Hiểu được phương pháp và sự vận động của trí tuệ, cha mẹ có thể xoay ngược tình thế, biến một đứa trẻ bình thường trở nên xuất sắc nổi trội.
Điểm số của con cái luôn là một chủ đề khó tránh khỏi đối với các bậc phụ huynh. Nếu con có thành tích xuất sắc thì đương nhiên bố mẹ sẽ cảm thấy tự hào. Còn nếu con điểm kém thì cha mẹ thường cảm thấy mất mặt trước người thân, bạn bè. Vậy, vì sao lại có sự khác biệt rất lớn giữa 2 đứa trẻ như vậy?
Tất cả các bậc cha mẹ trên thế giới này đều mong muốn con mình có thể đạt điểm xuất sắc, thông minh vượt trội bạn bè cùng trang lứa. Chính vì vậy, giáo sư tâm lý Carol Dweck của Đại học Stanford đã phát hiện ra cách giáo dục từ lúc nhỏ sẽ quyết định tính cách của một đứa trẻ. Trong đó có 2 tư duy được cho là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ sau này: Tư duy cố định (Fixed Mindset) và tư duy phát triển (Growth Mindset).
Tác động của hai phương thức tư duy này lên con đường tương lai của một đứa trẻ là rất lớn. giáo sư đề xuất rằng một đứa trẻ có tư duy phát triển sẽ sẵn sàng chấp nhận thử thách, không sợ thất bại và tích cực mở rộng khả năng của mình. Lối suy nghĩ này cũng là một phẩm chất cần thiết cho những đưa trẻ trong tương lai; Ngược lại, một đứa trẻ có tư duy cố định thường chọn nơi an toàn, sợ khó khăn, thất bại, né tránh thử thách và đặc biệt chú ý đến ý kiến của người khác.
Trước tiên, hãy cùng xem sự khác biệt giữa những người có tư duy cố định và tư duy phát triển:
- Tư duy cố định – Mặc định bản thân không thể làm được
Những người có tư duy cố định thường rất cứng nhắc trong suy nghĩ về mọi thứ, một đặc điểm rất rõ ràng là họ sợ thử thách, luôn rút lui khi mọi thứ thay đổi và cho rằng những thay đổi trong môi trường không phải là điều tốt.
Người có tư duy cố định cho rằng việc học không quan trọng, không chăm chỉ làm những việc “vô bổ”, trí tuệ và năng lực của con người vốn dĩ đã được định đoạt và cố định.
- Tư duy phát triển – Mọi thứ đều có thể làm được nếu bản thân không ngừng cố gắng
Những đứa trẻ có tư duy phát triển như thế này sẽ không sợ hãi mỗi khi phải đối mặt với những thách thức hoặc thất bại trong cuộc sống. Với mỗi lần gặp thất bại, chúng sẽ không ngừng cải thiện bản thân để lần sau luôn tốt hơn lần trước. Bởi vì họ tin rằng khả năng có thể phát triển được. Họ cho rằng ngay cả thiên tài cũng cần phải nỗ lực nhất định và thông qua nỗ lực liên tục không ngừng nghỉ, chắc chắn thành công sẽ không còn quá xa vời.
Nhìn vào sự so sánh trên, bạn nghĩ đến kiểu suy nghĩ nào?
Kết luận do giáo sư Stanford rút ra thậm chí còn được tờ “Atlantic Monthly” và các phương tiện truyền thông khác nhau của Mỹ đánh giá là “một luồng rõ ràng của xã hội dựa trên thử nghiệm”. Quan điểm này đã khiến nhiều bậc cha mẹ nhận ra rằng việc trau dồi tư duy tăng trưởng cho trẻ là chìa khóa để cải thiện kết quả học tập của trẻ. Vậy, làm thế nào để trau dồi và hay đổi tính cách của con cái mình?
Giáo sư Carol Dweck cũng gợi ý một số cách giúp thay đổi tính cách và suy nghĩ của những đứa trẻ bình thường như:
– Đừng khen trẻ thông minh mà hãy tán dương sự nỗ lực của chúng. Việc chỉ khen ngợi tài năng chứ không tán dương sự nỗ lực, phương pháp và sự lựa chọn của trẻ sẽ dần mài mòn “tư duy phát triển” của trẻ.
– Dù trẻ có làm được hay không được, một câu nói công nhận sự nỗ lực sẽ động viên đúng lúc giúp chúng vượt qua những thất bại.
Kết quả nghiên cứu của giáo sư Carol Dweck đã khiến nhiều phụ huynh nhận ra rằng việc giáo dục sao cho trẻ không đầu hàng trước số phận, không ngừng nỗ lực và cố gắng trong cuộc sống chính là chìa khóa để cải thiện kết quả học tập và tương lai của một đứa trẻ. Ảnh: Aboluowang
– Thay vì nói “con thông minh quá”, cha mẹ hãy nói “con đã làm rất tốt rồi, bố mẹ rất tự hào về con”. Cùng một ý nghĩa tương đương nhưng việc công nhận nỗ lực của trẻ sẽ khiến chúng tự tin lên rất nhiều.
Cha mẹ cần hiểu rằng trong quá trình phát triển của một đứa trẻ, khen ngợi có ảnh hưởng rất tích cực. Tuy nhiên, việc khen ngợi như thế nào là đúng mới thực sự góp phần thúc đẩy trẻ ham học hỏi và thông minh hơn. Gia đình là điểm giáo dục khởi đầu của mọi đứa trẻ. Một gia đình tốt sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng nổi trội của một đứa trẻ.
Theo Aboluowang-Mai Ngọc–Theo Trí thức trẻ