Anh chở tôi bằng xe đạρ vượt quãng đường hơn 200 km để lên Sài Gòn thi đại học, với quyết tâm “có làm ăn mày hay ở đợ cho người ta anh cũng sẽ nuôi em học”.
Đầu năm 1990, cả nhà tôi chuγển vào Nam làm kinh tế mới, không ruộng đất, không người thân thích, cái đói nghèo đeo đuổi gia đình trong từng giấc ngủ. Nghèo quá nên mấy anh em chẳng đứa nào được học đến nơi đến chốn, riêng tôi vẫn mong lắm thoát cái nghèo bằng con chữ.
Tốt nghiệρ cấp ba là cố gắng của bao buổi đi làm cỏ, chặt mía, cuốc đất, xịt thuốc sâu, lên rừng kiếm củi nấu than, mót sắt vụn. Tôi bí mật nộp hồ sơ đi thi đại học với sự ủng hộ của anh hai. Tôi nhớ như in câu nói: “Em cứ thi đậu đi, có làm ăn mày hay ở đợ cho người ta anh cũng sẽ nuôi em học”.
Nhà tôi cách Sài Gòn hơn trăm cây số, vì nghèo nên tôi đi thi bằng xe đạρ của anh chở chứ không dám đi xe đò. Trước ngày đi thi, anh chuẩn bị hai can nước mười lít, vài đòn bánh tét anh tự gói, vỉ thuốc chống say, chống sốt cùng mấy bộ quần áo cũ còn tươm tất nhất.
Tháng bảy năm đó trời mưa nặng hạt, hai anh em tôi dậy từ tờ mờ sáng để kịp xuống điểm thi ở Sài Gòn. Quãng đường hơn trăm cây số đó đã in vào tim tôi là hình ảnh người anh còm cõi chở tôi đi thi giữa mưa nặng hạt, gió giật, đất đỏ bám kín bánh xe. Đôi vai anh gầy mà vĩ đại đến lạ kỳ, tiếng xe kẽo kẹt mà đẹp mê lòng người là vậy.
Chúng tôi đạp từ tờ mờ sáng đến gần khuya cũng đến được điểm thi ở quận 5. Sau đó, hai anh em xin ở nhờ dưới mái hiên của một quán cơm bình dân. Đêm đó anh thức trông cho tôi học bài, canh cho tôi ngủ với nụ cười hiền đầy tự hào về em mình.
Trời không phụ lòng người, tôi thi đậu đại học với số điểm cao so với mặt bằng chung, ước mơ bắt đầu được xây đắp từ đó. Tôi học đại học là chuyện không tưởng ở cái xóm nghèo mà phần lớn chưa quá cấp hai, chỉ biết tròn mặt chữ.
Mỗi tháng, anh đi làm thuê cuốc mướn, dậy sớm từ ba giờ sáng mót mủ cao su tằn tiện gởi cho tôi một triệu đồng, số tiền vừa đủ cho tôi đóng trọ, tiền giáo trình, quỹ lớρ. Thành thử cứ mỗi tháng một lần con đường thân thương lại có bóng dáng một con người đặc biệt. Anh lầm lũi đạp xe từ quê lên Sài Gòn với mười cân gạo, đôi chục trứng, dưa cà, đòn bánh, tấm quà quê của mấy cô bác hàng xóm gởi lên cho tôi.
Tôi cố gắng đi học, một buổi tranh thủ đi làm thêm đỡ đần anh, với tôi chẳng có gì đáng để ghi nhớ hơn hình ảnh chiếc xe đạp với người anh mạnh mẽ. Ngày tốt nghiệp, tôi vẫn ngỡ là giấc mơ, gần năm năm trời với bao khó khăn, nước mắt đã mang lại trái ngọt.
Rồi tôi cũng xin được việc, chăm chỉ đi làm, tôi thực hiện trọn vẹn lời hứa vì anh đã cho tôi những điều quý giá nhất rồi. Tôi viết những dòng này để tri ân người anh tuyệt vời của mình. Mỗi người có một thần tượng, còn với tôi anh là minh chứng cho những yêu thương vô bờ bến.
Cuộc sống gia đình tôi của thì hiện tại no đủ hơn, tôi đi làm gom tiền để anh đi học nghề, giờ anh cũng có thể kiếm cơm nhẹ nhàng hơn xưa rất nhiều. Anh có thể nghèo, có thể ít học, anh cũng chẳng biết nói những lời hoa mỹ như người ta, song anh có thể hi sinh tất cả vì em của mình. Thế nên cuộc sống đất Sài thành dù có bon chen, cơm áo gạo tiền có bộn bề như thế nào tôi cũng không nặng lòng.
Anh hai ơi, em không biết anh có đọc được những dòng này không, song mỗi khi đứng trước cám dỗ cuộc sống, đứng trước những dục vọng đời thường, em luôn nghĩ về anh để sống thật đẹp. Em cảm ơn anh, cảm ơn những chuyến xe tạo dựng cho em cuộc đời tươi đẹp. Em lúc nào cũng muốn nói câu “Em yêu anh hai nhiều lắm”…
DKN