Tiền của thế giới nằm trong túi của người Mỹ, và tiền của người Mỹ lại ở trong túi của người Do Thái.
Chúng ta đều biết, dân tộc Do Thái được cả thế giới công nhận là “Dân tộc thông minh nhất trên thế giới”. Trí tuệ của họ ẩn chứa một điều gì đó rất tuyệt vời, như ánh sao mai hồng rực vào buổi sáng tĩnh lặng, nó chứa đựng thứ quý giá nhất, đó là sự say mê tìm kiếm những bí mật trong tâm hồn con người.
Mặc dù người Do Thái nhiều lần phải trải qua rất nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn có thể vươn lên nhanh chóng nhờ các hoạt động kinh doanh, và trong khi phát triển thương mại địa phương, họ đồng thời cũng làm giàu cho chính mình.
Vậy đâu là những điều về người Do Thái đáng để chúng ta học hỏi và tham khảo nhất?
Thứ nhất: Chăm chỉ hiếu học là chìa khóa vàng dẫn tới cánh cửa thành công
Người Do Thái được công nhận là “những thương nhân số 1 trên thế giới” và là quốc gia giàu có nhất. Nói về sự giàu có của người Do Thái, có một câu nói như này: tiền của thế giới nằm trong túi của người Mỹ, và tiền của người Mỹ lại ở trong túi của người Do Thái. Tỷ lệ tài sản của họ trên toàn thế giới cao hơn nhiều so với tỷ lệ dân số của họ. Điều gì tạo nên thực tế này? Người Do Thái luôn cho rằng kiến thức và trí tuệ là hai thứ tạo ra khả năng kiếm tiền của họ.
Tuy nhiên, trí tuệ không phải thứ bẩm sinh, và trí tuệ tự lực của người Do Thái tuân theo một loạt các nguyên tắc độc nhất của họ. Những thành tựu phi thường của dân tộc Do Thái đến từ trí tuệ phi thường của họ, đó là phương thức sinh tồn được vun đắp trong quá trình bị chèn ép hàng nghìn năm gian khổ để có được chỗ đứng vững chắc. Một trong những điều người Do Thái làm hàng ngày, dù họ ở đâu trên thế giới, là không ngừng học hỏi, dù ở tầng lớp nào trong xã hội, người Do Thái luôn coi việc học là ưu tiên số một. Một số người trong số họ có thể tạm thời không giàu có, nhưng điều họ không bao giờ thiếu là sự ham học hỏi. Vì vậy, trong mọi lĩnh vực trên thế giới, có rất nhiều người Do Thái chiếm ưu thế.
Trong số những người đoạt giải Nobel, 17% là người Do Thái, và tỷ lệ người đoạt giải Nobel Kinh tế cao tới 33%; 20% triệu phú Mỹ là người Do Thái.
Khát vọng trí tuệ của người Do Thái cao hơn rất nhiều so với bất cứ cám dỗ vật chất nào, họ tin rằng trí tuệ liên quan mật thiết đến sự sống giống như không khí, và họ tin rằng trí tuệ có thể tạo ra mọi của cải.
Người Do Thái tin rằng chỉ bằng cách không ngừng học hỏi kiến thức mới về mọi mặt và mở rộng tầm nhìn thì họ mới có thể có được trí tuệ một cách hiệu quả hơn. Người ta thường nói “Học, học nữa, học mãi”, đó là điều mà người Do Thái đã làm. Khi có con, họ lại tiếp tục giáo dục chúng học hành chăm chỉ. Dù thành công đến đâu, dù giàu có đến đâu thì việc học hỏi kiến thức luôn là thói quen không thể thay đổi. Có thể thông minh là bẩm sinh, nhưng nếu thần đồng, thiên tài không đủ siêng năng thì cũng sẽ chẳng đạt được gì, và trí tuệ lại là thứ có thể không ngừng trau dồi và học hỏi trong cuộc sống.
Thứ hai: Học cách suy nghĩ độc lập quan trọng hơn việc có được của cải
Có thể nói, dân tộc Do Thái là những người có khả năng sử dụng tư duy độc lập để tạo ra trí tuệ cao nhất, họ cho rằng kết quả của sự việc là quan trọng, nhưng quá trình suy nghĩ mới là điều đáng quý hơn.
Có một câu chuyện như này:
Vị giáo sĩ hỏi: Hai người Do Thái trượt ra từ một ống khói cao. Một người bị bẩn còn người kia vẫn sạch. Ai sẽ là người đi tắm rửa trước?
Người thanh niên nói: “Đương nhiên là người bị bẩn rồi!”
Vị giáo sĩ nói: “Sai! Người bẩn nhìn người sạch và nghĩ: Mình chắc chắn cũng sạch như vậy; người sạch nhìn người bẩn và nghĩ: Mình chắc hẳn cũng bẩn như vậy. Vì vậy, người đi tắm là người sạch.”
Vị giáo sĩ tiếp tục hỏi: “Sau này hai người lại cùng bị rơi vào ống khói. Ai sẽ là người tắm rửa trước?”
Người thanh niên nói: “Tất nhiên là người sạch rồi!”
Vị giáo sĩ nói: “Cậu lại sai rồi! Người sạch khi đi tắm phát hiện ra mình không hề bẩn; còn cái người bẩn kia thì lại hoàn toàn ngược lại. Anh ta ngộ ra được rằng người sạch sẽ vì sao lại phải đi tắm, vì vậy lần này anh ta cũng chạy đi tắm.”
Vị giáo sĩ tiếp tục hỏi: “Thế lần thứ ba từ trong ống khói ra, lần này ai sẽ là người đi tắm?”
Người thanh nên nói: “Tất nhiên là người bẩn rồi.”
Vị giáo sĩ nói: “Lại sai rồi. Cậu đã từng thấy trường hợp nào cùng rơi từ ống khói ra mà một người bẩn, một người lại sạch được chưa?”
Đây là phương pháp giáo dục của người Do Thái, khuyến khích mọi người suy nghĩ độc lập, không đưa ra những giải thích mang tính áp đặt và học trò phải tự suy nghĩ rồi bày tỏ ý kiến của mình. Người Do Thái tin rằng, đối với một người, học cách suy nghĩ độc lập quan trọng hơn là việc thu được của cải. Vì nhiều lý do, số phận của người Do Thái luôn trong tình trạng bấp bênh, lý do để họ có thể sống sót qua những rủi ro, sóng gió của cuộc đời và ngày càng thịnh vượng chưa bao giờ tách rời trí tuệ của họ. Và sự khôn ngoan của người Do Thái bắt nguồn từ sự suy nghĩ, tư duy không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của họ. Bằng cách suy nghĩ độc lập, họ trở nên tốt hơn.
Khả năng suy nghĩ của một người là thứ duy nhất anh ta có toàn quyền kiểm soát, không có tư duy đúng đắn thì sẽ không có hành động đúng. Nếu không có những hành động đúng đắn, sẽ không thể thành công trong sự nghiệp hay tài lộc dồi dào. Vì vậy, muốn giàu có thì trước hết bạn phải học cách suy nghĩ độc lập và có một tư duy đúng đắn.
Alexx–Theo Trí Thức Trẻ