Các nhà nghiên cứu cho rằng, để thay đổi số phận của một người, điều cốt yếu là phải có mục tiêu dài hạn, và cả một nội lực mạnh mẽ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, để thay đổi số phận của một người, điều cốt yếu là phải có mục tiêu dài hạn, và cả một nội lực mạnh mẽ.
Mỗi người đều có ước mơ, thay đổi vận mệnh của chính mình, thay đổi vận mệnh của gia đình, thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại, có một cuộc sống sung túc hơn.
Tuy nhiên, những người có thể thay đổi số phận của họ chỉ chiếm thiểu số. Bởi lẽ có nhiều người đã đi sai đường, và khi càng ngày càng đi sâu vào con đường sai lầm, sau cùng sẽ “ngã về không”.
Đại học Harvard có một thí nghiệm kéo dài 25 năm với chủ đề “Đâu là những yếu tố thay đổi số phận?”.
Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu thực nghiệm đã lấy một nhóm thanh niên vừa tốt nghiệp đại học làm đối tượng nghiên cứu và theo chân họ trong suốt 25 năm để khám phá các yếu tố giúp “thay đổi vận mệnh”.
Sau đó, Đại học Harvard đã đưa ra một dữ liệu:
3% có mục tiêu dài hạn rõ ràng; 10% có mục tiêu ngắn hạn rõ ràng; 60% có mục tiêu nhưng mơ hồ; 27% không có mục tiêu.
Kết luận là: 3% những người có mục tiêu dài hạn sau cùng đều trở thành lãnh đạo trong mọi ngành nghề, một số người thậm chí còn giữ chức vụ cao. 10% những người có mục tiêu ngắn hạn về cơ bản trở thành những chuyên gia trong ngành. Và 87% còn lại chỉ có thể trở thành người lao động trong chuỗi dây chuyền việc làm.
Về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng, để thay đổi số phận của một người, điều cốt yếu là phải có mục tiêu dài hạn, và cả một nội lực mạnh mẽ.
Những người có tầm nhìn dài hạn và nội lực mạnh mẽ về cơ bản có thể đi tới mọi nơi. Trong khi những người không có mục tiêu, yếu đuối, dễ từ bỏ, dễ bị tổn thương, về cơ bản sẽ rất dễ đánh mất tương lai của mình.
Hãy nghĩ về câu hỏi này:
Tại sao chỉ có 13% là có mục tiêu trong khi 87% còn lại không có? Ba lý do.
Thứ nhất, con người là động vật xã hội. Chừng nào con người ta còn sống thành từng nhóm thì chắc chắn sẽ nảy sinh tâm lý “nghe theo mù quáng”. Người khác làm gì, bạn làm theo, không có mục tiêu hay lý tưởng.
Thứ hai, không phải ai cũng có tầm nhìn chính xác và dài hạn. Thực ra tầm nhìn cần nhìn vào tài năng của con người, nhưng cũng cần nhìn vào sự tích lũy kiến thức, cũng như góc nhìn sâu sắc. Đây là điều không phải ai cũng có được.
Thứ ba, quy tắc 2/8. Bất kể ngành hay lĩnh vực nào, thiểu số đều tốt hơn đa số, và điều đó là tồn tại. Để thay đổi, bạn cần dựa vào vô số nguồn lực và điều kiện.
Có hai người trẻ cùng quê lên thành phố lớn làm việc chăm chỉ sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, một người khi lựa chọn công việc, anh ta luôn nghĩ rằng tốt nhất là không nên có rủi ro. Người còn lại, sau khi làm việc được hai năm lại chọn cách tách ra làm một mình, điều này ẩn chứa nhiều rủi ro.
Mười năm trôi qua, kết quả của hai người rất khác nhau.
Người thanh niên cho rằng không có rủi ro là tốt nhất, dần dần bị đào thải khỏi nơi làm việc, và không tránh khỏi lời nguyền “35 tuổi nơi công sở”. Chàng trai còn lại trong quá trình lập nghiệp lâu dài đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và tài nguyên, không chỉ thành lập doanh nghiệp, mà còn trở thành ông chủ.
Tại buổi họp lớp, hai người họ nói những câu như thế này.
Chàng thanh niên bị đào thải khỏi nơi làm việc nói: “Tôi luôn nghĩ rằng sẽ hết mình giúp đỡ ông chủ, yên ổn làm việc là được rồi, trước giờ không nghĩ quá nhiều. Kết quả là giá trị bị hao mòn và bị người ta bỏ rơi. “
Chàng trai trẻ đã trở thành ông chủ lại nói: “Ngay từ khi bắt đầu, tôi đã muốn làm việc cho bản thân, và luôn muốn lập nghiệp trong một lĩnh vực nào đó. Dù có những va vấp, nhưng sau cùng mọi thứ đã thành công”.
Khoảng cách giữa mọi người không phải là bạn có thể làm gì khi vừa mới tốt nghiệp đại học, mà là liệu bạn có mục tiêu dài hạn và có thể thực hiện ước mơ của mình vào một thời điểm nào đó trong tương lai hay không.
Đừng nghĩ “nói về ước mơ” là viển vông. Thời đại ngày nay, không thiếu những ngành tài năng, chỉ thiếu những người có khả năng tỏa sáng.
Đối với những người có thể “phát sáng” này, điều gì là quan trọng nhất?
Đó là hai điểm, điểm đầu tiên, hoạch định mục tiêu dài hạn. Điểm thứ hai là nội lực vượt trội hơn người bình thường.
Nếu hoạch định mục tiêu là một đề cương, thì sức mạnh bên trong khác với những người bình thường chính là nền tảng để hiện thực hóa đề cương này. Thiếu một trong hai, khó mà có thể thành công.
“Thành công” được đề cập ở đây không phải là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, sở hữu bao nhiêu ngôi nhà hay xe sang, mà là bạn có thể bứt phá được gông cùm và có một tương lai huy hoàng hơn hay không.
Tôi đã gặp một doanh nhân như vậy, 33 tuổi, chưa lập gia đình, vẫn ngày đêm làm việc chăm chỉ ở Quảng Châu, một thành phố lớn của Trung Quốc.
Có người mỉa mai: “Năm 33 tuổi tôi có hai đứa con rồi”.
Nói về vấn đề này, người doanh nhân đó không thèm để ý, theo anh, chỉ cần đạt được thành tựu gì đó trong lĩnh vực này thì cả đời anh sẽ không hối tiếc.
Hai năm đã trôi qua, và sau bảy năm làm việc chăm chỉ, cuối cùng anh cũng đã tạo được một thành tựu nhỏ trong ngành. Sau này, anh cưới được một người vợ cũng thành đạt không kém mình, đôi bên “hiệp lực”, cả sự nghiệp lẫn gia đình đều tiến xa.
Bạn biết đấy, gió tầng nào gặp mây tầng ấy, những người xuất sắc mới có thể gặp những người xuất sắc như mình.
Mỗi người đều có một múi giờ riêng, không cần quan tâm người khác đang làm gì, chỉ cần kiên định mục tiêu của bản thân và âm thầm tích lũy, rồi bạn sẽ có cơ hội nổi bật.
(Theo BI)-Theo Đậu Đậu–Phụ nữ Việt Nam