Vào khoảng 2.000 năm trước, ở phương Đông và phương Tây đã đồng thời xuất hiện các vị Đại Giác Giả (Thần). Phương Đông xuất hiện Phật Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử, còn phương Tây xuất hiện Chúa Jesus.
Phật Thích Ca Mâu Ni có thể nhìn thấy trong một hạt cát có ‘tam thiên đại thiên thế giới’, nghĩa là ông có thể thấy ba nghìn thế giới to lớn trong một hạt cát bé nhỏ; thấy những điều mà người thường không thấy. Ông là Thần. Lão Tử nói được rõ ràng những đạo lý mà thế nhân cảm thấy huyền hoặc, không thể diễn tả được, hay nói những lời người thường không thể nói. Ông cũng là Thần.
Thần có năng lực phi phàm, siêu việt khỏi nhận thức của con người về vũ trụ.
Vũ trụ là gì?
Hãy cùng xem các nhà tư tưởng vĩ đại đã giải thích như thế nào về vũ trụ.
Lão Tử trong Đạo Đức Kinh, nhắc đến: ‘Có một vật hình thành từ trong hỗn độn, nó đã tồn tại trước cả khi thiên địa hình thành. Nó không có tiếng, không có hình, tịch mịch hư không; nó độc lập và bất biến vĩnh hằng, chuyển động tuần hoàn khắp vũ trụ mà không ngừng nghỉ. Nó có thể được coi là căn bản của vạn vật trong thiên hạ. Ta cũng không biết tên của nó, tạm gọi là Đạo, có thể nói là ‘Đại’ – to lớn vô cùng!
Có người nói, câu đầu tiên của Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài khai ngộ dưới cội Bồ đề là: “Thật đáng kinh ngạc, tất cả chúng sinh đều có đầy đủ trí tuệ và đức hạnh của Như Lai, nhưng họ không thể chứng đắc quả vị vì những chấp trước mê lầm”. Thực ra, câu ấy là do người khác nói chứ không phải lời nguyên gốc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Rất nhiều người giải thích thế này hoặc giải thích thế khác, giảng hỗn loạn cả lên. Họ nói đó là lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng nhưng kỳ thực không phải như vậy.
Ngay từ 2.500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng: Bốn phương trên dưới được gọi là “vũ” – đây là nói về khoảng hư không (không gian). Từ xưa đến nay được gọi là “trụ”- là nói về khoảng thì giờ (thời gian). ‘Vũ trụ’ nghĩa là không gì không được bao quát ở trong đó. Phật Thích Ca Mâu Ni còn giảng: “Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới; trong tam thiên đại thiên thế giới có mười tỷ tháng năm”.
Các nhà thiên văn học hiện đại đã phát hiện trong hệ Ngân Hà vốn có gần một tỷ ngôi sao – hằng tinh phát sáng như mặt trời, nhưng dựa theo suy đoán, con số đó thậm chí phải lên tới 30 tỷ ngôi sao. Đồng thời, trong không gian của hệ mặt trời còn có vô số, vô cùng vô tận thiên hà và tinh vân không tài nào tính đếm được. Hơn nữa, mỗi một tinh cầu đều có ít nhất một hoặc hai vệ tinh giống như mặt trăng. Điều này tình cờ trùng hợp với số lượng hàng chục tỷ núi Tu-di (Sumeru) cùng hàng chục tỷ mặt trời và mặt trăng được đề cập đến trong Phật giáo.
Thế giới vi quan có gì?
Có một lần, khi Đức Phật đang ngồi ở bên bờ sông Hằng, đệ tử của Ngài mang đến cho Ngài một bát nước, và Ngài nói với đệ tử kia rằng: “Trong một bát nước, có tám vạn bốn ngàn con côn trùng”.
Mãi đến cuối thế kỷ 15, các nhà khoa học mới phát minh ra kính hiển vi; nhìn xuống nước, lúc này mới phát hiện ra rằng thực sự tồn tại lít nhít vô số vi khuẩn trong đó.
Vì sao sự phát triển của khoa học là có giới hạn?
Cho nên, mặc dù công nghệ hiện đại đang tiến bộ từng ngày và đã đạt đến trạng thái chói lọi khiến con người hoa mắt chóng mặt, nhưng sự thật của vũ trụ mà khoa học ngày nay khám phá ra vẫn còn rất hời hợt và nông cạn.
Hơn 2.600 năm trước, Đức Phật đã nói rằng: Loài người chẳng qua là vị khách qua đường đi lại trên trái đất này mà thôi. Giới hạn luân hồi sinh tử của con người là tam thiên đại thiên thế giới (đại khái tương đương với một hệ Ngân Hà), và đại thiên thế giới là vô kể vô số. Nhưng cho đến ngày nay, chưa nói tới đại thiên thế giới rộng lớn bằng với hệ Ngân hà, thậm chí cả hệ mặt trời trong dải Ngân hà này, khoa học kỹ thuật của chúng ta vẫn chưa thể tìm ra hay làm rõ được nó. Ngay cả chín đại hành tinh đã sớm được phát hiện, thì vẫn không một nhà khoa học nào có thể đem chân tướng sự thật nói rõ ràng.
Thông thường đều là cái có sau phủ định cái có trước, và cho đến ngày nay vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều xoay quanh những vấn đề này. Tại sao lại như vậy? Có hai nguyên nhân:
Thứ nhất, Trái Đất của chúng ta giống như một hạt bụi trong không gian vũ trụ. Loài người muốn từ địa cầu mà chứng thực được thế giới vô biên, trên thực tế, điều này là không thể nào!
Thứ hai, dù là nhà khoa học vĩ đại đến đâu, cũng chỉ là những ‘người phàm’. Họ là người bình thường, không có thần thông, huống chi là nói đến Phật nhãn thì càng không có được, căn bản không thể tận mắt nhìn thấy chân tướng của vũ trụ như một vị Phật. Họ chỉ có thể căn cứ vào số liệu cảm ứng để suy luận, hay dựa trên vật lý và thiết bị khoa học để làm phân tích, quy nạp và suy diễn. Điều này tất yếu là khó tránh khỏi hiểu biết giới hạn.
Ngược lại, những người tu luyện chân chính, không chỉ giới hạn trong giới tu hành tôn giáo mà còn bao gồm cả những pháp môn tu luyện tại xã hội người thường, trong khi không ngừng xả bỏ các tâm chấp trước vào danh, lợi, tình nơi thế tục, thăng hoa đạo đức và cảnh giới tinh thần, thì trí huệ của họ ngày một khai mở, có thể tiếp xúc đến được những điều người thường không thấy, hiểu được những chân lý mà người thường không hiểu. Cái trí tuệ này khác với “trí thông minh” hay cơ trí mà con người ta thường nói.
Tóm lại, làm thế nào bạn có thể nói ra được sự thật nếu như chưa đích thân trải qua cảnh giới đó? Đây thực sự là một bài toán cực kỳ nan giải cho các nhà khoa học, và cũng chính là chỗ chứng minh Phật Pháp phù hợp với khoa học và vượt ra ngoài khoa học.
Theo Sound of Hope-Mỹ An biên dịch