Những người thành đạt không bao giờ chỉ dựa vào mức lương “ổn định”.
Gần đây, một thanh niên đã để lại một bài đăng trên mạng xã hội chia sẻ rằng anh ấy đang rất lo lắng. Thành phố anh đang sống cũng được coi là thành phố lớn, một nơi hứa hẹn rất nhiều những cơ hội phát triển bản thân.
Cách đây vài năm, một số bạn bè thành lập công ty đã ngỏ ý mời anh tham gia. Tuy nhiên, sau nhiều đắn đo suy nghĩ, anh lại từ chối. Thời điểm đó anh đã có công việc kiếm được mức thu nhập ổn định đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Anh không dám từ bỏ đi cái “ổn định” đó để bắt đầu khởi nghiệp từ con số 0 (với rất nhiều những rủi ro không lường trước).
Bây giờ khi chợt nhìn lại, anh nhận ra những người mà trước đây anh cho rằng kém cỏi hơn anh giờ đã kiếm được rất nhiều tiền, có rất nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Nhìn lại mức lương ổn định của bản thân, anh bỗng thấy mình thật vô dụng.
Trong thời đại Internet 4.0, chúng ta có nhiều cơ hội hơn để thoát khỏi mức lương “chết”, học cách bắt đầu các hoạt động kinh doanh của riêng mình và đón nhận sự gia tăng theo cấp số nhân của sự giàu có. Dưới đây là 4 tư duy của người giàu có thể giúp cuộc sống sang trang.
1. “Lương chết” khiến không gian phát triển càng ngày càng thu hẹp
Suy nghĩ của hầu hết dân văn phòng là theo đuổi sự ổn định, tức là đi làm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thả lỏng bản thân vào cuối tuần và ngày lễ, và nhận lương hàng tháng.
Tuy nhiên, tư duy của người giàu khác ở chỗ họ luôn tìm kiếm cơ hội cho bản thân, coi trọng không gian phát triển, thậm chí sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt.
Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mà tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên năng suất lao động. Ở các thành phố tiêu chuẩn hạng nhất, bạn sẽ thấy rằng nếu chỉ dựa vào thu nhập từ lương, bạn thường không đủ khả năng mua nhà, thậm chí nếu bạn có đủ khả năng, tiền lương chỉ đủ trả góp hàng tháng.
Bởi vì việc tăng lương nhìn chung không thể theo kịp đà tăng của giá nhà đất, ngay cả khi vào thời điểm giá nhà ở tạm thời đình trệ. Điều này vô tình đẩy mọi người rơi vào vực thẳm không thể chi trả nổi.
2. Thu nhập từ lương không tương xứng với rủi ro tại nơi làm việc
Chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra thu nhập cao tương ứng với rủi ro cao và thu nhập thấp đương nhiên phải tương ứng với môi trường rủi ro thấp. Đối với các ngành có rủi ro cao và thu nhập càng ổn định thì nguy cơ tiềm ẩn càng lớn.
Có thể nói, nếu bạn sống chủ yếu dựa vào lương thì cuộc sống sẽ bị hạn chế khá nhiều. Đặc biệt trong bối cảnh hiện này, nhiều ngành nghề đứng trước rủi ro sẽ bị thay thế.
Khi đó khoản thu nhập từ lương này không những không phải là sự đảm bảo mà còn là một cái bẫy tại nơi làm việc. Cái gọi là thu nhập ổn định lại khiến chỉ số rủi ro tại nơi làm việc ngày càng cao.
Tất nhiên, đây không phải là điều mà nhiều người trong chúng ta có thể kiểm soát ngay từ đầu. Bởi phần lớn mọi người được giáo dục để trở thành người tài năng chứ không phải để ươm mầm thành người giàu có. Trở thành một người tài năng có thể có thu nhập tốt, nhưng không được có thu nhập như người giàu.
Vì vậy, khi kỷ nguyên mới mang đến cho chúng ta những cơ hội chưa từng có, những thách thức cũng lần lượt kéo đến. Tất cả chúng ta đều có cơ hội để nổi bật, nhưng cũng có khả năng bị loại khỏi đường đua.
3. Tiền đề để trở nên giàu có là dám đổi mới và phá vỡ các quy tắc ban đầu
Tất cả những người giàu có thể kiếm được nhiều tiền và thành công đều có một điểm chung, đó là sự đổi mới.
Bởi vì chỉ khi dám đột phá, bạn mới có thể chớp lấy cơ hội, nắm bắt thời cơ và làm giàu. Những cơ hội này là do mỗi người tự tìm ra. Không ai có nghĩa vụ phải dạy bạn cách trở thành người giàu có.
Bởi vì khi bạn phá vỡ các quy tắc và kiếm được “hũ vàng” đầu tiên, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng được nền tảng nhận thức kinh doanh của chính mình.
Chỉ cần đào thành công “hũ vàng” đầu tiên, sau này bạn có thể dễ dàng đào ra hàng trăm, hàng vạn thùng vàng (độ khó từ 1 đến 100 thấp hơn rất nhiều so với từ 0 đến 1). Miễn là bạn dám bước ra khỏi vùng an toàn để phá vỡ quy tắc cứng nhắc ban đầu.
Mỗi người nên thoát khỏi gông cùm của những nguyên tắc và quy định ban đầu, thay vào đó hãy bắt đầu suy nghĩ từ những nguyên tắc cơ bản nhất.
Người ta hay nói rằng tỷ lệ thất bại khi bắt đầu khởi nghiệp là rất cao. Nếu mọi hành động đều vội vàng thì rất có thể sẽ thua thảm hại. Đó là những câu mà người mới bắt đầu khởi nghiệp hay được nghe, nhưng bạn cần phải dám nghĩ dám làm.
Bạn có thể thử trước một dự án nhỏ, miễn là những thử nghiệm đó của bạn có thể kiểm chứng được tính khả thi của vấn đề. Nếu thất bại thì lấy đó là kinh nghiệm để tiếp tục đứng lên tiến về phía trước.
4. Sử dụng tư duy đòn bẩy
Tư duy đòn bẩy không có nghĩa là cứ đâm đầu vào những phi vụ làm ăn không có hy vọng để thất bại nặng nề. Đòn bẩy ở đây là học theo con đường kiếm tiền thông minh của người giàu và thoát khỏi cái bẫy của sự siêng năng cấp thấp.
Người giàu quen nhìn nhận bản chất của sự việc từ góc độ tương lai và họ dễ dàng nắm bắt cơ hội hơn. Trong khi đó, nhiều người trong chúng ta thường sẽ kích hoạt suy nghĩ theo thói quen của mình để bảo vệ bản thân khi gặp phải những quan điểm trái ngược.
Ví dụ, khi ai đó nói rằng bạn không thể làm được việc này, việc này không được làm, thì trong tiềm thức bạn cũng sẽ nói rằng việc này không thể tự mình làm được, việc này không thể làm được nữa. Vì vậy bạn không muốn suy nghĩ sâu hơn dẫn đến cơ hội bị bỏ lỡ.
Ngược lại, những người giàu thường nhìn thẳng vào vấn đề và đặt câu hỏi: Có thực sự như vậy không? Có lý do nào khác không? Họ tiếp tục đào sâu để nhìn ra sự thật và bản chất của các sự kiện. Có thể nói, những người bình thường đánh giá sự việc bằng kinh nghiệm quá khứ, nhưng những người vĩ đại đánh giá bằng tầm nhìn của tương lai.
Cảm giác an toàn mà thu nhập ổn định mang lại đều là cảm giác an toàn giả tạo. Trong thế giới luôn thay đổi này, không có công việc nào có thể mang lại cho bạn cảm giác an toàn tuyệt đối. Cảm giác an toàn thực sự không đến từ tiền lương.
Theo 163-Thùy Anh–Theo Nhịp sống kinh tế