Mỗi cấp độ đều là tiền đề cho sự giàu có trong tương lai của chúng ta.
Vì sao ai ai cũng mong muốn giàu có, tuy nhiên trong số chúng ta đại bộ phận đều không thể sở cầu như ý?
Nói cho cùng, nguyên nhân nằm ở hai điều, thứ nhất là trong tiềm thức không thực sự mong muốn giàu có, nhưng nhìn thấy người khác tìm kiếm và theo đuổi tiền tài bản thân cũng vô thức khát khao. Thứ hai là dù họ muốn trở nên giàu có, nhưng lại không muốn phải trả giá xứng đáng để có được sự giàu có. Thực ra để trở thành người giàu nhất định phải trải qua 3 cấp độ sau đây, nhưng đáng tiếc là hầu hết mọi người đều dừng bước ở cấp độ đầu tiên, cấp độ vô dụng nhất.
Cấp độ đầu tiên “Tôi chỉ muốn trở nên giàu có” nói một cách đơn giản, nếu tiền có thể tự nguyện rơi vào ví hay tài khoản của mình, họ sẽ vui vẻ chấp nhận. Cũng chính nói họ muốn ngồi mát ăn bát vàng hưởng hết vinh hoa của tầng lớp thượng lưu, nhưng chỉ là muốn mà thôi.
Chính xác thì, từ “muốn” không có nhiều ý nghĩa và đóng góp để người ta khởi phát hành động nhằm đạt được mong muốn đó. Một người trưởng thành phải ý thức được rằng không phải “muốn” là chúng ta sẽ có được, ngược lại mong muốn một khi không thể có được con người càng liều mạng vì tiền, càng đau đớn thống khổ. Hầu hết mọi người đều muốn trở nên giàu có, nhưng người giàu thực sự mãi chỉ là thiểu số, bởi người ta chỉ dừng lại ở cấp độ mong muốn một cách bất lực mà thôi.
Nếu muốn trở nên giàu có, cấp độ thứ hai là “Tôi chọn cách làm cho mình trở nên giàu có”. Rõ ràng, lựa chọn mạnh mẽ và có mục đích hơn là “mong muốn”, cho thấy rằng một người có ý tưởng cụ thể về cách trở thành người giàu có. Một khi lựa chọn, điều đó thường có nghĩa là họ phải hành động, tạo ra thực tại và tương lai cho chính mình, và đảm nhận một trách nhiệm nào đó.
Tuy nhiên, lựa chọn không phải là mức độ cao nhất, hãy nhìn vào cuộc sống thực tế, nhiều người vẫn chọn cách không trở nên giàu có.
Sau khi lựa chọn, có một phần quan trọng hơn, đó là cấp độ thứ ba để trở thành một người giàu: “Tôi sẽ làm hết sức để khiến mình trở nên giàu có.”
“Nỗ lực hết mình” chính là không giữ lại mà đóng góp toàn bộ tâm trí và sức lực. Nó bao chứa ý nghĩ quyết tâm để thực mục đích trở thành người giàu có, họ sẵn sàng bỏ ra tất cả năng lượng, thời gian giống như một chiến binh trên chiến trường, làm bất cứ điều gì nên làm để giành chiến thắng. Trong quá trình này, không có lý do bào chữa, không trì hoãn, không do dự, không rút lui, và tất nhiên, không bao giờ được phép thừa nhận thất bại. Câu nói “Tôi sẽ làm hết sức để trở nên giàu có” cũng có nghĩa là để đạt được điều này, tôi cố gắng tiếp tục làm việc. Chỉ có cái chết mới có thể chấm dứt điều này. Khi mọi người tự nói với mình “Tôi sẽ làm hết sức để trở nên giàu có” điều gì sẽ xảy ra? Một số người sẽ có được sức mạnh to lớn trái ngược với hầu hết mọi người sợ hãi và lo lắng, bởi vì số đông không thể nỗ lực hết mình. Đa số mọi người không dám đánh cuộc, họ càng không thể dốc hết sức để làm giàu, nên cả đời cũng không thể trở nên giàu có.
Một số người có thể không đồng ý với điều này và sẽ phản bác những điều trên là không hợp lý, rằng bản thân đã hết mình trong công việc, thực sự chăm chỉ, nhưng vẫn không thể trở thành người giàu có. Những người này có thể làm việc đủ chăm chỉ, nhưng thực tế họ đã không làm hết sức mình, bởi vì chìa khóa để nỗ lực hết mình không có sự dè dặt, để trở nên giàu có, họ phải đầu tư mọi thứ. Nhiều người thất bại trong việc trở nên giàu có vì những hạn chế của bản thân. Họ hạn chế việc bản thân bỏ ra bao nhiêu, đầu tư bao nhiêu, hy sinh hoặc chấp nhận rủi ro bao nhiêu. Nếu có quá nhiều hạn chế như thế này, họ đương nhiên không thể cố gắng hết sức.
Tóm lại, để trở thành một người giàu có hoàn toàn không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi sự dũng cảm, hành động, chăm chỉ, tập trung và bền bỉ. Nó đòi hỏi sự nỗ lực hết mình và tận tâm của bạn như vậy mới được coi là đi hết ba cấp độ để đạt tới sự giàu có thực sự.
Diệp Nguyễn–Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị