Sau một quá trình trưởng thành, con người ta mới đủ bình tĩnh để chiêm nghiệm lại những thứ đã qua.
Sau 20 năm ra trường, tôi khuyên các bạn nên đi họp lớp, không phải để so sánh thành tích trong cuộc sống, cũng không phải để tranh thủ “dựa hơi” sự thành công của bạn cùng lớp, mà để nhìn lại bản thân sau một chặng đường dài.
Sau buổi gặp gỡ đó, tôi đã có một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về cuộc sống của một số người bạn:
Bạn A là người đứng đầu trong lớp của chúng tôi và luôn nghiêm khắc với bản thân cũng như những người khác. Nhưng vì giành phần lớn thời gian cho công việc làm thêm nên cô ấy tốt nghiệp đại học với tấm bằng không phải xuất sắc nhất.
Sau hơn 20 năm không có thông tin gì, tôi lại biết đến cô ấy nhờ một bài báo về một nhân vật được lan truyền trên mạng. Cô ấy là giám đốc điều hành cấp cao của một công ty có giá trị hàng trăm tỷ đô la.
Bạn B học cấp 2 là người trầm tính và có chút chậm chạp nhưng ai cũng biết bạn ấy là người luôn đạt điểm cao trong lớp. Cô ấy không tốt nghiệp một trường đại học quá danh tiếng. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô ấy học tiếp lấy chứng chỉ kế toán rồi trở thành giám đốc tài chính.
Trong số những người bạn học của tôi, thực sự không có người nào là nhân vật kiệt xuất thế giới. Tuy nhiên họ đều là người xuất chúng trong số những người bình thường của thời đại này. Họ đều sống rất tốt. Không khó để chúng ta thấy những quy tắc sau đây để có cuộc sống tốt đẹp.
Dưới đây là 5 bài học tôi đã nhận ra sau buổi họp lớp này:
1. Cuộc sống cần có sự kết nối, xuất phát điểm không phải điều quá quan trọng!
Không có trường mẫu giáo tốt thì sẽ không có trường tiểu học tốt. Không có trường tiểu học tốt thì sẽ không có trường trung học cơ sở tốt. Không có trường trung học cơ sở tốt thì sẽ không có trường đại học tốt. Không có trường đại học tốt thì sẽ không có một công việc tốt. Trên thực tế, những người bạn học của tôi đã sống một cuộc sống có thể cất cánh bất cứ lúc nào.
Đối với thế hệ của chúng tôi những năm ấy việc thi đỗ đại học là cả một thắng lợi. Có hơn 40 người trong lớp và có 30 người đã thi đỗ. Một số đi làm ngay sau tốt nghiệp cấp 3, một số học đại học, một số học cao đẳng… Như vậy chúng tôi bắt đầu với xuất phát điểm khác nhau.
Nhưng sau một chặng đường dài và ổn định khi gần 40, tôi chợt nhận ra sự chênh lệch về địa vị không lớn, ít ra cũng không lớn bằng sự chênh lệch về điểm số của kỳ thi tuyển sinh đại học.
Chúng ta còn một chặng đường dài sau khi tốt nghiệp cấp 3 và những thành tựu tạm thời tuổi 18 không phải là cơ sở để xác định thành tựu cuối cùng của một người.
2. Tự hoàn thiện bản thân
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay, có thể thấy rõ rằng bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. Như vậy có phải năng lực của con người dần không còn quan trọng khi máy móc có thể thay thế và làm việc hiệu quả hơn?
Bởi lẽ nền giáo dục của chúng ta dành nhiều thời gian và sức lực, để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức của học sinh – hơn là sự cải thiện khả năng.
Một vài người bạn cùng lớp của tôi có chứng chỉ kế toán và tiếng Anh, những người đã sang Mỹ học Tiến sĩ. Mgười như tôi chẳng cần bằng cấp gì cả và đang hăng say học tập từng ngày, với niềm tin nỗ lực sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn thấy kết quả mà mình mong đợi.
Gần đây tôi hay hỏi mọi người một câu như thế này: “Điều gì khiến bạn trở thành con người của ngày hôm nay và điều gì có ảnh hưởng nhiều nhất?”. Có rất nhiều người trả lời rằng đó là sự kiên trì, nỗ lực và hoàn thiện không ngừng nghỉ.
3. Không có thành công tuyệt đối
Sau 20 năm ra trường và nhìn lại chặng đường đã qua, hầu hết chúng ta sẽ nhìn nhận mọi việc bằng thái độ điềm tĩnh hơn. Lúc này, bạn sẽ nhận ra cuộc sống của họ cũng giống như cuộc sống của chúng ta, không liên quan gì đến nhau, không thể ảnh hưởng lẫn nhau.
Những con người trước kia từng ganh đua điểm số, thông qua nhiều con đường khác nhau đều sống cuộc sống hạnh phúc của riêng mình. Hầu như không còn bận tâm đến sự so bì hơn thua.
Bạn sẽ thấy rằng không ai có cuộc sống đáng để ghen tị tuyệt đối và chẳng có hoàn cảnh nào có thể bị khinh thường. Nếu bạn tập trung sống tốt cuộc sống của mình, bạn sẽ đạt đến đỉnh cao của sự hạnh phúc trong cuộc sống.
4. Gia đình hòa thuận là cách đầu tư giáo dục tốt nhất
Trong số các bạn cùng lớp của tôi, có một số người có cuộc sống khó khăn hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Họ có một tuổi thơ không mấy hoàn hảo, lớn lên trong một gia đình không trọn vẹn cả cha lẫn mẹ.
Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy sẽ khiến cho con người ta hình thành một phòng tuyến vô hình. Họ e ngại tiếp xúc với những người xung quanh, e ngại tiếp xúc với người khác giới. Một số người thậm chí còn không yêu đương hay lập gia đình.
Vì vậy, điều quan trọng hơn cả là quản lý gia đình, quản lý mối quan hệ của bạn với người bạn đời của bạn, và quản lý mối quan hệ thân mật của bạn với con cái.
5. Đừng quá quan tâm đến những lời bàn tán bên ngoài, hãy sống là chính mình!
Trong số các bạn học của tôi, có một cô gái xinh đẹp, sớm lấy chồng trong một gia đình giàu có, sống cuộc sống không phải lo nghĩ đến cơm áo gạo tiền. Nhưng bạn có thể ngờ rằng 15 năm sau, cô gái này đã chọn ly hôn. Gần như chạy trốn khỏi căn nhà giàu sang ấy và đưa con gái của mình đi cùng.
Nếu cô ấy đã yêu thật lòng ngay từ đầu, và cùng nhau gây dựng hạnh phúc gia đình trong 15 năm, vậy có ấy đã sai ở đâu?
Có thể những điều bất đồng không được giải quyết tích tụ dần dần đến một lúc nào đó cô ấy không chịu nổi và quyết định từ bỏ, giống như câu nói “tức nước thì vỡ bờ”. Đôi khi một bước đi sai lầm cũng khiến hôn nhân trở thành nấm mồ!
Nhìn lại 20 năm trưởng thành, tôi thấy rằng trong nửa đầu cuộc đời, kẻ thù duy nhất chính là bản thân mình. Thứ có thể chiến thắng trong suốt chặng đường luôn là sức mạnh bên trong, và nó không liên quan gì đến thế giới dường như khốc liệt và ồn ào bên ngoài.
Hãy tưởng tượng rằng chúng ta đang chờ đợi chuyến xe của cuộc đời. Lo lắng là hành trang nặng trĩu trên vai. Bạn mang nỗi lo lắng trên vai xe buýt sẽ không đến nhanh hơn. Vứt nó đi, và chuyến xe định mệnh của bạn sẽ đến đúng thời điểm.
Theo Aboluowang-Thùy Anh–Theo Nhịp sống kinh tế