tự nhủ rằng “Sức người có hạn và phải có vị trí của riêng mình”. Không phải ông không muốn đa dạng hoá, mà thay vì mở rộng, ông khẳng định chắc chắn và tập trung vào việc làm. Ông cũng thừa nhận rằng dù khó khăn đến đâu cũng phải điều hành tốt nhà máy kính.
Sau khi Fuyao Glass trở nên có tên tuổi, không chỉ kiếm tiền bằng mọi cách, ông còn hoạt động từ thiện mỗi khi có thể. Từ việc tặng bàn ghế cho các trường tiểu học của thị trấn, tài trợ cho người dân trong làng tổ chức các trò chơi thể thao, sau đó thành lập Quỹ từ thiện Heren trị giá 3,5 tỷ, trở thành “tổ chức từ thiện đầu tiên ở Trung Quốc”. Mỗi bước đi của Cao Dewang đều phản ánh hình mẫu của một doanh nhân thành đạt.
Sau này, khi chia sẻ lại câu chuyện khởi nghiệp của mình thông qua một cuốn tự truyện, Cao Dewang đã cho rằng: “Nếu không có tư duy làm giàu thì dù có chăm chỉ đến đâu cũng sẽ nghèo”. Cao Dewang có một con đường trong trái tim mình, một đầu dẫn đến tuổi thơ nghèo khó, đầu kia hướng tới một tương lai rộng lớn, và con đường ở giữa chính là điều ông ấy tìm kiếm.
Nguồn: Sina-Theo Trí Thức Trẻ