Đừng lo, nếu bạn muốn thay đổi và dám thay đổi thì mọi thứ cũng sẽ đi đúng đường.
Bạn cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm về xuất thân, học vấn, thậm chí là ngoại hình? Bạn có cảm thấy mình dễ cáu kỉnh, dễ bị tổn thương, nhạy cảm, và không thể xử lý tốt các mối quan hệ không? Có phải bạn cũng cảm thấy rằng mình thường quá quan tâm đến ánh mắt của người khác, không thể chân thành đón nhận tình yêu của ai đó, vì vậy bạn thường xuyên rơi vào tình trạng tự căm ghét bản thân?
Bạn luôn nghĩ rằng nếu tôi sinh ra trong một gia đình có điều kiện, học cao, hay ngoại hình đẹp, có những mối quan hệ tốt, hoặc thậm chí nếu tôi có thể lạc quan, yêu đời như vậy thì tôi có thể sống hạnh phúc. Tuy nhiên, một triết gia đã từng nói rằng: Thực tế, thế giới vô cùng đơn giản, và con người có thể hạnh phúc bất cứ lúc nào.
Gần đây khi xem một bộ phim, nhân vật chính của bộ phim đó đã tin rằng cả cuộc đời chúng ta sinh ra để vượt qua mặc cảm và phấn đấu trở nên xuất sắc, và anh ấy coi đó là điều hiển nhiên. Anh ấy tin rằng nguyên nhân khiến chúng ta kém may mắn không phải do quá khứ hay môi trường, cũng không phải do thiếu năng lực mà là do thiếu “dũng khí”, có thể nói là thiếu “dũng khí để có được hạnh phúc”.
Vào cuối năm ngoái, tôi cùng với câu lạc bộ viết mà tôi đã tham gia cùng đặt ra mục tiêu cho năm mới: Tôi hy vọng rằng tôi có thể viết những bài báo có nội dung hay ho, thu hút được nhiều sự chú ý. Những người yêu sách khác cũng đưa ra những lời chúc cho năm mới, mong đạt được mục tiêu của mình. Một người bạn trong câu lạc bộ đó đã nói với tôi rằng: “Bạn không nhận ra rằng năm nào chúng ta cũng đặt kế hoạch và mục tiêu, đến cuối năm sẽ xem xét lại kết quả, và cái kết là vẫn như năm ngoái”. “Ừ, chúng ta nên thảo luận về lý do tại sao chúng ta không đạt được mục tiêu? Có điều gì đó đang kìm hãm chúng ta không?” – tôi trả lời.
Thực ra, con người chúng ta tìm lý do rất giỏi, giống như:
“Tôi là người hay trì hoãn. Tôi đang trì hoãn mọi thứ. Chỉ khi thoát khỏi sự trì hoãn thì tôi mới có thể đạt được mục tiêu trong năm mới của mình.”
“Tôi cảm thấy học lực của mình không được tốt, cũng cảm thấy tự ti. Chúng ta hãy cố gắng đạt học lực khá trước đã.”
“Tôi quá nóng nảy và dễ nổi nóng. Trước tiên, tôi nên thay đổi tính khí của mình.”
Bạn không nghĩ rằng những lý do này luôn là điều bạn muốn thay đổi sao? Nhưng chúng lại trở thành cái cớ để bạn không đạt được mục tiêu của mình. Có thể ai đó sẽ nói với chúng ta rằng những điều này xảy ra là có lý do, và chúng ta cần tìm ra nguyên nhân sâu xa, bởi vì hiện tại của bạn là do quá khứ quyết định.
Nếu tôi có trình độ học vấn cao, thì tôi cũng có thể tìm được một công việc tốt; nếu tôi có thể hoà đồng, thì tôi cũng có thể có mối quan hệ giữa các cá nhân tốt; nếu tôi có thể có nền tảng gia đình tốt, tôi có thể rất thành công. Nhưng kết quả không như bạn mong muốn, bởi vì sống với những giả định “nếu như” như thế này thì không thể thay đổi được cuộc sống hiện thực của chính bạn.
Như một lời thoại trong bộ phim tôi vừa xem: “Lý trí viện ra những lý do không nên làm để khiến chúng ta nghĩ những việc nên làm đó là không thể làm.” Tôi cũng đã tự nhủ với bản thân rằng: “Tôi sẽ làm được nếu tôi làm được”, tức là tôi không muốn bị người khác đánh giá không tốt, cũng như không muốn đối mặt với sự thật rằng tôi không đủ bản lĩnh. Giống như tôi mơ ước viết được những bài báo bom tấn và cũng chính “bản thân tôi” đã làm cuộc sống trở nên phức tạp và khó có thể hạnh phúc hơn vậy.
Vậy nên, trong cuộc sống này, thứ chúng ta cần chính là dũng khí, cụ thể là dũng khí để có được hạnh phúc. Phải có đủ dũng khí để thay đổi thứ suy nghĩ khiến bạn tưởng như không cần và không thể thay đổi đó. Và người quyết định bạn có được hạnh phúc hay không, không phải là ai khác, mà phải là chính bạn đang sống trong “thì hiện tại” này.
Theo Cô Chang-Theo Pháp luật và Bạn đọc