Trong 9 năm, tài sản cá nhân của Bill Hwang đã tăng 75 lần từ 200 triệu USD lên tới 15 tỷ USD. Nhưng chỉ trong 3 ngày, khối tài sản 15 tỷ ròng của ông lập tức tan tành mây khói, ông không chỉ phá sản, trở thành kẻ bần cùng mà còn nợ nần chồng chất.
Bill Hwang chính là tỷ phú “Kiếm tiền 9 năm không ai biết, một chiều đổ nợ cả làng hay”. 15 tỷ USD là khoản lỗ lớn nhất trong một ngày của lịch sử nhân loại, và danh tiếng của Bill Hwang đã tăng vọt vì điều này, mặc dù đây không phải là cách mà ông hy vọng sẽ trở nên nổi tiếng.
Bill Hwang – người bước vào Phố Wall đời đầu
Bill Hwang là người Mỹ gốc Hàn, sinh ra tại Hàn Quốc, có cha là mục sư, mẹ là một bà nội trợ bình thường, gia đình ông không giàu nhưng cũng không nghèo, vừa đủ sống.
Năm 1982, Bill – khi đó mới 18 tuổi đã một mình rời Hàn Quốc để đến Mỹ.
Khi mới đến Mỹ, Bill Hwang thậm chí còn không biết tiếng Anh, thế nhưng sau 6 năm ở Mỹ, ông đã thành công lấy bằng kinh tế của Đại học California, Los Angeles, và làm việc tại một công ty chứng khoán hiện đại.
Mặc dù nửa đầu cuộc đời của Bill đã đủ tốt đối với những người bình thường, nhưng so với sự nghiệp to lớn ở Phố Wall sau này của ông, đây chẳng là gì cả.
Mãi đến năm 1996, Bill Hwang mới gặp một bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời mình, đó là cuộc gặp gỡ với Julian Robertson – người sáng lập The Tiger Fund.
The Tiger Fund từng là một quỹ đầu cơ ngang hàng với Soros. Robertson đã mất 18 năm để đưa The Tiger Fund có giá từ 8,8 triệu USD lên 23 tỷ USD. Trong 18 năm, giá trị của The Tiger Fund đã tăng hơn 2.600 lần.
Lúc này, Bill Hwang chính thức gia nhập Tiger Fund. .
Tuy nhiên, khoảng thời gian tốt đẹp không kéo dài được lâu.
Năm 1998, Robertson lần lượt mắc sai lầm, khiến Tiger Fund bị thu hẹp nhanh chóng và các nhà đầu tư bắt đầu thu hồi vốn. Đến năm 2000, giá trị Tiger Fung đã thu hẹp từ 23 tỷ USD xuống chỉ còn 6,5 tỷ USD.
Cuối cùng, Tiger Fund buộc phải phát mại.
“Chú hổ con” xuất chúng
Tiger Fund bị thanh lý, nhưng Robertson vẫn nắm giữ hơn 1,5 tỷ USD, và đây chính là nguồn vốn cho sự trở lại thứ hai của Bill Hwang.
Rút kinh nghiệm, lần này Robertson quyết định thay đổi chiến lược đầu tư, không còn tự mình kiểm soát mọi quyết định mà giao 1,5 tỷ USD của mình cho một số bạn trẻ tiềm năng dưới quyền để họ tự quyết định đầu tư, trong đó có Bill Hwang.
Năm 2001, Bill lấy số vốn khởi nghiệp 25 triệu USD do Robertson cung cấp để thành lập Asia Tigers Fund và bắt đầu con đường thành tài phiệt phố Wall.
Bill không hề phụ lòng mong đợi của Robertson, kể từ năm 2001, thu nhập bình quân hàng năm của Asia Tigers Fund do Bill thành lập đã vượt 40%. Đến cuối năm 2007, quy mô của Asia Tigers Fund đã đạt 8 tỷ USD.
Chỉ trong vòng 6 năm, thu nhập của Asia Tigers Fund dưới sự lãnh đạo của Bill Hwang đã vượt ngưỡng 100 lần, và ông trở thành “chú hổ con” chói sáng nhất dưới thời Robertson.
Vào tháng 4 năm 2008, tạp chí Alpha đã chọn ra các nhà kinh doanh quỹ có lợi nhuận cao nhất thế giới, và Bill xếp thứ 38.
Nhưng lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ thuận với nhau.
Nửa đầu năm 2008, Bill kiếm bộn tiền nhờ bán khống thị trường chứng khoán. Đến nửa cuối năm, ông vô cùng tự tin nên đã cược “all in”, kết quả là năm đó Asia Tiger lỗ hơn 23% trước khi ông đặt all in.
Lỗ hơn 23% là điều không thể chấp nhận đối với Bill Hwang – người hầu như không thua lỗ trong vài năm qua.
Cũng chính vì lý do này mà Bill trở nên chán nản và bắt đầu dấn thân vào con đường “tà đạo”.
Vào cuối năm 2008, Bill Hwang đã kiếm được hơn 4 triệu USD thông qua một cuộc giao dịch nội bộ.
Nhưng thật không ngờ, sau khi giao dịch “ngầm” của ông bị lộ vào năm 2012, ông không chỉ phải trả lại hơn 4 triệu USD đã kiếm được, mà còn bị Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ truy tố, rốt cuộc ông bị phạt 44 triệu USD.
Bill Hwang bắt đầu mắc nhiều sai lầm trong đầu tư và cũng thua lỗ nhiều vì những cuộc giao dịch nội bộ này. Ông không kiếm được tiền và danh tiếng dần bị hủy hoại. Đến năm 2012, quy mô của Asia Tigers Fund chỉ còn 1,2 tỷ USD.
Cuối năm 2012, Bill Hwang đóng cửa Asia Tigers Fund.
Kiếm 15 tỷ USD trong 9 năm
Asian Tigers đã đóng cửa nhưng Bill vẫn không rời bỏ thương trường. Ông lấy số tiền kiếm được trong nhiều năm và thành lập quỹ riêng của mình, đặt tên là “Archegos”.
Và mùa xuân thứ hai trong sự nghiệp của ông đã bắt đầu.
Sau khi tạo quỹ riêng, ông càng trở nên táo bạo hơn.
Bắt đầu từ năm 2012, nhờ áp dụng phương thức đòn bẩy, từ 200 triệu USD, tài sản của Bill Hwang đã tăng gấp 75 lần, trong 9 năm, ông đã nắm trong tay 15 tỷ USD.
Việc sử dụng đòn bẩy và vận may của Bill Hwang đã đạt đến đỉnh cao, tài sản của ông tự nhiên tăng gấp đôi, gấp ba…
Mất 15 tỷ USD trong 3 ngày làm nên giai thoại
Ngày 23 tháng 3 năm 2021 định mệnh là một ngày khó quên đối với nhiều người. Đó là thời điểm câu chuyện của Bill đã hoàn toàn kết thúc.
Một công ty có tên Viacom bất ngờ thông báo phát hành thêm cổ phiếu, tuy nhiên do mức tăng trước đó quá lớn nên cổ phiếu đã tuột hơn 9% trong ngày.
Cổ phiếu này do Bill Hwang nắm giữ chủ yếu. Do ông thích sử dụng phương pháp giao dịch đòn bẩy cao, nên lần này vốn tại Viacom của Bill đã giảm gần một nửa.
Nhưng cơn ác mộng chỉ mới bắt đầu. Đến ngày hôm sau, Viacom lại sụt giảm 23%, Bill Hwang chỉ có thể tiếp tục lấp lỗ bằng tiền, chờ ngày phá sản.
Và điều tồi tệ hơn đã đến. Sau sự sụp đổ của Viacom, Mỹ đã thông qua “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của các công ty nước ngoài” và cổ phiếu Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ lại giảm mạnh.
Vào ngày 26 tháng 3, quỹ của Bill không còn gánh nổi. Sau 3 ngày liên tiếp sụt giảm mạnh, ông đã mất toàn bộ số tiền 15 tỷ USD của mình.
Thực ra không phải chỉ có mình Bill “mất máu”, một số công ty môi giới vay vốn cho ông cũng bị thiệt hại rất nhiều, ví dụ như khoản lỗ của Nomura America đã vượt quá 2 tỷ USD.
Từ 200 triệu USD, Bill Hwang đã kiếm được hơn 15 tỷ USD trong 9 năm, để rồi cuối cùng mất tất cả chỉ trong 3 ngày. Chưa hết, ông còn nợ Nomura rất nhiều tiền.
Bản chất con người là tham lam, và việc sử dụng phương pháp đòn bẩy trong thời gian dài cho phép Bill tích lũy tài sản một cách nhanh chóng, nhưng cũng chính phương pháp này đã khiến ông chẳng còn gì.
Cuộc sống sau phá sản của nhà tài phiệt thất thế
Sau khi phá sản, Bill Hwang hiện sống ở vùng ngoại ô New Jersey, cách Manhattan 15 dặm.
Khi được phỏng vấn, ông đang ngồi trên một chiếc ghế trắng ở ngưỡng cửa với chiếc xích đu quay ra sau. It ai có thể ngờ rằng ông già không mấy nổi bật đang sống ở ngoại ô này từng sở hữu khối tài sản hơn 15 tỷ USD.
Người đàn ông từng là tỷ phú này giờ đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện, chẳng hạn như vụ kiện bồi thường vì khiến Nomura bị thiệt hại lớn, cũng như bị công ty bất động sản kiện vì thiếu 150.000 USD tiền thuê văn phòng.
Thế nhưng, những gì Bill Hwang trải qua có thể được gọi là những bước ngoặt: Từ một cậu bé tay trắng, ông đã có được khối tài sản hàng chục tỷ đô sau nhiều năm chật vật, để rồi cuối cùng mất sạch chỉ trong 3 ngày.
Mặc dù Bill Hwang đã mất hết gia sản nhưng câu chuyện của ông vẫn có thể được gọi là một “truyền kỳ”.
Theo Toutiao-Theo Như Ý-Theo Nhịp Sống Kinh tế