Thay vì vô số, chi bằng rèn cho mình một thói quen tốt!
Sau khi bộ phim “The Chinese pilot” lên sóng, nữ diễn viên Viên Tuyền, khi ấy 42 tuổi, dù đứng giữa một loạt những sao nữ trẻ khác, bất kể là về vóc dáng hay khí chất đều rất vượt trội.
Khi mới vào Học viện Kí Kịch Trung Ương Trung Quốc, Viên Tuyền cùng Chương tử Di, Tần Hải Lộ và bạn bè khác ăn uống không kiểm soát, khoảng thời gian nặng nhất của cô rơi vào mức 60kg.
Vì làm về nghệ thuật nên khi ấy Viên Tuyền khá áp lực về việc này, cô thử đủ mọi loại thuốc giảm cân, không chỉ làm tổn thương cơ thể mà còn không đem lại tác dụng, sau này, nhờ vào việc kiên trì chạy bộ mà dần dần cô cũng lấy lại được vóc dáng.
Người ta thường nói giảm cân dễ duy trì khó, sau khi giảm cân, Viên Tuyền không dám ăn vô tội vạ như trước nữa.
Để luôn giữ cân nặng ở mức hợp lý, trong rất nhiều năm cô luôn duy trì thói quen ăn những đồ ăn thanh đạm, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, uống nhiều nước, chăm vận động.
Steve Jobs từng nói: “Trong 30 năm đầu của cuộc đời, bạn hình thành nên những thói quen; trong 30 năm cuối của cuộc đời, nhưng thói quen ấy quyết định cuộc sống của bạn.”
Suy nghĩ của một người quyết định hành vi của anh ta, hành vi của anh ta quyết định thói quen của anh ta, và thói quen ấy lại quyết định vận mệnh.
Thói quen tốt, dù chỉ có một cái thôi, cũng thực sự có thể khiến cuộc sống của bạn ngày một tốt đẹp hơn.
01–Thói quen của bạn, quyết định vận mệnh của bạn
Năm 2019, Lã Diễm Phi đại diện cho đội tuyển Trung Quốc tham dự tranh cúp trong bộ môn nhảy dây, World Jump Rope (WJR), và giành được 2 huy chương vàng cho đất nước tỷ dân. Rất nhiều người chỉ thấy được khoảnh khắc huy hoàng của anh mà không biết anh của 3 năm về trước.
Khi ấy, cứ mỗi lần được về nhà, Lã Diễm Phi lại chỉ nằm lì trên giường chơi điện tử. Vì cân nặng ngày một tăng, người ngày một cảm thấy mệt mỏi, trong một lần tình cờ, anh được làm quen với kỹ thuật nhảy dây, kể từ lúc ấy, anh quyết định sẽ giảm cân thông qua nhảy dây.
Một người nặng 95kg đi nhảy dây, liệu có dễ dàng? Khi mới bắt đầu, Lã Diễm Phi đến 10 cái cũng không nhảy được, hơn nữa ngày hôm sau còn đau hết người.
Nhưng anh vẫn kiên trì mỗi sáng dậy sớm ra công viên tập nhảy dây. Từ 1 phút, tới 3 phút, rồi tới 5 phút, thời gian nhảy dây của Lã Diễm Phi ngày một dài hơn. Một tháng sau, anh đã có thể nhảy được liền nửa tiếng.
Cuộc sống sẽ không phụ lòng tất cả những ai nỗ lực bỏ ra.
Nửa năm sau, Lã Diễm Phi không chỉ hình thành được thói quen nhảy dây mà còn giảm được gần 25kg.
Từ một “cậu béo” 95kg tới quán quân nhảy dây thế giới, trải nghiệm của Lã Diễm Phi một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thói quen.
Nhà tâm lý học người Mỹ, William James nói: “Ươm một hành động, gặt một thói quen; ươm một thói quen, gặp một tính cách; ươm một tính cách, gặt một cuộc đời.”
Cuộc sống, chẳng qua cũng chỉ là không ngừng lặp lại thói quen của mình. Nếu bạn muốn thay đổi quỹ đạo cuộc đời mình, bạn phải thay đổi thói quen.
Năm 22 tuổi, Lôi Hải Vi khi ấy đang là shipper ở Thượng Hải, cũng giống như nhiều người khác, sau khi tan làm, anh cũng không có việc gì khác đặc biệt để làm. Sau này, anh phát hiện ra hiệu sách là một nơi tốt, vì vậy mà thường xuyên tới hiệu sách đọc sách, học thuộc thơ.
Không ai ngờ rằng, 16 năm sau, một thói quen tưởng chừng như rất nhỏ nhặt ấy lại khiến Lôi Hải Vi, khi ấy 38 tuổi đánh bại rất nhiều thạc sỹ tiến sỹ khác trở thành quan quân của chương trình “Đại hội thơ ca Trung Quốc” mùa thứ 3.
Hiện tại, anh đã trở thành giáo viên dạy thơ chữ hán của một cơ sở giáo dục.
Từ một shipper bình thường tới một giáo viên dạy thơ, Lôi Hải Vi rất hài lòng với cuộc sống của mình.
Đại học Duke của Mỹ từng có một nghiên cứu kết luận rằng: 45% hành vi của chúng ta tới từ thói quen.
Về lâu dài, một khi bạn hình thành thói quen tốt, thường xuyên làm việc gì đó, thì việc lặp đi lặp lại liên tục thứ sức mạnh này sẽ rất có lợi cho bạn.
Nguyện vọng lớn nhất trong cuộc sống là kiểm soát được số phận của chính mình.
Và những thói quen tốt quả thực có thể trở thành cánh tay đắc lực cho bạn.
02
Ý chí, giúp thói quen được lâu dài hơn
Rất nhiều người hình thành nên thói quen nhờ những động lực bên ngoài.
Động lực tuy là một thứ tốt, nhưng chỉ có nó, vẫn chưa đủ để hình thành nên thói quen tốt.
Chẳng hạn, tác giả của cuốn “Mini Habits: Smaller Habits, Bigger Results”, Stephen Cruise luôn muốn có một thân hình khỏe mạnh. Mỗi ngày anh đều tập tới đẫm mồ hôi trong 30 phút, dần dần, anh mất đi nhiệt tình với việc tập luyện.
Sau này, Stephen đã bỏ đi kế hoạch tập luyện nửa giờ mỗi ngày, thu hẹp mục tiêu xuống còn chống đẩy 1 cái mỗi ngày.
Cứ như vậy, cái cảm giác lo lắng khi không hoàn thành nhiệm vụ dần dần được thay thế bằng sự vui vẻ khi chống đẩy được một cái mỗi ngày.
Nhìn thấy được thành tích chính là lý do để tiếp tục tiến về phía trước.
Stephen sở dĩ giảm cảm thành công, đó là bởi trong quá trình chống đẩy một cái mỗi ngày, anh vô thức rèn luyện được cho mình “ý chí”. Và chính ý chí mới là nhân tố quan trọng nhất trên con đường hình thành thói quen tốt.
Động lực tới từ bên ngoài, nếu nó mất đi, chúng ta sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn của sự thiếu nhiệt huyết. Lúc này, nếu muốn tiếp tục hành động đang làm, chúng ta cần một ý chí thép.
Ý chí tới từ chính bản thân mỗi người, khi con người thiếu động lực làm việc thì sức tiêu hao ý chí sẽ tăng vọt, khó có thể duy trì một hành vi trong thời gian dài và rèn luyện thành thói quen.
Đặc điểm lớn nhất của thói quen nhỏ đó là mục tiêu của nó đủ nhỏ để hoàn thành mà không cần nỗ lực. Bằng cách này, mọi người sẽ không cảm thấy đau đớn vì tiêu hao ý chí rất lớn, vì vậy họ có thể tiếp tục gắn bó với hành vi hiện tại.
Cuốn “Atomic Habits” của tác giả James Clear có viết: “Cải thiện 1% không phải là thứ đặc biệt đáng chú ý, chúng ta đôi khi còn không buồn để ý tới nó, nhưng nó lại là thứ có thể có ý nghĩa hơn, đặc biệt là về lâu dài.”
Đội bóng rổ Los Angeles Lakers khi đó đang ở trong trạng thái khó khăn, huấn luyện viên của đội khi ấy đã khích lệ các cầu thủ, nói: “Hôm nay chúng ta chỉ cần tiến bộ hơn năm ngoái 1%, có vấn đề gì không?”
Các cầu thủ, những người đang rất buồn bực, sau khi nghe thấy yêu cầu là 1%, ngay lập tức đã tự tin đồng ý, đồng thời hoàn thành mục tiêu với không một chút áp lực.
Năm ấy, đội Los Angeles Lakers đã rất dễ dàng giành được giải quán quân của năm.
Con người ta luôn bị chi phối bởi những mong muốn, những khát khao. Nếu khát khao không được thỏa mãn, chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng, đau khổ. Những người bỏ cuộc giữa đường, họ không bại bởi thói quen, họ chỉ là chưa tìm ra được cách đúng đắn để bồi dưỡng nên thói quen mà thôi.
Kazuo Inamori từng nói: “Hãy cảm động vì mỗi một thành công nhỏ mà bạn đã đạt được, đồng thời xem nó là động lực, và rồi nỗ lực hơn nữa.”
Chỉ khi đạt mục tiêu nhỏ, bạn sẽ có thể thông qua những lời khẳng định và khích lệ nho nhỏ để không ngừng vượt qua cái rào cản “muốn bỏ cuộc”.
Một thói quen tốt quả thực có thể khiến cuộc đời nở hoa.
Nhưng một thói quen tốt, cần tới sự lặp lại của vô số những thói quen nho nhỏ để tạo ra sức mạnh to lớn.
Thói quen nhỏ, không phải là một sự tự cạnh tranh phi thực tế. Ngược lại, thông qua sự tán thưởng và khẳng định của từng thay đổi nhỏ ở bản thân, nó sẽ từ từ đưa bạn tiếp cận tới những gì bạn mong đợi nhất.
Theo Thiên Vy-Doanh nghiệp và tiếp thị