Nhiều người đam mê khởi nghiệp nhưng không biết phải làm sao.
Con đường khởi nghiệp thất bại của nhiều người thường diễn ra theo kiểu như thế này: Cảm thấy không còn hào hứng với công việc hiện tại – muốn bắt đầu kinh doanh – không biết phải làm gì để bắt đầu kinh doanh – tìm kiếm các dự án ở khắp mọi nơi – nghe rằng dự án A có thể kiếm được bộn tiền và họ muốn làm điều đó nhưng không biết làm thế nào – quyết định tham gia nhượng quyền thương mại – bị đối tác nhượng quyền cạnh tranh và cạnh tranh thất bại – hết tiền, quay về kiếp làm thuê.
Giống như một cô gái ngốc nghếch yêu phải trai đểu, có vẻ như mọi bước đi đều hợp lý, nhưng con đường này sẽ không đi đến đâu, bạn có biết vấn đề là ở đâu không? Nguyên nhân sâu xa của thất bại này là do không nghiên cứu kinh doanh có hệ thống. Không nghiên cứu trước khi khởi nghiệp cũng giống như không thắt dây an toàn khi lái xe, không kiểm tra điểm IMDb trước khi xem phim, hay ra ngoài không mang ô vào những ngày mưa… Theo định lý Murphy: “Bất cứ điều gì có thể sai sẽ trở thành sai lầm”, nếu bắt đầu kinh doanh mà không nghiên cứu thì khả năng thất bại rất cao.
Bạn đang chuẩn bị dấn thân vào một chiến trường vô danh, nơi có những nhà cung cấp chuyên làm việc thiếu chuyên nghiệp, những đồng nghiệp với thủ đoạn xấu xa, những khách hàng sành điệu và đủ loại tình huống bất ngờ. Làm thế nào bạn lại đủ dũng khí đến một vùng đất của hổ và sói như vậy mà không có một kế hoạch trước, thậm chí không có bản đồ.
Chẳng cần bàn đến quá trình sâu xa, nếu như ngay từ bước đầu tiên, bạn bỏ qua bước đầu trong quá trình nghiên cứu kinh doanh để xác định đâu là con đường đúng đắn và phù hợp để khởi nghiệp, đảm bảo bạn sẽ nắm chắc 99% thất bại. Không cần phải làm nhiều powerpoint như một công ty tư vấn, và cũng không cần chạy nhiều dữ liệu như một ông trùm kinh doanh, mà bạn cần phải hiểu những điều cơ bản nhưng cực kỳ quan trọng, thứ nhất là quy mô của thị trường, thứ hai là sức mạnh cạnh tranh và thứ ba là mức độ phù hợp.
Cụ thể, quy mô của thị trường phụ thuộc vào số lượng người cần sản phẩm hoặc dịch vụ này. Sức mạnh của đối thủ chủ yếu phụ thuộc vào việc cạnh tranh có gay gắt hay không. Sự phù hợp về nguồn lực chủ yếu phụ thuộc vào việc liệu dự án được thực hiện có phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng, sở thích và nguồn lực của bạn hay không. Nói trắng ra, điều đó phụ thuộc vào việc bạn có phù hợp với vấn đề này hay không.
Tình huống lý tưởng để lựa chọn dự án tất nhiên là chọn dự án có thị trường rộng lớn, cạnh tranh yếu và mức độ phù hợp cao. Nhưng trên thực tế, nếu hai trên ba điều kiện tiên quyết đã lý tưởng, bạn có thể cân nhắc bắt đầu khởi nghiệp. Theo một số kinh nghiệm đã được đúc kết, thứ tự tầm quan trọng của 3 yếu tố này là: Sự phù hợp > Quy mô thị trường > Cường độ cạnh tranh. Tại sao sự phù hợp lại quan trọng như vậy? Vì bạn phù hợp với công việc này nên bạn không sợ bị cạnh tranh. Người khác làm được 80 điểm, bạn làm được 90 điểm. Ngay cả khi quy mô thị trường nhỏ, bạn vẫn có thể tạo nên sự khác biệt bằng kiến thức, kinh nghiệm và đam mê của chính mình.
Theo Cô Chang-Theo PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC