Dưới đây là 10 ngành nghề mà nhân viên được thăng chức thường xuyên nhất.
Hoa Kỳ chỉ bổ sung 210.000 biên chế phi nông nghiệp vào tháng 11/2021 khi thị trường lao động suy giảm trong thời kỳ Covid. Dù việc tạo việc làm tổng thể không đạt được kỳ vọng của các nhà kinh tế học, một số ngành vẫn tiếp tục bùng nổ và việc nắm được cơ hội đúng lúc có thể đưa bạn lên vị trí hàng đầu.
Để tìm ra các lĩnh vực hàng đầu trong thị trường làm việc hiện tại, nhóm Economic Graph của trang web LinkedIn đã nghiên cứu dữ liệu nội bộ tại các công ty có quy mô từ hơn 10 nhân viên, từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 10 năm 2021.
Dưới đây là 10 ngành mà nhân viên được thăng chức thường xuyên nhất.
- Vận tải và hậu cần (Transportation and logistics)
Kỹ năng hàng đầu: Hậu cần bên thứ ba, vận chuyển LTL.
- Chăm sóc sức khỏe (Health care)
Kỹ năng hàng đầu: Hồ sơ y tế điện tử, HIPAA, an toàn bệnh nhân
- Sản xuất (Manufacturing)
Kỹ năng hàng đầu: Sản xuất tinh gọn, phân tích nguyên nhân gốc rễ
- Phần cứng và mạng (Hardware and networking)
Kỹ năng hàng đầu: Công nghệ không dây, giao thức internet
- Giải trí (Entertainment)
Kỹ năng hàng đầu: Phát sóng, sản xuất video, phát triển trò chơi
- Hàng tiêu dùng (Consumer goods)
Kỹ năng hàng đầu: Bán hàng, quản lý hàng tồn kho
- Tài chính (Finance)
Kỹ năng hàng đầu: Bảo lãnh phát hành, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp
- Dịch vụ công ty (Corporate services)
Kỹ năng hàng đầu: Tuyển dụng, khai thuế
- Phần mềm và Dịch vụ CNTT (Software and IT Services)
Kỹ năng hàng đầu: SaaS (Phần mềm dưới dạng dịch vụ), điện toán đám mây
- Phương tiện và thông tin liên lạc (Media and communications)
Kỹ năng hàng đầu: Mua phương tiện truyền thông, chiến lược truyền thông số
Tìm kiếm một công ty, ngành nghề “sẵn sàng mở rộng nhanh chóng”
Có một số yếu tố giải thích tại sao một số ngành và vai trò nhất định thường mang đến tỷ lệ thăng chức nhanh hơn. Một số có thể có hệ thống phân cấp phức tạp nên tạo ra nhiều cơ hội mở hơn, trong khi ở những nơi khác, bạn có thể phải đợi một vị trí tuyển dụng hoặc làm việc trong vài năm trước khi đủ điều kiện để thăng cấp.
Hãy bắt đầu bằng cách “xem xét danh sách với các ngành sẵn sàng thăng tiến nhanh chóng,” chuyên gia nghề nghiệp Monster Vicki Salemi nói. Sau đó, tìm kiếm các công ty đang hoạt động tốt và có cấu trúc khuyến khích các cơ hội thăng tiến trong ngành đó.
Lên lịch “ngồi xuống” với người quản lý của bạn để nói về các động lực cụ thể. Bạn có thể hỏi xem công ty của bạn có cung cấp chương trình đào tạo trực tuyến hay cung cấp các con đường để học các kỹ năng cần thiết để đạt được điều đó hay không.
Để chuyển đổi giữa các lĩnh vực, hãy tìm hiểu xem “điều gì là cần thiết để thành công và thăng tiến”
Việc thử một lĩnh vực mới luôn đòi hỏi một sự chuẩn bị. Nó đẩy bạn ra ngoài mạng lưới kết nối thông thường của mình và phải mất một chút thời gian để học các kỹ năng liên quan mà bạn cần để thành công.
“Hãy làm bài tập về nhà của bạn. Tạo ra các cuộc nói chuyện trao đổi với những người làm việc trong ngành mà bạn đang để mắt đến. Hỏi họ xem ngành nghề đó cần những gì để thành công và thăng tiến. Hãy hỏi những kỹ năng nào có giá trị cao và hỏi những gì bạn nên biết trước khi chuyển ngành nghề”, Salemi nói.
Cô cho biết thêm, tùy thuộc vào ngành mà bạn đang làm, nhiều kĩ năng có thể vẫn có ích, nghĩa là bạn có thể sử dụng những gì bạn đã học được suốt vài năm qua, chỉnh sửa nó một chút để nó chuyển thành một vai trò khác.
Chẳng hạn, vào năm ngoái, khi các chuyên gia trong ngành khách sạn không may bị sa thải, nhiều người vẫn tìm được những công việc ổn định dựa vào một trong những kỹ năng hàng đầu của họ: dịch vụ khách hàng. Hoặc có thể bạn đã học về Google Analytics hay đã quen với việc viết mã, những kỹ năng đó vẫn có thể được áp dụng rộng rãi.
Các chuyên gia nghề nghiệp gợi ý rằng hãy cân nhắc điều chỉnh sơ yếu lý lịch của bạn để thể hiện thêm được những gì mà ngành nghề mới cần đến. Việc tập trung vào một kỹ năng chính đồng nghĩa với việc “bạn định vị bản thân với các nhà tuyển dụng tiềm năng về việc bạn có thể thành công trong ngành của họ, ngay cả khi bạn chưa từng làm việc trong ngành đó trước đây”, Salemi giải thích.
Việc được thăng tiến trong một lĩnh vực mới hoặc thậm chí là lĩnh vực hiện tại của bạn, không phải là điều cầu được ước thấy ngay lập tức, nhưng nó giúp nâng cao nhận thức về bản thân và giúp hiểu được những khoảng trống cũng như điểm mạnh của bạn, Angelina Darrisaw, một huấn luyện viên nghề nghiệp, đồng thời là người sáng lập và Giám đốc điều hành của C-Suite Coach chia sẻ. “Tìm kiếm phản hồi thường xuyên để nâng cao hiểu biết của bạn về những điều cần thiết để bạn tiến bộ và tập trung cho nó.”
Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ những chuyên gia khai vấn chuyên nghiệp để giúp “vạch ra các bước bạn cần thực hiện để được thăng chức và xác định những gì bạn cần phát triển cho bước tiếp theo.”
Theo Grow.acorns-Alexx-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị