Tính toán cao tay và khó ngờ tới của ông Putin đang khiến EU lo sốt vó, nhất là trong bối cảnh cả lục địa già đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nhiên liệu nghiêm trọng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang ở giai đoạn cuối trong cuộc đàm phán với ông Tập Cận Bình về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới sang Trung Quốc, động thái này có thể làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Hiện tại, châu Âu và Nga vẫn đang bất đồng về dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2), một đường ống dẫn khí đốt dưới biển từ Nga sang Đức. Dự án này đã hoàn thành, mang theo tham vọng của Nga về một vẫn chưa thể đưa vào vận hành do những tranh cãi ở Mỹ và các nước châu Âu, đặc biệt là Đức trong bối cảnh căng thẳng với Nga gia tăng.
“Sức mạnh Siberia 2” khiến châu Âu lo sốt vó
Theo tờ Express, thỏa thuận mới mà ông Putin đang đàm phán với ông Tập sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm, vận chuyển thêm tới 50 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm thông qua một đường ống lớn mới có tên “Power of Siberia 2” (Sức mạnh Siberia 2).
Tính toán cao tay và khó ngờ tới này của ông Putin đang khiến EU lo sốt vó, nhất là trong bối cảnh cả lục địa già đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nhiên liệu nghiêm trọng khiến giá nhiên liệu tăng cao ngất ngưởng. Phần còn lại của châu Âu đang chìm sâu vào cuộc khủng hoảng năng lượng lớn, với giá cả leo thang lên mức kỷ lục mới vào tuần trước, tăng gần 800% kể từ đầu năm.
Cuộc khủng hoảng năng lượng của EU đã gia tăng trong những tuần qua sau khi các lò phản ứng hạt nhân ở Pháp ngừng hoạt động và sản lượng điện gió tạo ra ở Đức suy giảm mạnh.
Kết quả là các quốc gia châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt từ Nga phục vụ sưởi ấm. Tình trạng thiếu điện đã khiến các quốc gia đốt nhiều than hơn và thậm chí là cả dùng đến cả dầu, ảnh hưởng đến cam kết của COP26 về loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.
Vì vậy, theo các chuyên gia, cú bắt tay lần này của Nga – Trung đang khiến châu Âu “mất ăn mất ngủ”.
Theo giới quan sát, thỏa thuận mới sắp đạt được với Trung Quốc giúp Nga không còn phụ thuộc vào khách hàng châu Âu. Bởi hiện tại Nga đang đau đầu khi Đức và Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang cân nhắc có nên thông qua đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 hay không.
Danil Buchkov, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung, nói trên tờ Express: “Đường ống Sức mạnh Siberia 2 dẫn khí đốt từ các mỏ khai thác của Nga ở bán đảo Yamal, cũng là nơi Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu”.
Đã có những cáo buộc ông Putin tìm kiếm nguồn cung cấp khí đốt mới với Trung Quốc để gây áp lực buộc EU phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng nhiều chuyên gia bác bỏ nhận định này.
Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đưa khí đốt từ Nga sang Đức, vượt qua Ba Lan và Ukraine. Phía Nga gần đây thông báo sẵn sàng bơm 50 triệu m3 khí đốt/năm qua đường ống này, một khi phía châu Âu đồng ý mở van.
Nhưng cho đến nay, nó vẫn “dậm chân tại chỗ”. “Đó là những vấn đề mà các đối tác châu Âu của chúng ta cần giải quyết. Giờ đến lượt họ. Nga đã làm xong phần việc xây dựng đường ống. Nord Stream 2 sẵn sàng đi vào hoạt động”, ông Putin nói trong bài phát biểu ngày 29/12/2021.
Sức mạnh Siberia 2 và Dòng chảy phương Bắc 2
Các nhà phân tích cảnh báo, đường ống mới với Trung Quốc sẽ giúp Nga có thêm đòn bẩy đối với châu Âu.
Danil Buchkov, một chuyên gia về quan hệ Nga và Trung Quốc cho biết: “Sức mạnh Siberia 2 sẽ cung cấp khí đốt từ bán đảo Yamal của Siberia, nguồn khí đốt xuất khẩu sang châu Âu. Các quan chức phương Tây lo ngại dự án có thể có tác động địa chính trị đối với các quốc gia châu Âu trước khi họ bắt tay nghiêm túc vào quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo”.
Theo kế hoạch, đường ống Sức mạnh Siberia 2 cũng sẽ có sản lượng 50 triệu m3/năm, tương đương Dòng chảy phương Bắc 2, giúp điện Kremlin có thêm lựa chọn đối tác cũng như giá cả. “Đường ống Sức mạnh Siberia 2 được lên kế hoạch sẽ có thể bơm vào Trung Quốc với số lượng tương đương với lượng mà Dòng chảy phương Bắc 2 có thể vận chuyển đến châu Âu, mang lại nhiều lợi thế và củng cố vị thế số 1 của Nga”, chuyên gia này nhấn mạnh thêm.
Brandon Weichert, một nhà phân tích địa chính trị, nói với Express rằng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga có nghĩa là cuối cùng họ sẽ phải chịu áp lực của Moscow. Ông nói: “Tôi tin rằng châu Âu sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ‘chơi đẹp’ với Nga để có được nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hợp lý hơn cho lục địa này”.
Theo kế hoạch, đường ống Sức mạnh Siberia 2 sẽ sớm được xây dựng, là thỏa thuận đem lại lợi ích cho cả Nga và Trung Quốc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2027.
Sẽ đến thời châu Âu muốn mua, Nga không muốn bán?
Nga và Trung Quốc thời gian qua tích cực xích lại gần nhau, đạt các bước tiến trong lĩnh vực năng lượng.
Năm 2019, hai quốc gia đưa đường ống dẫn khí đốt trực tiếp đầu tiên vào hoạt động mang tên Sức mạnh Siberia. Đường ống thứ hai này sẽ thuộc sở hữu của Công ty TNHH Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và “gã khổng lồ” Gazprom của Nga.
“Phương Tây đang lưỡng lự về việc mua khí đốt khi Nga tích cực chào bán. Nhưng trong tương lai, thậm chí muốn mua cũng chưa chắc được Nga đồng ý”, Brandon Weichert, chuyên gia về địa chính trị châu Âu nhận định.
“Tôi tin rằng châu Âu không còn cách nào khác là phải thân thiện với Nga để mua khí đốt với giá phải chăng”, ông Weichert nói thêm. Ông Weichert giải thích: “Động thái này vừa mang về cho Nga nhiều tiền vừa giúp Moscow dễ dàng vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây”.
Ông Weichert nói rằng không thể tránh khỏi việc Nga sẽ tiếp tục khẳng định vị thế số 1 của mình và nâng tầm ảnh hưởng khắp châu lục vì phương Tây cuối cùng sẽ phải nhượng bộ trước yêu cầu của ông Putin để giữ giá khí đốt ổn định.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị