Tuyệt đối không xem nhẹ lời dạy cổ nhân, kẻo không hiểu sao cuộc đời mãi khốn khó, không ngóc đầu lên nổi!
Chẳng hạn như ông cha ta dạy cách nhìn người, thì có những câu tục ngữ phổ biến như “người có hai má không có thịt, đừng qua lại”, “lưng rùa eo rắn, đừng qua lại, liếc mắt chém người không cần dao”, v.v.. Khi người ta chọn nơi để xây nhà thì cũng có câu “trước không trồng dâu, sau không cắm liễu”, “bạch hổ áp thanh long, đời đời đều túng quẫn”. Thậm chí, trong giao tiếp cũng có cách nói như sau, “cây sợ ba rung, nữ sợ ba ghẹo”.
Có thể thấy, tục ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Trong dân gian còn có câu: “Trong nhà đặt 3 món, đuổi tài đuổi tiền đuổi lộc.” Vậy chính xác thì câu này có nghĩa là gì?
Thực ra câu nói này lý giải rất đơn giản, có nghĩa là dù nghèo khó đến đâu cũng không nên cố giữ 3 món này ở trong nhà, nếu không, dù muốn giàu cũng khó.
Sở dĩ ông bà ta có câu “trong nhà đặt 3 món, đuổi tài đuổi tiền đuổi lộc” là vì nó có liên quan đến một số phong tục dân gian kiêng kỵ của người xưa, họ muốn cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn đã tạo ra nhiều điều kiêng kỵ trong đời.
Vậy rốt cục là 3 món gì mà lại có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta đến vậy?
1. Cây cối khô héo
Dù là thời nay hay thời xưa, cây cối đều là những thứ cần thiết trong nhà, chúng giúp ta cải thiện môi trường và trang trí cho cuộc sống. Cây cối không chỉ tượng trưng cho sức sống mãnh liệt mà có nhiều loài cây được ban tặng những ý nghĩa tốt lành. Ví dụ, hoa mẫu đơn tượng trưng cho phú quý, cây trúc tượng trưng cho sự cao thượng, và cây phát tài tượng trưng cho tài phú, tiền bạc, v.v.. Chính vì những ý nghĩa cao đẹp này mà mọi người ngày càng thích trồng cây tại nhà hơn.
Nhưng khi cây khô héo, nếu tiếp tục để ở nhà sẽ tạo ra cảm giác ảm đạm, đổ nát, vì vậy chúng ta phải thu dọn cây khô héo kịp lúc, không nên để lâu.
2. Quần áo sờn rách quanh năm không dùng đến
Trước đây, do tư liệu sản xuất không dồi dào nên ai cũng sống tằn tiện, cơm ăn áo mặc đều dùng rất lâu. Tuy nhiên, bây giờ đã khác, với sự phát triển của tư liệu sản xuất, người dân mua sắm quần áo mới quanh năm sẽ dẫn đến việc ở nhà bỏ xó rất nhiều quần áo không vừa vặn nữa hoặc đã lỗi thời.
Mọi người thường không biết nên xử lý đống quần áo cũ đó ra sao, mặc thì không biết nên mặc như thế nào, vứt đi thì cũng tiếc, nên đa số đều chọn cách cất ở nhiều ngóc ngách trong nhà, khiến căn nhà trở nên chật chọi và bừa bãi, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Vì vậy, chúng ta cần dọn dẹp những bộ quần áo cũ này khi không còn dùng đến nữa.
3. Đồ đạc bị hỏng và không sử dụng được
Nguyên nhân khiến người ta cứ cất giữ đồ đạc hỏng hóc ở nhà là do tư tưởng tiết kiệm mà ra. Vì suy cho cùng, đồ đạc là vật dụng có giá trị nhất nhì trong gia đình, thế nên mọi người đều rất cẩn trọng khi mua chúng, cũng như khi muốn vứt bỏ.
Trên thực tế, những thứ đồ mục nát này đã đến tuổi về hưu rồi, nếu bạn vẫn cố ép chúng hoạt động hay cứ giữ mãi trong nhà cũng chẳng có ích lợi gì, có khi nó còn ảnh hưởng ngược lại đến cuộc sống thường nhật của bạn nữa.
Vì vậy, khi có đồ đạc hỏng hóc trong nhà, thì tuyệt đối không nên tiết kiệm, hãy vứt bỏ kịp thời, đừng để những món đồ cũ đó mang lại xui xẻo cho gia đình.
Người xưa có câu: “Không quét nhà thì làm sao quét được thiên hạ”. Ông cha ta xưa cũng tin rằng nhà cửa phải được quét dọn thường xuyên, không nên để nó dột nát, hư hỏng, giống như 3 vấn đề tôi vừa đề cập đến ở trên.
Thực ra thì cái gọi là “trong nhà đặt 3 món đồ, đuổi tài đuổi tiền đuổi lộc” cũng chỉ là câu nói phóng đại của tổ tiên mà thôi. Vì thế, đối với những câu tục ngữ dân gian, chúng ta cũng nên phân tích một cách tỉnh táo và khoa học trước khi tin tưởng chúng. Tuy nó cũng có một vài đạo lý, nhưng chưa chắc đã đúng hoàn toàn!
Trần Anh-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị