Có thể bạn không nhận ra, nhưng tâm lý tốt va một thái độ sống tích cực thực sự có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ nói riêng và cuộc sống nói chung của bạn.
Đại học Harvard đã thực hiện một thí nghiệm hiệu ứng giả dược nổi tiếng. Trong cuộc thử nghiệm, tiến sĩ Tất Khuyết đã cho hai nhóm bệnh nhân uống một loại “thuốc giả” tương tự như vitamin.
Nhóm thứ nhất được cho biết loại thuốc còn nhóm thứ hai thì không. Kết quả cho thấy, nhóm thứ nhất có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn nhóm thứ hai.
Sau một thời gian, điều kỳ diệu đã xảy ra. Tình trạng thể chất của nhóm bệnh nhân đầu tiên bắt đầu được cải thiện, trong khi nhóm bệnh nhân thứ hai vẫn “dậm chân tại chỗ”.
Trong thí nghiệm này, Tiến sĩ Tất Khuyết đưa ra lập luận: “Điều khiến ‘thuốc giả’ phát huy tác dụng là do bệnh nhân có những tín hiệu tâm lý tích cực – họ tin rằng thuốc đó có hiệu quả.”
Giáo sư Châu Quốc Bình cũng bổ sung thêm: “Cơ thể con người được điều khiển bởi trí óc, và TÂM LÝ TỐT chính là chất dưỡng sinh tốt nhất”.
- Có thái độ sống tích cực, bản thân sẽ không bao giờ bị ốm
Yếu tố tâm lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Bằng chứng là nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ giữa thái độ lạc quan với giảm nguy cơ phát triển bệnh mãn tính, bệnh tim mạch và tăng thêm tuổi thọ. Đặc biệt trong giai đoạn bùng phát đại dịch COVID-19 hiện nay, nuôi dưỡng hy vọng và lạc quan chính là “vaccine tâm hồn” có thể có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Tuy nhiên, thật đau lòng khi vẫn còn nhiều người bị tâm lý tiêu cực đánh bại.
Không biết bạn đã nghe bài hát có tên là “28.7” của Khương Vân Thăng chưa? Và bạn hãy thử đoán xem tại sao tên bài hát lại là 28.7?
Bài hát mang tên “28.7” bởi vì hàng năm có khoảng 28.7 vạn người Trung Quốc tự tử và 40% trong số họ bị trầm cảm. Một con số thật sự đáng sợ.
Nhà tâm lý học Vũ Chí Hồng cho biết: “Mỗi căn bệnh đều là một phản xạ có điều kiện. Khi chúng ta kìm nén điều gì đó trong một thời gian dài, chúng sẽ biến thành bệnh”. Nhiều khi, những người có vấn đề về thể chất, nhưng thực tế họ có vấn đề trong tinh thần.
Một cô gái mắc bệnh ung thư chia sẻ trải nghiệm về bệnh tình của mình:
Năm thứ hai trung học, cô được chẩn đoán ung thư buồng trứng thời kỳ đầu. Mọi chuyện chưa kết thúc cho đến khi xét nghiệm tổng thể, bác sĩ thông báo ngoài ung thư buồng trứng, cô còn mắc bệnh viêm cơ tim và u xơ tử cung.
Hai năm đầu điều trị là ác mộng đối với cô gái trẻ. Cuộc sống của cô luôn xoay quanh trường học và bệnh viện. Cô ao ước có thể sống bình thường như các bạn cùng trang lứa. Cô nói rằng bản thân không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ bị ung thư.
Nhiều người thắc mắc tại sao cô lại mắc bệnh ung thư buồng trứng khi còn trẻ như vậy?
Câu trả lời nằm trong tâm trí của cô mà thôi. Đó là một câu chuyện đau lòng.
Năm lớp 5, bố mẹ ly hôn, gia đình phá sản, sóng gió cuộc đời bất ngờ xảy ra khiến cô choáng ngợp. Kể từ đó, cô không bao giờ cảm thấy hạnh phúc, ngày nào cũng sống trong u uất, tiêu cực khiến bản thân mắc bệnh trầm cảm. Có thể đây chính là nguyên nhân ung thư lặng lẽ tìm đến cô.
Schopenhauer cũng đã viết trong cuốn sách “Sự khôn ngoan của cuộc sống”: “Hạnh phúc phụ thuộc vào niềm vui, niềm vui lại phụ thuộc vào sức khỏe thể chất của mỗi người.”
Cuộc sống là tâm trạng, là trạng thái của tâm lý. Do đó, đừng để tâm trạng chán chường, bởi vì không có tâm trạng tốt thì dù cuộc sống có tốt đẹp đến đâu cũng không thể nếm được vị ngọt.
- Đừng đánh giá thấp sức mạnh của tâm lý
Có một tin tức như thế này:
Một cụ bà 91 tuổi mất tích và 7 ngày sau đó, lực lượng chức năng đã tìm ra cụ trong tình trạng bị mắc kẹt trên cây ở lưng chừng núi. Tin tức này khiến nhiều người kinh ngạc không biết làm cách nào mà bà cụ có thể trụ được trong 7 ngày chỉ với củ cải trong túi. Trong lúc giải cứu, cụ bà còn hát một cách thoải mái, không có biểu hiện lo lắng hay sợ hãi.
Đáp án cho câu hỏi trên chẳng phải “thần dược” xa xôi mà chính là nhờ ý chí và thái độ lạc quan hiếm có của cụ. Điều này đã giúp cụ sống lâu và là điều kiện tiên quyết để điều kỳ diệu xảy ra.
Bậc thầy văn học Quý Tiễn Lâm cũng từng chia sẻ câu chuyện tương tự trong cuốn “sống tốt cuộc đời này”.
Trong một lần ốm “thập tử nhất sinh”, ông luôn tin bản thân chỉ đang mắc bệnh cảm cúm bình thường. Ngày ngày, ông vẫn tập thể dục, nói chuyện vui vẻ, thậm chí còn viết nhật ký khi rảnh rỗi, ghi lại tất cả những gì thấy và nghe được trong thời gian bị bệnh. Thế rồi phép màu đã xuất hiện, Quý Tiễn Lâm đã vượt qua cửa ải khó khăn này một cách thuận lợi.
Đôi khi, sức mạnh của tâm lý còn lớn hơn sức mạnh của bác sĩ. Như một câu ngạn ngữ phương tây có nói: “Không lo lắng, không nóng giận sẽ không cần máy đo huyết áp”.
Khi bạn giữ được tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ thông suốt, sống thấu đáo thì bệnh tật sẽ sợ hãi mà tránh xa.
- Dưỡng tâm là hình thức cao nhất của dưỡng sinh
Khi sức khỏe không tốt, bạn thường sa sút trí lực. Vạn bệnh trong lòng sinh ra, vạn cảnh trong lòng nổi lên. Do đó, dưỡng tâm – giữ cho trái tim luôn ở trình độ an nhiên mới là dưỡng sinh cấp cao nhất.
Trời có phong vân bất trắc, người có họa phúc sớm chiều, không ai có thể kiểm soát được sự sắp đặt của số phận. Dù đó là niềm vui hay nỗi buồn, được hay mất, hãy cứ để mọi thứ qua đi. Tốt hơn hết là nên duy trì sự bình yên bên trong tâm trí và không để năng lượng tiêu cực của thế giới bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Khổng Tử từng khuyên đệ tử Nhan Hồi hãy học “ăn chay nằm lòng”.
Tức là gạt bỏ những suy nghĩ lung tung, làm cho tâm trí thanh tịnh. Nếu bạn không vướng bận quá khứ, bạn sẽ không hối tiếc. Nếu bạn sẵn sàng buông bỏ những ám ảnh của mình, bạn sẽ có tâm sáng.
Không vương vấn quá khứ, không bối rối trong hiện tại, không chờ đợi tương lai, tự tu dưỡng và rèn luyện bản thân là cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe.
Thái độ sống tích cực là chìa khóa của hạnh phúc. Chỉ cần trong lòng có ánh nắng ấm áp, cuộc sống nơi nào cũng tươi sáng, tâm trạng vô lo vô nghĩ. Và hãy để thế giới ồn ào chìm vào tĩnh lặng thay vào đó là một trái tim bình yên, thấu tỏ mọi thứ.
Theo Aboluowang-Ngọc Nhi–Theo Trí thức trẻ