Tại sao Richard Branson (tỷ phú người Anh), Bill Gates, Warren Buffett có thể làm tốt đến như vậy? Một báo cáo điều tra đã phát hiện ra 6 nguyên tắc làm việc và tích lũy tài sản, những người siêu thành công luôn nghiêm túc tuân thủ những nguyên tắc này, trong khi những người tầm thường thì lại luôn phớt lờ và né tránh chúng.
Dưới đây là câu chuyện của 6 trong số những người thành công và giàu có nhất thế giới, mỗi người sẽ nói cho cho chúng ta biết một nguyên tắc.
1. Guy Laliberté, người sáng lập rạp xiếc Mặt Trời (Cirque du Soleil): Làm những việc mà bạn yêu thích, nhưng đừng quên lợi nhuận
Guy Laliberté đã tập hợp một nhóm diễn viên để thành lập rạp xiếc Mặt Trời khi anh chỉ là một chú hề diễn xiếc với trình độ học vấn tầm trung học phổ thông. Bất chấp sự tài trợ của chính phủ, sự hào phóng của các nhà tài trợ và sự chăm chỉ của Guy Laliberté, nhưng trong giai đoạn đầu mới hình thành phong cách biểu diễn độc lạ này, thì rạp xiếc hầu như vẫn không đủ sống. Bước đi sáng suốt của Guy Laliberté là thay đổi bản chất của rạp xiếc từ phi lợi nhuận thành có lợi nhuận (bản thân ông là chủ sở hữu 1/3). Ngày nay, ông đã sở hữu khối tài sản 1,8 tỷ USD.
2. Suze Orman, nữ chuyên gia tài chính số 1 nước Mỹ: Tăng thu nhập tốt hơn là tiết kiệm
Suze Orman đã kiếm được một số tiền lớn bằng cách dạy mọi người làm giàu bằng cách tiết kiệm, mặc dù bản thân cô chưa từng làm như thế. Ở tuổi 30, cô sống một cuộc sống khá xa hoa, nhưng lại sa lầy vào nợ nần. Thay vì chi tiêu ít hơn cho những thứ xa xỉ, cô đã tìm ra giải pháp cho riêng mình. Cô đã làm những gì mình yêu thích và chớp lấy cơ hội làm giàu. Ngày nay, cô có thể chi 300.000 đô la mỗi năm để đi khắp thế giới bằng máy bay tư nhân. Suy cho cùng, tốt nhất bạn nên dành thời gian cho việc nắm bắt cơ hội hơn là việc tiết kiệm.
3. Bill Gates, người sáng lập Microsoft: Bắt chước, không đổi mới
Thông qua việc cung cấp hệ điều hành cho những máy tính cá nhân mang thương hiệu IBM, Bill Gates đã tạo ra một trong những tài sản lớn nhất thế giới, 67 tỷ USD – Theo Forbes. Trên thực tế, phần mềm này là hoàn toàn được biên tập lại từ mã của một công ty khác. Vào thời điểm đó, Microsoft của Gates không đủ sáng tạo để đưa một bản thảo thành thành phẩm, vì vậy họ đã mua mã từ một công ty khác với giá 25.000 đô la, sau đó gắn cho nó một cái nhãn hiệu của Microsoft. Khi Gates bàn giao phần mềm secondhand này cho IBM, mặc dù nó được giao rất đúng giờ, nhưng vẫn còn quá nhiều lỗ hổng. Vì vậy, các kỹ sư của IBM đã phải viết lại hoàn toàn nó. 33 năm sau, cũng không còn ai nhớ và quan tâm về việc này nữa. Một sự “bắt chước tốt” thường quan trọng hơn sự đổi mới ở những thời điểm then chốt.
4. Warren Buffett, nhà đầu tư: Có kiến thức đương nhiên tốt, nhưng có mối quan hệ thì tốt hơn
Warren Buffett đã ngộ ra triết lý đầu tư khi còn rất trẻ, nhưng vì ông ấy thiếu tiền để thúc đẩy toàn bộ thị trường khổng lồ, nên những hiểu biết của ông dường như đều trở nên vô ích. Warren Buffett trở nên giàu có vì ông đã vượt qua được sự nhút nhát của mình. Ông đã chiêu mộ một số đối tác đầu tư và hướng dẫn họ trích xuất cổ phiếu hiệu suất từ các nhà quản lý công ty. Điểm mấu chốt của trường hợp này là: Không ai có thể chỉ dựa vào bản thân mình mà thành công.
5. Richard Branson, người sáng lập thương hiệu Virgin: Cho người khác công việc, sự giàu có sẽ cuồn cuộn đến
Richard Branson mắc chứng mất ngôn ngữ nghiêm trọng, nhưng ông coi đó là một lợi thế lớn nhất của mình. Richard Branson điều hành tập đoàn Virgin của mình như một quỹ đầu tư mạo hiểm, đặt cược vào những doanh nhân có ý tưởng tuyệt vời và phù hợp với chiến lược thương hiệu của Virgin. Ông ấy chưa bao giờ nghĩ đến việc quản lý một số lượng lớn các công ty dưới trướng của Virgin vì ông ấy không thể. Ông từng nói, “nếu tôi nhìn vào một bảng cân đối kế toán, thì có lẽ tôi sẽ tốn rất nhiều thời gian để hiểu nó, đến nỗi không thể làm được thêm bất kỳ việc gì khác trong cuộc sống nữa.”
Nói tóm lại, bạn phải phát huy điểm mạnh của mình, đồng thời cũng nên để người khác phát huy điểm mạnh của họ.
6. Steve Jobs, người sáng lập Apple: Thất bại là mẹ của thành công
Rất sớm vào những năm 1980, Steve Jobs đã hình dung ra một chiếc máy tính thiết kế đồ họa 3D sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp quốc phòng, khai thác dầu và luyện kim. Nhưng anh ta đã sai, dẫn đến thất thoát hàng triệu USD tài sản cá nhân trước khi ngừng sản xuất chiếc máy tính chuyên thiết kế đồ họa Pixar trị giá 125.000 USD vào năm 1991. Vào thời điểm đó, dự án mang lại lợi nhuận duy nhất của Pixar chỉ có một nhóm hoạt hình sử dụng phần mềm Pixar để tạo ra các quảng cáo truyền hình do máy tính thiết kế đồ họa làm ra. Chính đội ngũ này sau này đã thành lập Pixar Studios, người đã tạo ra Toy Story. Hơn nữa, khi Steve Jobs qua đời vào năm 2011, 70% trong số tài sản 8,3 tỷ USD của ông là đến từ cổ phần của ông trong hãng phim Pixar, một lĩnh vực mà ông chưa bao giờ nghĩ là sẽ tham gia.
Trần Anh–Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị