Làm thế nào để công việc của bạn cất cánh? Cá nhân tôi nghĩ ba khả năng sau đây nên cần được trau dồi nhiều hơn.
01-Nghe theo “tiếng gọi trái tim” có gì sai ư?
Năm 2008 là năm thứ 5 làm việc của tôi, và một ý muốn thôi việc mãnh liệt vẫn không ngừng khuấy động trong lòng tôi.
Khi nói nghỉ việc, không phải tôi muốn bỏ công ty này để chuyển sang công ty khác, mà là nghỉ việc để khởi nghiệp và theo đuổi ước mơ, đam mê của mình.
Nhưng tôi vẫn không chắc chắn, vì vậy tôi đã gọi cho một tiền bối của mình, hy vọng rằng anh ấy có thể “cho tôi một số chỉ dẫn.”
Sau khi nghe những suy nghĩ của tôi, tiền bối im lặng một lúc rồi nói: “Người trẻ tuổi, có nhiệt huyết là rất tốt. Vì em muốn nghe ý kiến của anh, nên chúng hãy cùng nhau phân tích.”
Anh ấy hỏi tôi dự án khởi nghiệp của tôi là gì? Tôi nói “tư vấn quản lý”.
Anh ấy hỏi tại sao lại chọn tư vấn quản lý thì tôi cho biết mình làm nhân sự cũng tích lũy được một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ngoài ra công ty tư vấn khác với doanh nghiệp thực, chi phí khởi nghiệp thấp hơn.
Anh ấy hỏi tôi: “Em biết bao nhiêu về quy trình hoạt động của một công ty tư vấn quản lý? Làm thế nào để xây dựng nhóm dự án? Cách kết nối với các nguồn lực? Em có biết tất cả những điều này không?”
Tôi nói, “Sự hiểu biết có hạn, em đang trong giai đoạn học hỏi.”
Anh ấy hỏi lại: “Nếu đã là một người học việc chứ không phải là một bậc thầy, điều gì đã thúc đẩy em làm điều này?”
Tôi chột dạ nói: “Tiếng gọi trái tim. Em luôn muốn theo đuổi ước mơ và đam mê của mình, và làm những gì em thích.”
Điện thoại im lặng một lúc, rồi anh ấy nói: “Thiếu gia, đừng quá tùy hứng như vậy.”
Ta tươi cười đáp: “Tùy hứng thì mới là người trẻ mà phải không anh?”
“Ngốc nghếch”, anh ấy mắng tôi dữ dội.
Nghe theo tiếng gọi trái tim, lý do của tôi nghe có vẻ chính đáng làm sao!
Không hiểu cũng không sao, tôi có thể học hỏi, thái độ của tôi đáng khen quá!
Lựa chọn dự án bắt đầu từ những gì mình giỏi, không tốn quá nhiều chi phí kinh tế, quyết định của mình thật sáng suốt biết bao!
…
Nhưng cho đến hôm nay, nếu là tiền bối kia, tôi cũng sẽ mắng chính mình ngu ngốc như vậy, và tự đánh cho mình tỉnh ngộ!
02–Làm việc cho đúng cách, tốt hơn, tìm đúng công việc
Một giáo sư của MIT đã từng nói: “Đừng vội vàng tìm kiếm, đam mê là sản phẩm phụ của sự tinh thông.”
Câu nói đầy sự khôn ngoan này giải thích một cách sinh động bản chất của nơi làm việc: trao đổi tương đương.
Sử dụng những gì tôi biết, đổi lấy những gì tôi muốn, đây là sự công bằng chân thật nhất.
Nhiều người hy vọng sẽ tìm thấy đam mê và tình yêu trong công việc của họ. Tuy nhiên, những công việc hấp dẫn thường có nguồn gốc phức tạp và bạn không thể nghĩ đơn giản rằng cứ theo đuổi đam mê và có nhiệt huyết là đủ.
Làm việc cho đúng cách tốt hơn là tìm đúng công việc. Công việc không phải là tùy cơm gắp mắm, không có công việc nào hoàn toàn phù hợp đang chờ đợi chúng ta, thay vào đó, chúng ta tìm được niềm đam mê với công việc sau khi đã tinh thông được một công việc cụ thể nào đó.
Người anh đó vì sao lại mắng tôi “ngốc”?
Nói trắng ra là bởi vì tôi chỉ dựa vào “tiếng gọi trái tim” của mình, mà không chịu nghĩ tới “vốn liếng nghề nghiệp” của mình.
Vì không bằng lòng với hiện trạng công việc, nên mù quáng nghĩ rằng với “tiếng gọi con tim” và tâm huyết, tôi có thể đạt được thành công, đây không gọi là ước mơ, đây gọi là nông nổi.
Thay đổi môi trường, có thể chúng ta sẽ có trải nghiệm thực tế hơn. Ví dụ, chơi bóng đá.
Ban đầu, bạn thích chơi bóng đá, lúc rảnh rỗi thường chơi các giải đấu với bạn bè, sau đó bạn nghĩ rằng mình có thể “kiếm sống” bằng cách chơi bóng và trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Điều này có đáng tin cậy không?
03–Làm thế nào để tìm được một công việc khiến bạn hạnh phúc?
Sau đó, tôi đã từng làm công việc tư vấn nghề nghiệp trực tiếp, và tôi cũng gặp được nhiều khách hàng như vậy: tìm được một công việc, làm việc trong một thời gian ngắn, cảm thấy không có nhiều đam mê và bỏ nó, chuyển việc, nhưng vẫn cảm thấy rằng nó không phải là những gì bản thân muốn.
Cứ sống như thế cho tới khi ngoài 30 tuổi, nhảy đi nhảy lại rồi bỗng nhận ra rằng khả năng chuyên môn vẫn luôn ở mức sơ cấp, và cũng chỉ có thể xoay sở ở những vị trí cấp cơ sở.
Những người ở độ tuổi 30 nhưng vẫn nhận mức lương của những người mới đi làm, càng ngày càng không hài lòng với bản thân, vì vậy họ không ngừng thay đổi công việc, và rơi vào một vòng luẩn quẩn.
Nếu việc tìm kiếm việc chỉ vì bốc đồng, nó sẽ đưa chúng ta vào thế bất lợi. Không phù hợp với công việc không có nghĩa là công việc đó không phù hợp. Từ góc độ này, điều chúng ta cần giải quyết không phải là câu hỏi liệu nó có phù hợp hay không, mà là câu hỏi làm thế nào để thích ứng.
Bởi lẽ đối với hầu hết những người bình thường, không phải vì họ có đam mê nên họ thích làm việc, mà là khi bạn làm tốt công việc đó, làm một cách thành thạo và nhận ra giá trị (như tiền bạc, cảm giác thành tựu, v.v.), thì bạn sẽ có đam mê.
Vậy làm thế nào để bạn có thể tìm được một công việc ưng ý? Cá nhân tôi nghĩ ba khả năng sau đây nên cần được trau dồi nhiều hơn.
- Khả năng ứng biến
Tôi biết một nhà đào tạo đã từng làm việc trong lĩnh vực nhân sự cho một công ty. Trong vài năm trở lại đây, công ty anh làm việc mở rộng nhanh chóng, một lượng lớn người mới đổ vào, vì công ty có nhu cầu cấp thiết về các chuyên gia để đào tạo chuyên môn cho người mới, nên anh đã chuyển sang làm huấn luyện viên nội bộ của công ty.
Sau đó, anh từ từ đúc kết một số phương pháp và quy trình đào tạo, đồng thời tự phát triển một số khóa học, rồi sau đó xin nghỉ việc để trở thành một nhà khai vấn kinh doanh độc lập. Mặc dù đều là những nhà huấn luyện, nhưng cách nhìn lại hoàn toàn khác nhau.
Khi còn là nhà đào tạo nội bộ trong một công ty, anh ấy đã đứng từ góc độ của công ty và dạy nhân viên về tính chuyên nghiệp. Còn khi là một nhà khai vấn độc lập, anh đứng từ góc độ của học viên (cá nhân) và dạy họ cách đưa khóa học “Chuyên nghiệp hóa nhân viên” trở lại chính công ty của mình.
Quá trình này thực sự là một quá trình cải tiến liên tục, lặp đi lặp lại và thích ứng với những thay đổi.
Khả năng ứng biến có thể được sử dụng trong tất cả các bước của công việc, những thay đổi nhỏ liên tục sẽ dần tạo ra những thay đổi lớn. Nó là một vũ khí kỳ diệu để một người biến đổi thành công và nhanh chóng thích nghi với môi trường.
- Động lực bên trong
Động lực bên trong là gì, nói một cách đơn giản, nó là động lực ở bên trong, thứ thúc đẩy một người làm mọi việc. Động lực bên trong đặc biệt quan trọng đối với những ai muốn chuyển đổi và tự ra làm riêng.
Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì cho dù đó là chuyển sang một công việc khác hay khởi nghiệp, nó luôn đồng nghĩa với việc thay đổi, và thay đổi có nghĩa là sự không chắc chắn.
Có nghĩa là, trước đó, bạn làm những việc nhất định ở một vị trí nhất định, mặc dù bạn sẽ thấy nó tương đối nhàm chán, nhưng có một điều: phần thưởng là ngay lập tức và chắc chắn.
Lúc này, bạn giống như một thợ săn, bạn lấy cung tên, nhắm vào con mồi rồi cho chiến lợi phẩm vào túi.
Nhưng khi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp hoặc bắt đầu kinh doanh, phần thưởng là không chắc chắn và không phải ngay lập tức.
Lúc này, bạn giống như một người nông dân đang chăm chỉ xới đất, gieo hạt, làm cỏ, bạn phải trải qua xuân hạ trước khi thu hoạch vào mùa thu.
Nếu may mắn sẽ được mùa bội thu, nhưng cũng có thể gặp “thiên tai” khiến sản lượng bị giảm sút, thậm chí là thất bát.
Tại thời điểm này, điều gì thúc đẩy bạn kiên trì? Nếu bạn nghĩ rằng thu nhập tức thì và chắc chắn là quan trọng hơn, vậy thì bạn có thể phù hợp với vai trò là một thợ săn hơn là một nông dân.
- Sức ảnh hưởng
Trong thời đại Internet như hiện nay, sức ảnh hưởng có thể nói là vốn liếng quan trọng nhất của một người. Cái thời đại mà bố mẹ tôi đi làm, ai giữ chức vụ cao hơn, ai nhiều tiền hơn, họ có ảnh hưởng nhiều hơn.
Nhưng giờ đây, mọi người có thể tự xây dựng mình thành KOLs (người có tầm ảnh hưởng) trong một lĩnh vực nhất định thông qua nhiều kênh khác nhau, và sau đó nhận ra giá trị thương mại của mình.
Chẳng hạn, có rất nhiều người nổi tiếng trên Tiktok, một số người giỏi chia sẻ cách trang điểm làm đẹp, một số người giỏi chia sẻ cách trang phục, một số người giỏi hát và biểu diễn vũ đạo, v.v. Tất cả đều đang sử dụng sức ảnh hưởng của mình để gây ảnh hưởng tới những người xung quanh họ.
Tất nhiên, khi tôi nói tầm ảnh hưởng, tôi không chỉ muốn trở thành một người nổi tiếng trên mạng. Trên thực tế, chúng ta có thể “quản lý” sếp của mình thông qua tầm ảnh hưởng của mình trong một lĩnh vực nào đó.
Sếp chịu trách nhiệm về tình hình chung và họ cần các chuyên gia cung cấp cho mình thông tin tiên tiến để hỗ trợ mình trong việc ra quyết định.
Khi có 3 khả năng này, nó đồng nghĩa với việc bạn đã tích lũy được một lượng “vốn công sở” vững chắc cho bản thân.
Tất nhiên, không dễ dàng có được ba khả năng này cùng lúc, chỉ cần bạn có thể trau dồi bất kỳ khả năng nào trong ba khả năng này đến mức hoàn thiện thì bạn cũng đã có thể nhận được những cơ hội nghề nghiệp tốt.
Nói đến đây, bạn cũng có thể nhận ra rằng: những bậc thầy chuyên nghiệp không bao giờ là những người thuộc chủ nghĩa lý tưởng thuần túy.
Các lý tưởng phải “khả thi” trong chừng mực thì mới là những lý tưởng thực sự, nếu không chúng chỉ là những điều viển vông.
Ngày nay, với sự giải phóng bản sắc cá nhân, hầu hết chúng ta đều muốn đi theo “tiếng gọi con tim”.
Cái gọi là “tiếng gọi con tim” không phải là sự bốc đồng, cũng không phải là sự nông cạn hào nhoáng.
Mà nó bắt nguồn từ thực tế là bạn có thể từ bỏ những thứ khiến bạn thoải mái, tiếp tục trì hoãn sự hài lòng của mình, không ngừng xây dựng khả năng ứng biến, động lực và tầm ảnh hưởng của riêng bạn, sau cùng trở thành một người đủ ưu tú để không bị nói lời từ chối!
Alexx-Theo Trí Thức Trẻ