-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media co., ltd
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy rằng những người thành đạt, giàu có cũng chẳng có gì đặc biệt. Họ chẳng phải là những con người học hành giỏi nhất hoặc thông minh xuất chúng. Họ cũng chẳng phải là những con người nói năng lưu loát nhất, hay có phong thái “ông chủ” hơn tôi và bạn. Thậm chí họ, có người còn “chìm lỉm” trong đám đông như lời kể của một cầu thủ câu lạc bộ Chelsea khi lần đầu nhìn thấy ông chủ của mình:
“ Lần đó, trước một trận đấu ở giải ngoại hạng, khi chúng tôi đang ở trong phòng thay đồ thì ông ấy xuất hiện với hai người khác. Trước khi về với Chelsea, tôi chỉ biết đây là câu lạc bộ của nhà tỷ phú người Nga Abramovic, nhưng tôi chưa nhìn thấy ông ấy bao giờ. Bởi vậy, khi có người nói to lên “ông chủ đến”, tôi hơi sững người một chút rồi nhìn kỹ về nhóm ba người mới đến. Quả thật, nếu không được giới thiệu thì không bao giờ tôi có thể tin rằng người đàn ông có phong thái e dè, khép nép kia lại là một tỷ phú lừng danh và là ông chủ của một trong những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu thế giới”.
Vâng, họ cũng “bình thường thôi”, như cách mà tỷ phú người Mỹ Donald Trump nhìn nhận về hàng xóm của mình: “ Tôi và ông ấy ở trong cùng một tòa nhà Trump Tower. Chúng tôi thường xuyên gặp và chào nhau trong thang máy nhưng tôi không biết gì về anh ta cả. Cho đến một hôm, anh ấy mời tôi đến dự một buổi tiệc của anh. Thoạt tiên tôi nghĩ anh ấy chỉ là một người đàn ông tốt và có một người vợ tuyệt vời. Tôi dự định chỉ ghé qua buổi tiệc của anh ấy trong chốc lát vì lịch sự. Thế rồi tôi đã rất ngạc nhiên khi gặp số người có ảnh hưởng nhất ở thành phố New York cũng có mặt ở bữa tiệc ấy. Lúc đó tôi mới khám phá ra rằng người hàng xóm bình thường, hòa nhã mà tôi vẫn thường gặp trong thang máy chính là chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành của một trong những tập đoàn phát hành báo chí lớn nhất nước Mỹ”.
“Không đâu, anh bạn ạ, anh nghĩ sai về tôi rồi. Tôi chỉ là một người bình thường như bao người. Tôi chẳng có khả năng gì đặc biệt cả. Trong hầu hết mọi việc, tôi giỏi hơn mọi người đôi chút; Nhưng trong một số việc, tôi lại thua kém mọi người rất xa. Điều này rõ ràng rất đúng với khả năng thể chất của tôi. Tôi không thể chạy; Tôi là một người chỉ biết đi bình thường; Rõ ràng tôi không phải là một tay bơi xuất sắc. Tôi có thể cưỡi ngựa tốt hơn những việc khác mà tôi có thể làm được, nhưng tôi vẫn không phải là một kỵ sĩ tài ba. Tôi cũng không bắn súng giỏi. Thị lực của tôi quá kém nên không thể nhìn thấy những mục tiêu ở xa. Thế nên, xét về mặt tài năng thể chất thì, tôi chỉ là một người bình thường như những người khác. Khả năng văn chương của tôi cũng thế. Rõ ràng tôi không phải là một người viết giỏi. Trong cuộc đời mình, tôi đã viết rất nhiều, nhưng tôi luôn phải rất cố gắng khi phải làm việc với những trang giấy”
(Trích thư của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt gửi một người hâm mộ)
Phải, “ bình thường thôi”. Họ cũng bình thường như tôi và bạn. Vậy thì điều gì tạo nên sự khác biệt? Điều gì giúp họ trở nên thành công giàu có và phần đông còn lại vẫn hàng ngày vật vã trong “ cơm áo gạo tiền”?
Điều gì ? Tất cả là từ suy nghĩ, từ cách tư duy của mỗi một con người.
“Ba phạm nhân bị phán tội ngồi 10 năm tù, bị đưa đến một nhà lao. Người quản tù nói với họ, trước khi vào tù, mọi người đều có thể chọn một món đồ. Ba người vừa nghe xong rất vui mừng. Người thứ nhất là người nghiện thuốc nên anh ta xin người quản tù thuốc thơm, thế là người quản tù cho anh ta. Người thứ hai là một người hiếu sắc nên anh ta xin một cô gái. Suy nghĩ cả buổi trời, người quản tù cũng đồng ý. Người thứ ba là một người Do Thái, anh ta xin viên cai ngục một cái điện thoại, thế là người cai ngục cũng vui vẻ đáp ứng yêu cầu của anh ta.
Cuối cùng thì 10 năm cũng trôi qua, ba người được ra khỏi tù. Người thứ nhất vừa bước ra khỏi cổng tù liền châm lửa hút thuốc, vẫn là một con ma nghiện thuốc. Người thứ hai lúc ra khỏi tù, sau lưng còn có bốn, năm đứa trẻ, bởi vì trong thời gian mười năm anh ta vẫn có cuộc sống vợ chồng với người phụ nữ đẹp mà anh ta được ban tặng. Nhưng người thứ ba lúc ra tù, đến đón anh ta là một tài xế và một cô thư ký, bởi vì trong mười năm qua anh ta vẫn dùng điện thoại giữ liên lạc với thế giới bên ngoài khiến cho công việc làm ăn của anh ta ngày càng phát đạt.
Cả ba người có cùng chung số phận, khi đối mặt với số phận của mình họ đã có những lựa chọn khác nhau, vì thế mà đương nhiên có ba kết cuộc không giống nhau.
Con người có năng lực suy nghĩ, và chính điểm này giúp chúng ta khác với những sinh vật khác trên trái đất. Chúng ta dùng quyền tự do lựa chọn của mình để suy nghĩ.Chúng ta có thể tự do học, tự do phát triển, thử nghiệm và sáng tạo. Chúng ta sở hữu một bộ não trí tuệ. Chúng ta biết chúng ta có thể lựa chọn và những lựa chọn riêng biệt ấy sẽ cho ra một kết quả riêng biệt.
Vâng, tất cả là từ cách nghĩ.
Có bao giờ bạn tự hỏi: có thể xóa bỏ các nhà tù được không? Không ai rỗi hơi lại đi suy nghĩ về một điều ngớ ngẩn như thế – Chắc chắn bạn sẽ phản ứng như vậy. Trong một khóa học về sự sáng tạo được tổ chức ở Mỹ, giáo sư tâm lý David.J.Schwartz đã đưa ra một câu hỏi tương tự như thế, và tất cả các học viên của ông đã nhao nhao phản đối. Họ cho rằng ông đùa.
– Nào, tôi xin nhắc lại: trong số các bạn có ai tin rằng trong vòng 30 năm nữa, chúng ta sẽ bỏ hết các nhà tù không?
Khi mọi người đã tin chắc đó là một câu hỏi nghiêm túc, những phản ứng thành lời bắt đầu.
– Ông muốn nói rằng người ta phải thả hết tụi giết người cướp của, trộm cắp ra ư? Làm sao có thể như thế được. Còn ai có thể sống yên ổn với lũ người ấy. Không, không thể. Xã hội cần nhà tù và thậm chí cần thêm nhiều nhà tù nữa – một người phản đối.
– Còn lũ buôn ma túy nữa, nó sẽ hủy hoại tương lai chúng ta.
– Những kẻ tham nhũng, lấy gì để bỏ tù họ. Không được đâu giáo sư ơi.
Cứ thế, ai cũng phản đối. Họ đưa ra hàng loạt lý do để có nhà tù. Thậm chí có người với suy nghĩ chỉn chu hơn còn cho rằng nhà tù còn giúp tạo công ăn việc làm cho cảnh sát và cai ngục.
Chờ cho các ý kiến phản đối lắng dịu, giáo sư lên tiếng: Đúng như các bạn nói, có rất nhiều lý do để duy trì nhà tù. Nhưng bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ thêm chút nữa với sự tin tưởng rằng 30 năm nữa chúng ta sẽ không cần đến nhà tù nữa, được không?
Tất cả lớp im lặng. Họ vẫn cho đó là điều không thể. Giáo sư tiếp tục: Nhưng các bạn chỉ cần tưởng tượng ra điều đó thôi. Hãy nghĩ rằng có thể bỏ hết nhà tù thì chúng ta phải làm cái gì?
Sau hai phút im lặng, “phát pháo” đầu tiên được nổ:
– Phải, có thể giảm bớt tôi phạm nếu thành lập thêm các câu lạc bộ thanh niên.
Và, các bạn tin không, cái nhóm người mà vừa mới đây đã kịch liệt phản đối, bây giờ lại đồng loạt đưa ra các giải pháp một cách rất nhiệt tình:
– Phải phát triển kinh tế để giảm bớt đói nghèo. Tội phạm phần lớn đều có nguồn gốc từ nghèo đói.
- Phải tích cực nghiên cứu để ngăn chặn tội ác trước khi nó được thực hiện.
- Tăng cường giáo dục pháp luật v.v…
Chỉ với một vấn đề là nhà tù, với hai cách nghĩ đối nghịch nhau, chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta vẫn có thể đưa ra được những giải pháp tương ứng. Rõ ràng, luôn có nhiều cách nghĩ cho mỗi một vấn đề. Tốt, xấu, tích cực hay tiêu cực, thiên đường hay địa ngục, tất cả tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề đó như thế nào.
Phải, cách nhìn nhận vấn đề, một cách nhìn khác cũng có thể tạo ra nhiều khác biệt. Phần lớn trong chúng ta đều bảo rằng tranh của danh họa Picasso rất khó nhìn, thậm chí không ít người cho rằng xấu. Thế nhưng tại sao ông ấy lại được người đời gọi là danh họa và các tác phẩm của ông đều có giá hàng chục triệu đôla?
Chính Picasso đã trả lời câu hỏi này: “Thường thì chỉ có một cách để quan sát sự việc cho đến khi có ai đó hướng dẫn chúng ta quan sát từ những góc nhìn khác”.
Vâng! Góc nhìn khác. Chính góc nhìn khác này đã đưa Picasso vào ngôi đền của những danh họa. Và cũng với góc nhìn khác này đã biến những con người bình thường trở nên giàu có.
Gert Boyle là mẹ của ba đứa con và là vợ của Neil, ông chủ của công ty kinh doanh nón Columbia Sports wear. Cho đến trước năm 1970, chưa bao giờ Gert nghĩ đến việc kinh doanh. Công việc nội trợ, chăm lo tổ ấm gia đình và việc học hành của ba đứa nhỏ đã chiếm hết thời gian của bà. Và hơn nữa, chỉ với tấm bằng cử nhân xã hội học, công việc kinh doanh, tiền bạc không phải là thiên hướng của bà và bà cũng không hề nghĩ đến việc làm chủ một doanh nghiệp nào đó.
Thế rồi, sự trớ trêu của số phận đã buộc bà, khi đã ở vào tuổi bốn mươi, phải thay đổi. Năm 1970, chồng bà qua đời sau một cơn đau tim đột ngột. Không còn cách nào khác, bà phải thay chồng tiếp quản công ty. Từ “người đàn bà của xó bếp” bước chân vào thương trường, bà không chỉ bỡ ngỡ với nhiều thứ mà thậm chí các thành viên hội đồng quản trị và cả ngân hàng đều không ủng hộ. Kết quả là một năm sau khi Gert nhận quyền điều hành, doanh số bán hàng của công ty đã giảm 30%. Thực tế đáng buồn này đã hạ gục bà, hay nói đúng hơn là hạ gục “người đàn bà của xó bếp” trong bà. Với sức ép từ nhiều phía, cuối cùng bà đồng ý bán công ty để trả nợ. Thế nhưng khi đã tìm được người mua, khi các bên chuẩn bị ký kết, Gert mới nhận ra rằng, sau khi trả hết các khoản nợ và chia phần cho các cổ đông, phần của bà chỉ còn 1.400usd, ba đứa con đang đi học, lại không nghề nghiệp, đó là một tương lai mờ mịt. Hay có thể nói đó là một sự lựa chọn “đi vào địa ngục”. Trước tình thế này bà không đồng ý. Kế hoạch bán công ty buộc phải hủy bỏ.
Bằng mọi giá phải giữ lại Columbia Sports Wear. Một tiếng nói thôi thúc từ trong tim Gert réo lên như thế. Và cái con người nội trợ trong bà bỗng nhiên biến mất, thay vào đó là người đàn bà “ dám nghĩ dám làm” với quyết tâm đưa con tàu Sports Wear vượt qua khó khăn để tiến về phía trước.
Đầu tiên, bà ra quyết định sa thải những người phản đối mình. “ Bạn không thể tiến lên nếu suốt quãng đường bạn đi luôn có người chống đối” – Bà nói. Tiếp theo, Gert cắt giảm lương của mình và những người quản lý, đồng thời cắt giảm nhân sự ở những bộ phận không thực sự cần. Sau đó nữa, với hàng loạt cải tiến chất lượng sản phẩm và tung ra nhiều mặt hàng mới, Sports Wear đứng vững và phát triển mạnh mẽ cho đến nay.
Câu chuyện của Gert hoàn toàn không phải là cá biệt. Cuộc đời luôn đặt chúng ta trước nhiều lựa chọn và con người luôn có xu hướng chọn giải pháp “an toàn nhất”.
Thử đặt mình vào hoàn cảnh của Gert, tôi tin chắc rằng phần đông trong chúng ta sẽ chọn giải pháp bán công ty cho nhẹ nợ. Thật dễ hiểu, bởi bán công ty, bạn sẽ không phải đương đầu với thử thách, với “thù trong giặc ngoài”, với lời lỗ khó lường. Cái “con người của xó bếp” trong bạn sẽ có đủ lý do thích hợp để bào chữa rằng bạn chưa bao giờ làm chủ doanh nghiệp, bạn không có kinh nghiệm; Rằng với ba đứa con, bạn đâu thể làm gì được. Và điều quan trọng hơn, bán công ty, bạn nhận được sự “cảm thông” của mọi người. Bởi, suy cho cùng, bán công ty hay phá sản, đó đâu phải là lỗi của bạn.
Ngược lại, để duy trì và xây dựng công ty, ngoài việc phải đương đầu với nhiều thứ, với thử thách thất bại, đó còn là những “ý kiến” góp ý, chỉ trích, đại loại như: có làm được không đây? Nội trợ thì biết gì mà làm kinh doanh, hay ham ký, ham làm giám đốc đây mà v.v… đủ loại. Dẫu vô tình hay cố ý, dẫu thật lòng hay đùa cợt, tất cả đều có xu hướng kéo bạn tụt lại.
Thật trớ trêu là con người chúng ta, được Thượng Đế ban cho một quyền năng tuyệt đối là được toàn quyền kiểm soát tư tưởng của mình, được quyền hưởng thụ mọi thành quả hay gánh chịu mọi hậu quả do mình gây ra, lại có xu hướng mong nhận được sự “cảm thông” hay “ý kiến” góp ý của mọi người, trong khi thực tế, sự cảm thông hay ý kiến đó cũng chỉ là “lời nói gió bay”.
Từ con người nguyên thủy sống trong hang động, ăn lông ở lổ đến con người văn minh hiện đại hôm nay, xã hội loài người đã trải qua hàng triệu năm tiến hóa liên tục, đổi mới liên tục. Thế nhưng chẳng hiểu vì nguyên cớ gì, tư tưởng bầy đàn vẫn còn ngự trị trong hầu như tất cả mọi con người. “Làm giống người khác”; “Người ta bảo thế “hay” không nên chơi trội v.v..” vẫn là phương châm sống của gần như tất cả. Bởi, chỉ có cách này chúng ta mới nhận được sự “cảm thông” của người khác, của “bầy đàn”. Đó cũng chính là lý do để trả lời cho câu hỏi vì sao phần đông trong chúng ta đều nghèo khổ
Còn thiểu số giàu có, cách nghĩ của họ ra sao? Cũng giống như Gert vứt bỏ “con người xó bếp”của mình, người giàu có không chấp nhận tư duy hèn kém, không chấp nhận lẫn vào đám đông. Học giả Richard Conniff đã từng tổng kết: “ Hầu hết những người thành công bằng chính công sức của họ đều có một quyết tâm áp đặt cách nhìn của họ lên thế giới”. Tỷ phú địa ốc Donald.J Trump, người vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ xx, khi đã ở vào lứa tuổi gần ngũ thập vẫn nợ nần ngập đầu với con số gần 5 tỷ usd, người vẫn tự than rằng “nghèo hơn những người ăn mày trên đại lộ số 5 New York” thì quả quyết: “Những tỷ phú thành công, một phần là vì họ là những người yêu quý bản thân, dồn hết tài năng và tập trung cao độ vào việc thực hiện những ước mơ của họ, cho dù đôi khi không có lợi cho những người xung quanh…. Sự yêu quý bản thân là một phẩm chất hữu ích nếu như bạn đang phấn đấu để khởi nghiệp.Người yêu quý bản thân không nghe những người hay từ chối, phản bác. Ở Trump organization, tôi lắng nghe mọi người nhưng tôi có cái nhìn của riêng tôi”. Còn học giả Napoleon Hill, người được mệnh danh là “người kiến tạo các triệu phú” thì kết luận: “Phần lớn những người không kiếm được tiền để trang trải cuộc sống thường ngày là những người dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Họ cho phép những chuyện ngồi lê đôi mách, những lời đồn đại, ý kiến của người khác suy nghĩ thay cho họ. Ý kiến là món hàng rẻ tiền nhất trên trái đất này. Mỗi người luôn có một đống ý kiến và sẵn sàng tặng cho những ai muốn nghe. Nếu bạn để mình bị tác động bởi ý kiến của người khác trong việc ra quyết định, bạn sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì, và cũng đừng nói đến việc biến khát khao của bạn thành tiền bạc. Hàng triệu người đã mang mặc cảm tự ti suốt đời chỉ bởi một vài người xung quanh, tuy có ý kiến tốt nhưng ngu xuẩn đã phá hỏng công việc của họ bằng những “ý kiến” hay những lời chế nhạo”.
Chắc hẳn chúng ta không ít người biết câu chuyện của anh em nhà Wright, khi mơ về một cỗ máy biết bay đã nhận sự nhạo báng của bao người. Còn hôm nay, đó là điều mà một đứa trẻ lên ba cũng không hề xa lạ. Hay Marcori nghĩ về một hệ thống liên lạc vượt không gian không cần dây dẫn, nhưng khi ông trình bày nguyên lý này trước “các bạn ông”, họ đã không ngần ngại đẩy ông vào nhà thương điên. Và hôm nay, đó là điều ai cũng biết. Và các bạn có biết không, giáo sư người Anh John Gurdon, người được gọi là “cha già của kỹ thuật nhân bản vô tính”, chủ nhân của giải Nobel y học 2012, khi đang học phổ thông, cô giáo đã phê vào học bạ của ông rằng việc theo đuổi sự nghiệp sinh học của ông là “hoàn toàn lãng phí thời gian”
-
- “Những chiếc máy để bay mà lại nặng hơn không khí là điều không thể có được”
(LORD Kelvin – Chủ tịch Hội khoa học Hoàng Gia Anh, 1895)
-
- “Con người tận dụng được năng lượng nguyên tử là điều không thể nào xảy ra”
(Robert Milliken, giải Nobel vật lý 1923)
-
- “Ngựa vẫn còn được sử dụng mãi, còn ô tô chỉ là một món trang sức – một mốt nhất thời”
(Chủ tịch Ngân hàng Michigan khuyên luật sư của Henry Ford
không nên đầu tư vào công ty ô tô Ford)
-
- “Anh sẽ không đi tới đâu hết… cậu bé ạ. Anh phải trở lại lái xe tải thôi”.
(Jimmy Denny, Nhà quản lý của Grand Ole Opry, nói khi sa thải Elvis Presley
sau một buổi biểu diễn vào năm 1954)
Không bị tác động bởi ý kiến của người khác, áp đặt cách nhìn của mình lên thế giới, phải chăng những người giàu có, những người thành đạt chẳng coi ai ra gì? Hoàn toàn không phải thế. Dẫu phần đông trong số họ đều mang tiếng là chuyên quyền, độc đoán hoặc độc tài, nhưng tất cả những người thành đạt đều xây dựng cho mình những ban cố vấn, mà theo cách nói của Napoleon Hill là “nhóm trí tuệ ưu tú”. Đây cũng chính là cách mà ngày xưa những nhà hào phú Trung Hoa luôn nuôi dưỡng trong nhà mình những “ môn khách”. Họ là những học trò nghèo, là những người “nhiều chữ nhưng ít tiền” hoặc những tài năng thất cơ lỡ vận. Với sự tham mưu của những môn khách này, mà Lã Bất Vi, từ một nhà buôn đã trở thành Tể tướng nước Tần và là “KẺ BUÔN VUA” nổi danh thiên hạ.
Bước ra khỏi hàng ngũ, tách khỏi đám đông, đi theo tiếng gọi của chính bản thân mình, đó là cách mà những người thành đạt luôn thể hiện. Đối với người thành đạt, người ta không đánh giá nhau bằng những đơn vị đo lường thông thường hay số bằng cấp họ có hoặc địa vị gia đình của họ. Chính sự vĩ đại của những suy nghĩ sẽ quyết định sự thành bại của mỗi con người.
Vào thập niên 50 của thế kỷ XX, khi thu nhập bình quân của những người được coi là thành đạt của nước Mỹ chỉ vào khoảng 12.000 usd một năm, một học giả nổi tiếng của Mỹ, giáo sư Davids J Schawartz bảo rằng ông đã gặp khá nhiều người có thu nhập 60.000 usd/năm. Và một ngày nọ, ông chứng khiến một người có thu nhập này, tên là Harry, được ông chủ của một công ty nọ mời về. Sau đây là những gì giáo sư kể lại:
“Tôi muốn các bạn hãy quan sát ngài Harry đây – ông chủ nọ nói với nhân viên của mình – Hãy nhìn anh ấy xem. Giờ đây những gì mà Harry đang sở hữu là những gì mà tất cả các bạn ở đây đều không có được, có đúng không? Anh ta đã có một mức thu nhập cao gấp 5 lần các bạn, nhưng có phải là anh ta thông minh gấp 5 lần các bạn không? Không . Câu trả lời là “không”. Tôi đã tìm hiểu. Anh ta chỉ là một người bình thường như bao người khác. Vậy có phải anh ta đã làm việc chăm chỉ gấp 5 lần các bạn không? Không, với những gì tôi biết thì không như thế. Thậm chí, anh ta làm việc còn nhàn nhã hơn các bạn. Thế có phải là Harry có tầm hoạt động rộng hơn các bạn không? Một lần nữa câu trả lời vẫn là không. Thế có phải Harry có nhiều bằng cấp hơn các bạn không? Hay anh ta có sức khỏe tốt hơn các bạn? Một lần nữa, câu trả lời vẫn cứ là không. Harry chỉ là một người bình thường như mọi người khác, chỉ trừ một điều duy nhất.
– Điều khác biệt duy nhất giữa Harry và hầu hết tất cả các bạn – ông chủ này kết luận – là anh ta đã có những suy nghĩ to lớn gấp 5 lần các bạn”
Vâng, suy nghĩ lớn, sự vĩ đại của những suy nghĩ sẽ quyết định sự thành bại. Nhưng chắc chắn các bạn sẽ hỏi: Nếu những suy nghĩ lớn, tư tưởng lớn có thể giúp chúng ta thành công như vậy, tại sao mọi người không suy nghĩ theo hướng đó?
Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta phải trở lại với điều cốt lõi: bộ óc của con người.
Bộ óc của con người là một bộ máy rất tinh vi. Nếu bộ óc bạn làm việc theo cách này, nó có thể dẫn bạn tới những thành công xuất sắc. Nhưng cũng vẫn bộ óc ấy hoạt động theo cách khác lại có thể dẫn bạn tới thất bại thảm hại. Chúng ta hãy tìm hiểu và xem điều gì đã khiến bộ óc ta nghĩ như thế?
Chúng ta rất có ý thức về ăn uống. Chúng ta đã chi nhiều tiền cho các loại vitamin, chất khoáng và nhiều loại thuốc bổ phụ trợ khác. Và tất cả chúng ta đều biết tại sao làm như vậy. Qua những công trình nghiên cứu về chất dinh dưỡng, chúng ta đã biết rằng cơ thể con người phản ánh những thức ăn nuôi sống chúng ta. Khả năng chịu đựng của cơ thể, sức chống đỡ với bệnh tật, tầm vóc cơ thể và thậm chí cả tuổi thọ của chúng ta đều liên quan chặt chẽ đến những gì chúng ta ăn uống.
Cơ thể con người được nuôi bằng thức gì thì nó sẽ phát triển như thế. Cũng tương tự, bộ óc của chúng ta được “nuôi” bằng gì thì nó sẽ phát triển như vậy. Thức ăn cho bộ óc tất nhiên không được đựng trong các gói và bạn không thể mua được ở ngoài cửa hàng. Thức ăn cho bộ óc chính là môi trường xung quanh bạn. Hàng ngày có hàng trăm hàng ngàn thứ ảnh hưởng tới suy nghĩ của bạn. Chúng ta dùng loại “thức ăn” nào cho bộ óc nó sẽ quyết định thói quen, thái độ và tính cách của chúng ta. Mỗi con người đều tiềm ẩn trong mình một khả năng nào đó. Cụ thể hơn, ngạn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ còn nhấn mạnh: “TRONG MỖI MỘT CON NGƯỜI LUÔN TIỀM ẨN MỘT CON SƯ TỬ HÙNG MẠNH”. Nhưng việc chúng ta phát huy khả năng của mình được bao nhiêu lại phụ thuộc vào loại thức ăn mà ta được cung cấp.
Xin hãy trở lại một chút với cội nguồn của dân tộc Việt chúng ta. Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, sự giao thương, xâm lấn, đô hộ đã mang đến cho người Việt chúng ta nhiều luồng văn hóa khác nhau. Thế nhưng, là một nước phương Đông với nền văn hóa lúa nước, tư tưởng Phật giáo đã bắt rễ, cắm sâu vào mỗi con dân nước Việt. Những đạo lý: Kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo, biết mình biết người, biết đủ là đủ v.v…đã trở thành lẽ sống của gần như tất cả. Chúng ta không phủ nhận sự tốt đẹp của những đạo lý này. Nhưng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta, gần như tất cả đều là những nông dân hiền lành chất phát, với bản tính nhẫn nhịn vốn có của mình, thường có xu hướng dạy chúng ta với tư duy yếm thế. “ Biết đủ” nghĩa là … đừng có tham vọng quá; “Biết mình” nghĩa là…không bằng người ta đâu. Và từ đó chúng ta luôn có xu hướng đánh giá thấp khả năng của mình. Chúng ta quên mất rằng, biết được mình thiếu khả năng trong một lĩnh vực nào đó sẽ giúp chúng ta tự hoàn thiện mình. Thế nhưng, nếu chỉ biết những điểm yếu thì chúng ta sẽ chịu bó tay vì giá trị của mình quá bé.
Bạn đã bao giờ nghĩ xem bạn sẽ là một con người như thế nào nếu bạn sinh sống ở một nước khác. Lúc đó, bạn sẽ muốn dùng loại thức ăn gì? Và bạn vẫn muốn ăn mặc như bây giờ chứ? Bạn sẽ thích hình thức giải trí nào nhất? Bạn sẽ làm công việc gì? Và bạn sẽ theo tôn giáo nào?
Tất nhiên, bạn không thể tìm được câu trả lời cho các câu hỏi đó. Nhưng nhiều khả năng là bạn sẽ trở thành một người khác hẳn nếu bạn lớn lên ở một nước khác. Tại sao vậy? Vì khi đó bạn sẽ chịu ảnh hưởng của một môi trường hoàn toàn khác. Nguyên Phó thủ tướng Đức Phillip Roesler (hiện là Tổng giám đốc Diễn đàn kinh tế thế giới), một đứa trẻ mồ côi sinh năm 1971 được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi từ trại trẻ mồ côi ở Sóc Trăng, chắc chắn khó có thể trở thành Phó thủ tướng Việt Nam nếu không sang Đức.
Hãy chú ý điều này, môi trường sống hình thành nên chúng ta, khiến chúng ta nghĩ theo cách mình vẫn nghĩ. Bạn cứ thử kể ra một phong cách hay một thói quen của bạn mà không phải học tập của người khác xem. Tất cả những điều nhỏ nhất, như cách chúng ta đi lại, ho hắng, cầm cái cốc, sở thích về âm nhạc, văn học, giải trí hay quần áo… phần lớn đều bắt nguồn từ môi trường xung quanh. Và quan trọng hơn, tầm suy nghĩ, những mục đích, thái độ cũng như chính tính cách của bạn là do môi trường xung quanh bạn hình thành nên.
Nếu bạn chơi thân với những người có thái độ tiêu cực, bạn sẽ suy nghĩ một cách tiêu cực; nếu bạn quan hệ chặt chẽ với người nhỏ mọn, bạn cũng sẽ trở nên nhỏ mọn. Trái lại, mối quan hệ với những người có tư tưởng tốt đẹp sẽ nâng cao tầm suy nghĩ của chúng ta. Kết bạn với những người có ý chí sẽ giúp chúng ta có thêm ý chí.
“Bước ngoặt quan trọng nhất của tôi là thời điểm năm tôi học lớp 11, tôi chơi với một nhóm bạn học rất giỏi ở trường chuyên. Tôi tự hỏi sao các bạn đó học giỏi mà mình lại cứ lẹt đẹt hoài và đó cũng là động lực cho bản thân để không thua kém các bạn”
(Phạm Hồng Hải – người Việt Nam đầu tiên trở thành tổng giám đốc ngân hàng HSBC)
Các chuyên gia đều nhất trí với nhau rằng con người hôm nay của bạn, tính cách, những tham vọng và địa vị hiện tại trong cuộc sống của bạn phần lớn đều là kết quả của môi trường tâm lý của bạn. Và các chuyên gia cũng nhận định rằng con người mà bạn sẽ trở thành trong 5 năm, 10 năm hay 20 năm nữa cũng sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào môi trường của bạn trong tương lai.
Bạn sẽ thay đổi cùng với năm tháng, điều này chúng ta đều biết. Nhưng việc bạn sẽ thay đổi như thế nào lại phụ thuộc vào môi trường tương lai – “thức ăn” bạn cung cấp cho bộ óc của mình. Bây giờ chúng ta hãy xem có thể làm những gì để môi trường tương lai sẽ mang lại cho chúng ta sự hài lòng và thịnh vượng.
Bước 1: Tự điều chỉnh mình để đi tới thành công.
Trở ngại số một trên con đường dẫn tới thành công là mặc cảm cho rằng việc hoàn thành công việc đó là vượt quá khả năng của mình. Thái độ này bắt nguồn từ rất nhiều lực lượng ẩn kín. Những lực lượng này hướng chúng ta suy nghĩ một cách tiêu cực, yếm thế, hủy diệt tinh thần tiến công. Để hiểu được những lực lượng ẩn kín này, chúng ta hãy trở lại thời thơ ấu. Khi còn bé, chúng ta thường đề ra những mục tiêu xa vời. Từ khi tuổi còn rất trẻ, chúng ta đã đặt ra các kế hoạch để chinh phục những kiến thức còn chưa biết, hoặc trở thành người lãnh đạo, hoặc đạt được những địa vị quan trọng, làm những công việc thú vị và hấp dẫn để trở nên giàu có và nổi tiếng. Tóm lại hy vọng để trở thành người tốt nhất, mạnh nhất và có thế lực nhất. Và trong suy nghĩ của mình, chúng ta nhìn thấy một con đường rõ ràng để đạt được những mục đích đó.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra? Khi chúng ta còn lâu mới đến tuổi để bắt tay vào thực hiện các mục tiêu ấy thì những lực lượng ẩn kín bắt đầu “ phát huy tác dụng”.
Từ mọi phía, chúng ta đều thấy mọi người nói: “Thật là ngu ngốc khi trở thành người mơ mộng; và rằng ý tưởng của chúng ta là không thực tế, dại dột, ngây thơ hoặc ngu ngốc. Rằng: “Vận may mới là quyết định” hoặc “Cần phải kết thân với những ông bạn quyền cao chức trọng”; hoặc, bạn còn “quá già hoặc quá trẻ”.
Chúng ta bị tư tưởng: “Anh không thể tiến lên được đâu, đừng có cố gắng làm gì” tấn công dồn dập. Và kết quả là bạn có thể phân loại những người quen biết thành ba nhóm sau:
Nhóm thứ nhất: là những người đầu hàng hoàn toàn. Trong thâm tâm đa số họ đều tin rằng họ không có đủ khả năng, đủ điều kiện cần thiết; Rằng thành công và phát đạt là chỉ dành cho những người khác hoặc là may mắn hơn hoặc là có một địa vị cao hơn.
“Một người đàn ông 32 tuổi rất thông minh, người đã tự trói chân mình vào một vị trí an toàn nhưng rất tầm thường đã ngồi nói chuyện hàng giờ với tôi. Anh kể cho tôi tại sao anh lại hài lòng với công việc của mình đến vậy. Anh ta cố gắng giải thích rằng công việc ấy phù hợp với anh nhưng anh ta cũng biết rằng như thế là tự lừa dối mình. Công việc mà anh ta thực sự muốn làm chính là một công việc khó khăn và đầy thử thách, hy vọng chỉ có dựa vào nó anh mới có thể học hỏi và phát triển được. Nhưng chính cái vô vàn tác động ẩn kín đã làm cho anh ta tin rằng anh không phù hợp với những công việc đại sự”.
Nhóm thứ hai: Những người chỉ đầu hàng một phần. Số người thuộc nhóm thứ hai này ít hơn nhiều. Họ bước vào đời với niềm hy vọng không nhỏ và có những thành công nhất định. Họ tự chuẩn bị cho bản thân. Họ làm việc và dự định. Nhưng sau một vài chục năm, những tiếng nói chống lại họ bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, những người thuộc nhóm này quyết định không đáng bỏ ra quá nhiều công sức để đạt được những thành công lớn hơn.
Họ tự giải thích: Nhìn lên thì chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống cũng chẳng ai bằng mình. Vậy thì tại sao chúng ta phải bắt mình rời khỏi vị trí này?
Thật ra, nhóm này đã tự dựng lên một loạt nỗi sợ hãi và sợ bị thất bại, sợ không được dư luận tán thành, sợ mất an toàn. Sợ mất những gì mình đã có. Họ cũng chẳng hài lòng gì vì trong thâm tâm họ biết rằng họ đã đầu hàng. Trong nhóm đó có cả những người rất thông minh và tài năng. Đó là những con người đã chọn con đường tự lùi bước vì họ sợ phải đứng thẳng dậy và tiến lên phía trước.
Nhóm thứ ba: Những người không bao giờ chịu đầu hàng: Nhóm này có lẽ chỉ chiếm 2 hoặc 3% trong tất cả, không bao giờ tin rằng mình phải đầu hàng những lực lượng ẩn kín nào đó và không bao giờ lùi bước. Trái lại, những người này luôn sống và hưởng thành công. Nhóm này là nhóm hạnh phúc nhất vì họ đạt được nhiều nhất. Họ trở thành nhà kinh doanh, những chuyên viên, những nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Những người này thấy cuộc đời của họ thật thú vị, đó là phần thưởng mà cuộc đời đã trao cho họ. Họ mong đợi từng ngày mới, từng cuộc va chạm với những người mới cho họ đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống.
Chúng ta hãy tự hỏi xem: Ai trong số chúng ta chẳng muốn được ở trong nhóm thứ ba.
Để được xếp vào nhóm thứ ba và duy trì ở nhóm này, chúng ta phải chiến thắng được “những tác động ẩn kín của môi trường quanh ta”. Để hiểu được những người ở nhóm một và nhóm hai đã cố gắng kéo bạn lại một cách không cố ý như thế nào, bạn hãy xem xét ví dụ sau:
Giả sử bạn nói với một người bạn “thường thường bậc trung” với cả tấm lòng chân thành: “Một ngày nào đó tôi sẽ là phó chủ tịch của công ty này”.
Điều gì sẽ xảy ra? Bạn bè của bạn sẽ nghĩ rằng chắc là bạn nói đùa. Và nếu họ cho rằng bạn nghiêm chỉnh đi chăng nữa thì có nhiều khả năng họ sẽ bảo bạn: “Ôi! Anh bạn tội nghiệp ơi, anh còn phải học thêm rất nhiều điều”. Còn đằng sau lưng có khi họ còn đặt dấu hỏi không biết bạn có bị “ấm đầu” không?..
Bây giờ, lại giả sử bạn nhắc lại câu nói đó một cách hết sức chân thành với ngài chủ tịch của công ty bạn. Ông ta sẽ phản ứng thế nào? Một điều chắc chắn là: ông ta sẽ không cười. Ông ta sẽ nhìn bạn chăm chú và tự hỏi: “Liệu anh chàng này có nói một cách nghiêm túc không nhỉ?”
Nhưng tôi chắc rằng, ông ta sẽ không chế diễu bạn đâu. Bởi vì những con người lớn lao không bao giờ đùa với những ý tưởng lớn lao.
Hoặc ví dụ, bạn nói với vài người bình thường rằng bạn dự định sẽ mua một ngôi nhà 2 tỉ, họ có thể sẽ cười bạn vì họ nghĩ rằng điều đó là không tưởng. Nhưng bạn nói kế hoạch của mình cho một người đang sống trong ngôi nhà trị giá 2 tỉ, anh ta sẽ chẳng ngạc nhiên đâu, bởi vì anh ta đã làm rồi.
Nên nhớ rằng: Những người nói với bạn rằng điều đó không thể làm được thì hầu như họ đều là những người không thành công; đó là những người hết sức trung bình hoặc tầm thường và chẳng bao giờ đạt được cái gì cả. Ý kiến của những người này chỉ có hại cho bạn mà thôi.
Hãy cẩn thận về điều này: Đừng để những người có suy nghĩ tiêu cực làm hỏng kế hoạch của bạn. Ở đâu cũng có những người tiêu cực và dường như họ vui mừng khi phá hỏng những tiến bộ tích cực của người khác.
Khi còn là sinh viên, tôi kết thân với một anh bạn tên là Ng. Anh ta là một người bạn tốt, người có thể cho bạn vay một số món nhỏ khi bạn túng tiền hoặc có thể giúp bạn nhiều việc khác. Song bên cạnh lòng trung thành với bạn bè ấy, Ng còn là một người cay nghiệt và bất mãn 100% về cuộc đời, tương lai cũng như cơ hội. Anh ta thực sự là một người tiêu cực.
Trong thời gian đó tôi rất hâm mộ một nhà bình luận báo. Bà luôn nhấn mạnh hy vọng, những giải pháp tích cực và cơ hội. Mỗi khi Ng bắt gặp tôi đọc bài của bà, hoặc mỗi khi nhắc đến bà, anh ta lập tức nói: Ôi, vì chúa, anh bạn. Anh hãy đọc trang nhất ấy. Đấy mới là trang ta học được về cuộc đời. Anh phải biết rằng nhà bình luận ấy chỉ viết những chuyện ba hoa…
Khi câu chuyện của chúng tôi còn đang xoay sang đề tài sẽ làm thế nào trong tương lai, Ng đưa ra một công thức kiếm tiền của anh ta. Anh ấy nói thế này:
Bạn ạ. Thời này chỉ có ba cách kiếm tiền: Cách thứ nhất: Cưới một cô vợ giàu có. Cách thứ hai: Ăn cắp một cách trong sạch và hợp pháp, và cách thứ ba: Làm quen với người có thế lực”. Rồi anh ta đưa ra hàng loạt dẫn chứng để minh họa cho công thức của mình. Chỉ tâm đắc với những bài báo đăng trên trang nhất, anh nhanh chóng tìm ra một trong số hàng ngàn vị lãnh đạo đã đút túi hàng xấp tiền trong ngăn kéo để tiền của cơ quan rồi biến mất. Mắt anh ta sáng lên khi thấy một đám cưới vô cùng hiếm có giữa một anh chàng chuyên hái hoa quả với một người chỉ vì người này là bạn của một ông sếp to. Anh ta lớn hơn tôi vài tuổi và anh ta luôn đạt điểm xuất sắc trong lớp học. Tôi tôn trọng anh ta như một đứa em đang nói với anh trai của mình. Tôi đã gần như từ bỏ lòng tin vào những gì mà tôi cho là cần thiết để tiến tới thành công và chấp nhận những triết lý của con người tiêu cực đó.
Thật may mắn, sau nhiều suy nghĩ lung lao, tôi đã tự xem lại mình. Trong đầu tôi chợt nảy ra ý nghĩ rằng tôi đã nghe theo tiếng nói của thất bại. Đối với tôi, dường như nói vậy chính là để tự thuyết phục anh ta chứ không phải là để thuyết phục tôi nghĩ theo cách thức của anh ta. Từ đó, tôi coi đây như một bài học. Tôi không làm theo lời anh ta nữa mà tôi cố tìm hiểu, chỉ ra rằng tại sao anh ta lại suy nghĩ theo cách đó và rồi những suy nghĩ ấy, sẽ dẫn anh ta đến đâu? Tôi biến người bạn tiêu cực của tôi thành một ví dụ để kiểm nghiệm và 11 năm trôi qua tôi không gặp lại Ng… Nhưng vài tháng trước, một người bạn của tôi có gặp lại anh ta, cho biết hiện anh ta đang làm một người vạch đồ án được trả lương rất thấp. Tôi hỏi người bạn xem anh ta có thay đổi gì không?
– Không, anh ta chẳng thay đổi chút gì ngoài một điều là anh ta trở nên tiêu cực hơn xưa. Anh ta sống khá chật vật. Anh ta có bốn con và đồng lương thật eo hẹp. Ông bạn của chúng ta có thể kiếm tiền nhiều gấp năm lần nếu anh ta biết cách sử dụng trí óc của mình.
Ở đâu ta cũng gặp những người tiêu cực. Hãy hết sức cẩn thận. Hãy coi chừng những người tiêu cực. Đừng để họ làm hỏng kế hoạch tiến tới thành công của bạn. Một số người giống như anh bạn đã suýt nữa làm tôi lầm đường, cũng muốn chúng ta lầm lỡ như họ. Họ thấy họ kém cỏi hơn bạn nên họ cũng muốn bạn trở nên tầm thường như họ.
Bạn cần phải chú ý đến những cạm bẫy trong môi trường làm việc của bạn. Ở nhóm nào cũng đều có những kẻ ngấm ngầm ý thức được sự kém cỏi của họ và muốn ngăn cản bạn, không cho bạn tiến lên phía trước. Rất nhiều người có tham vọng đã bị người ta chê cười, thậm chí còn đe dọa chỉ vì họ cố gắng làm việc có hiệu quả hơn và năng suất hơn người khác. Một số kẻ ghen tỵ với bạn và muốn làm cho bạn khó ở chỉ vì bạn muốn tiến lên phía trước.
Điều này thường xảy ra ở nhiều xí nghiệp, nơi có những công nhân này bực tức với những công nhân khác chỉ vì họ muốn đẩy mạnh sản xuất. Việc này cũng xảy ra trong quân đội khi có một tốp lính mang đầu óc tiêu cực chế nhạo và thậm chí còn làm bẽ mặt một anh lính trẻ muốn đi học ở trường sĩ quan.
Tình trạng đó cũng xảy ra trong kinh doanh khi một số kẻ bất tài tìm cách chắn đường người có chí tiến thủ.
Bạn hãy bỏ qua những kẻ suy nghĩ tiêu cực ấy đi. Đừng bao giờ để họ hạ thấp bạn xuống cùng một mức với họ. Hãy để cho những lời của họ trôi đi, tựa như “nước đổ lá khoai vậy”. Hãy thắt chặt quan hệ với những người có suy nghĩ tích cực. Hãy tiến lên phía trước cùng với họ.
Bước 2: Hãy tìm lời khuyên ở những người hiểu biết:
Tất cả những nông dân trồng ngô trên vùng đất xấu đều biết rằng nếu tăng thêm phân bón cho ngô một cách hợp lý thì họ sẽ thu được vụ mùa tốt hơn. Suy nghĩ của chúng ta cũng vậy. Nếu chúng ta muốn thu được kết quả tốt hơn thì ta phải cung cấp thêm những “chất dinh dưỡng” cho bộ não của mình.
Tháng trước, một chuyên viên phụ trách một cửa hàng bách hóa và vợ ông đã mời vợ chồng tôi cùng năm đôi vợ chồng khác đến ăn tối. Chúng tôi đã có một buổi tối thật tuyệt vời. Vợ chồng tôi nán lại một chút sau khi khách ra về nên tôi có dịp để hỏi chủ nhà một câu làm tôi suy nghĩ suốt buổi tối. “Tối nay thật tuyệt vời. Nhưng tôi cứ băn khoăn mãi một điều. Tôi cứ tưởng rằng hôm nay sẽ gặp toàn chuyên viên bán hàng. Ai ngờ khách của hôm nay lại gồm nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau”…
Bạn tôi cười và nói: – Chúng tôi vẫn thường họp mặt vui vẻ với các chuyên viên bán hàng. Nhưng vợ tôi và tôi thấy rằng thật thú vị nếu tập hợp được những người kiếm sống bằng những nghề khác nhau. Tôi e rằng nếu chỉ gặp gỡ với các chuyên viên, những người có cùng một mối quan tâm với chúng tôi thì chẳng mấy chốc chúng tôi sẽ đi vào con đường mòn trong suy nghĩ và tư tưởng.
Ngoài ra, anh nói tiếp: – Con người cũng chính là công việc của tôi. Hàng ngày có hàng ngàn người ở mọi ngành nghề khác nhau đến cửa hàng của tôi. Càng hiểu biết nhiều về con người với những tư tưởng, quan điểm, và mối quan tâm của họ, tôi càng làm tốt hơn công việc của mình: đó là cung cấp cho họ những loại hàng hóa mà họ muốn và sẽ mua”.
Quả đúng như vậy. Chẳng phải người Việt chúng ta đã từng có câu: “Giàu vì bạn sang vì vợ” đó sao. Để giúp bạn tạo cho mình một môi trường xã hội tốt nhất, hãy làm những việc như sau:
- Hãy tham gia vào những nhóm mới. Nếu bạn cứ tự bó buộc mình vào một nhóm những người quen thuộc, bạn sẽ thấy chán chường, buồn tẻ và không hài lòng. Quan trọng hơn, chương trình hoạt động thành công của bạn đòi hỏi bạn phải trở thành một chuyên gia về nhìn nhận con người. Cố gắng hiểu tất cả về con người mà lại chỉ trong một nhóm nhỏ thật chẳng khác nào cố gắng nắm vững môn toán bằng cách chỉ đọc một quyển sách mỏng!
Hãy kết bạn với những người mới, gia nhập những tổ chức mới, mở rộng qũy đạo xã hội của mình. Hãy đa dạng hóa những người mình quan hệ, cũng như làm phong phú bất cứ thứ gì khác. Hãy thêm gia vị cho cuộc sống và mở rộng phạm vi sống của bạn. Đó là món ăn cho trí óc của bạn.
- Hãy kết bạn với những người có quan điểm khác bạn. Trong thời đại ngày nay, những người có mối quan hệ hẹp chẳng có mấy tương lai. Những trọng trách và chức vụ quan trọng chỉ dành cho những ai thấy hai mặt của một vấn đề. Hãy quan hệ với những người thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, với những người có ý kiến trái ngược nhau. Nhưng cần phải khẳng định rằng họ là những người có khả năng thực sự.
- Hãy chọn những ai có tâm hồn cao thượng để kết bạn. Những người thấp hèn chính là những người quan tâm nhiều đến diện tích nhà ở của bạn, đến những đồ dùng nào bạn có hay không có, hơn là tư tưởng và quan điểm của bạn. Hãy bảo vệ môi trường tâm lý của bạn. Hãy chọn những người bạn chỉ quan tâm đến những điều tích cực, những người thực sự mong muốn bạn thành công. Hãy tìm những người bạn bè nào luôn khuyến khích và ủng hộ những kế hoạch và tư tưởng của bạn. Nếu chơi với những người bạn có suy nghĩ nhỏ nhen tầm thường, lâu dần bạn cũng sẽ trở nên một người như vậy.
Bước 3: Hãy cảnh giác với chất độc đối với cơ thể.
Tất cả các ông chủ nhà hàng đều rất cẩn thận với ngộ độc thức ăn. Chỉ cần một vài trường hợp bị ngộ độc thức ăn thì các khách hàng của ông ta sẽ tránh thật xa nhà hàng ấy. Chúng ta đã có vô số điều luật để bảo vệ nhân dân khỏi hàng trăm loại chất độc với cơ thể. Chúng ta phải để và nên để những chất độc lên giá cao nhằm cho trẻ em không động tới được. Bằng mọi cách chúng ta tránh xa các chất độc, và làm như thế là tốt.
Nhưng có một loại chất độc khác có lẽ còn âm ỉ hơn, đó là chất độc cho suy nghĩ mà người ta thường gọi là “chuyện đồn nhảm”. Chất độc cho suy nghĩ khác với chất độc cho cơ thể ở hai điểm. Chất độc này ảnh hưởng đến trí óc, chứ không phải đến cơ thể, và theo một cách tinh vi hơn. Người bị “đầu độc” thường không nhận biết ra nó.
Đầu độc suy nghĩ rất tinh vi nhưng nó liên quan đến cả những điều “to tát”. Nó làm giảm tầm suy nghĩ của chúng ta bằng cách buộc chúng ta tập trung vào những điều thứ yếu,tầm thường. Nó làm suy đốn và sai lệch suy nghĩ của chúng ta về con người vì nó dựa trên sự thật bóp méo.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải chỉ có phụ nữ mới độc quyền về chuyện đồn nhảm. Hàng ngày có nhiều nam giới cũng sống trong một môi trường phần nào bị đầu độc. Hàng ngày có hàng ngàn chuyện đồn nhảm do đàn ông đàm tiếu về mọi chủ đề . Những câu chuyện đồn nhảm thường đi kèm với những câu: “Này, tôi vừa mới nghe người ta bảo…không , tại sao lại…ừ, mà tôi cũng chẳng ngạc nhiên…anh ta cứ giữ kín chuyện ấy…tất nhiên, điều đó là rõ ràng rồi v.v
Các câu chuyện là một phần lớn trong môi trường tâm lý của chúng ta. Có những câu chuyện lành mạnh bổ ích, có tác dụng khuyến khích bạn. Có những câu chuyện khiến bạn cảm thấy mình như đi dưới một đám mây mù độc hại nhiễm phóng xạ. Chúng làm bạn ngột ngạt khó chịu, phát ốm đau và khiến bạn cảm thấy như một người thua cuộc.
Chuyện đồn nhảm chính là những câu chuyện tiêu cực về người khác. Bạn muốn nói về người khác ư? Xin cứ việc, nhưng hãy nói về khía cạnh tích cực.
Hãy nói rõ hơn về một điểm: không phải bất kỳ tin tức gì cũng đều là “chuyện đồn nhảm”. Biết được cuộc họp của những người đầu cơ tăng giá, những câu chuyện ở cửa hàng…đôi khi cũng cần thiết. Chúng đều nhằm một mục đích tốt nếu chúng mang tính chất xây dựng
Hãy thử suy nghĩ một chút về điều này: Nếu bạn lấy một cái rìu và bổ đồ đạc người hàng xóm của bạn ra thành từng mảnh cũng không làm cho đồ đạc của bạn trông khá hơn chút nào. Còn nếu bạn dùng những lời “đao to búa lớn” chẳng hay ho gì về người khác sẽ chẳng làm cho bạn, cho tôi, hay bất kỳ ai tốt đẹp hơn.
Vâng! Nếu bạn có đủ quyết tâm, luôn có nhiều cách để bạn vượt lên, có suy nghĩ lớn hơn người khác, như cách ngày xưa mẹ Mạnh Tử ba lần dời nhà để Mạnh Tử trở thành một người được người đời ngưỡng mộ. Thế nhưng điều quyết định vẫn là ở bạn. Vẫn có những con người rất thành công đang sống giữa chúng ta đó thôi. Vậy thì, một trong những lời khuyên khôn ngoan nhất để đạt được sự thành công như trong sách kinh thánh đã nói là ĐỨC TIN.
Chúa nói rằng con người có thể dời được núi. Nếu bạn có lòng tin, thực sự tin là bạn có thể dời núi thì bạn có thể làm được điều đó. Không có nhiều người tin là họ có thể dời được núi và kết quả là không có mấy người làm được điều đó. Chắc đã có lần ai đó nói với bạn: “Thật là điên rồ khi nghĩ là bạn có thể dời được núi chỉ bằng cách nói: Núi hãy chuyển đi. Điều đó là không thể xảy ra”.
Nhưng bạn có thể dời được núi với một niềm tin là bạn có thể làm được. Bạn có thể đoạt được tất cả những gì mong muốn nếu bạn thực sự tin là bạn sẽ làm được.
Không có gì là bí ẩn hay huyền bí về sức mạnh của lòng tin.
Lòng tin vào khả năng thành công của bạn sẽ tạo ra một sức mạnh, kỹ năng, và nghị lực cần thiết cho bạn. Khi bạn tin là “Ta có thể làm được” thì lập tức bạn sẽ tìm cách trả lời câu hỏi: Có thể làm được bằng cách nào?
Hằng ngày, tất cả mọi người ở khắp nơi đều lao vào những công việc mới. Mỗi người trong số họ, ước mơ rằng một ngày nào đó họ sẽ đạt tới vị trí cao nhất. Nhưng sự thực là phần lớn những người này không hiểu một điều là cần phải nỗ lực mới trèo lên được bậc thang cuối cùng. Và thế là họ không tới được bậc thang mà họ mong muốn. Nếu bạn tin việc đó là không thể làm được, thì bạn sẽ không thể nào khám phá ra được cách leo tới độ cao đó. Đó là thái độ của những người bình thường.
Nhưng chỉ có một số ít người thực sự tin là họ sẽ thành công. Họ làm việc với thái độ là họ sẽ trở thành người đứng đầu. Và với niềm tin đó, họ trở thành những người đứng đầu. Tin là bạn có thể thành công. Và điều đó là có thể được. Lý thuyết này nghiên cứu và quan sát hành động của các chuyên viên cấp cao của các công ty.
Tôi quen biết một phụ nữ trẻ, cách đây hai năm, cô ta quyết định mở một đại lý bán nhà cửa. Rất nhiều người khuyên cô là không nên làm và cho rằng cô sẽ không thể làm được. Cô gái này chưa có đầy 3 ngàn đôla tiền tiết kiệm, mà số tiền cần để đầu tư thì gấp hơn thế nhiều.
Người ta nói với cô: – Hãy xem thị trường đang cạnh tranh gay gắt, hơn nữa cô lại không có kinh nghiệm trong việc buôn bán nhà, nhất là cô lại làm một mình.
Nhưng cô gái này tin vào bản thân và khả năng thành công. Cô nhanh chóng nhận ra là mình thiếu vốn, hơn nữa công việc kinh doanh này là phải cạnh tranh, còn cô thì chưa có nhiều kinh nghiệm.
Nhưng cô nói: – Tôi có tất cả những dẫn chứng để chứng tỏ là ngành kinh doanh nhà ở này sẽ phát triển. Hơn nữa tôi đã nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Tôi biết là tôi có thể làm công việc giao dịch này tốt hơn bất cứ ai trong thành phố này. Có thể tôi sẽ mắc một số sai lầm, nhưng tôi sẽ nhanh chóng trở thành người đứng đầu.
Và cô gái đã trở thành người đứng đầu. Cô gặp một số khó khăn trong việc gom cho đủ số vốn cần thiết. Nhưng vì lòng tin của cô vào sự thành công đã thuyết phục được hai nhà đầu tư khác.Và thế là cô đã làm được cái việc tưởng chừng không thể được – liên kết với một nhà kinh doanh khác mà không hề phải bỏ một đồng xu nào cả.
Năm ngoái cô thu được 1 triệu đôla. Cô đang hy vọng năm sau có thể kiếm được gấp đôi như thế.
Lòng tin, một lòng tin mạnh mẽ là động lực thúc đẩy trí óc tìm ra con đường đạt được mong muốn. Và việc bạn tin là mình có thể thành công sẽ đem lại niềm tin cho cả những người xung quanh. Những người tin là mình có thể chuyển núi, họ sẽ chuyển được núi. Những người tin là mình không thể chuyển được núi, thì họ sẽ không bao giờ chuyển được.
Mất lòng tin là một tác động tiêu cực. Khi bạn mất lòng tin, đầu óc bạn sẽ tìm ra những lý do để chứng minh cho điều đó. Nghi ngờ, mất lòng tin trong thâm tâm bạn, là những lý do đưa bạn đến thất bại.
Một nhà văn nữ nói với tôi về những tham vọng của cô trong việc viết văn. Nhưng khi nói đến tên nhà văn nổi tiếng trong lĩnh vực này, cô ta liền phản ứng: “Ông ấy là một nhà văn tuyệt vời, chắc chắn là tôi không thể viết hay như ông ta được”.
Thái độ của cô làm tôi vô cùng thất vọng vì tôi biết rõ nhà văn nổi tiếng này. Ông ta không phải là người cực kỳ thông minh, hoặc là người viết văn hay nhất. Ông ta chỉ có lòng tự tin. Ông có một niềm tin mãnh liệt và vì thế đã sống và hành động như một người giỏi nhất.
Thật khôn ngoan, nếu chúng ta biết tôn trọng, học hỏi, quan sát những người khác trên mình. Nhưng đừng tôn thờ họ. Hãy tin là bạn có thể vượt qua họ, tin là bạn có thể tiến xa hơn thế. Chỉ có những người tin rằng họ là hạng hai, thì họ sẽ chỉ làm đến hạng hai mà thôi
“Có một người nghèo khổ thờ một pho tượng thần. Anh ta thành tâm cầu nguyện, xin thần ban phúc, vậy mà vẫn cứ ngày càng nghèo đi. Trong một lần tức giận, anh ta nhấc pho tượng lên và ném thẳng vào tường. Đầu của tượng thần bị vỡ, từ trong đó rơi ra rất nhiều thỏi vàng. Anh này nhặt các thỏi vàng lên và nói lớn: “Tôi thấy ngài vừa đáng ghét vừa ngu xuẩn. Lúc tôi tôn thờ ngài thì một chút tốt lành ngài cũng không ban cho tôi. Đến khi tôi đập vỡ ngài ra thì ngài lại cho tôi nhiều như thế này”.
Đức tin, đó có lẽ là điều nhiệm mầu nhất mà Thượng Đế ban cho con người. Chúng ta vẫn thường nghe những lời khuyên kiểu như: “Tin, nhưng phải có cơ sở” hoặc “ lô gich nào để bạn tin điều đó?…”. Đây là những lời khuyên duy lý mà với những tư duy duy lý thông thường, bạn khó lòng bác bỏ.
Tuy nhiên, nếu bạn biết rằng, thông thường, con người chỉ sử dụng chưa đến 7% khối óc của mình, nghĩa là vẫn còn đến 93% đang làm gì mà bạn không hề biết. Cái duy lý của 7% kia liệu có hơn được phần lớn còn lại hay không, đó là điều không dễ dàng kết luận. Và với tư duy duy lý kia, bạn sẽ giải thích ra sao khi thương gia giàu có Mohammad, một người không phải là thi sỹ, chưa bao giờ làm nổi một câu thơ, bỗng một ngày nọ, ông trở về từ sa mạc, với những câu thơ mặc khải của Chúa “hay hơn bất cứ một vần thơ nào thời đó”, để rồi với niềm tin mãnh liệt của mình, sau rất nhiều gian khó, bị người đời ruồng bỏ, ông đã viết lên kinh Koran, xây dựng lên đạo Hồi và trở thành một nhà tiên tri được cả tỷ người Hồi Giáo trên toàn thế giới ngưỡng vọng.
Nhiều, nhiều lắm những câu hỏi về ĐỨC TIN mà tư duy duy lý không thể nào giải thích được. Và cũng bởi những niềm tin vào những điều chưa có, thế giới loài người đã không ngừng tiến về phía trước. Niềm tin đã giúp Henry Ford nghĩ về một “cỗ xe không cần ngựa kéo”, Thomas Edison về bóng đèn dây tóc v.v. và trở nên vô cùng giàu có. Đức tin cũng đã giúp Chung Ju Yung, với hai bàn tay trắng đã xây dựng nên nhà máy đóng tàu Hyundai đứng đầu thế giới. Chuyện kể rằng, thời đó, Hàn Quốc cũng như nhiều nước Châu Á khác, đóng tàu nghĩa là những con thuyền gỗ vài trăm tấn và …chấm hết. Bởi vậy không ai tin Hyundai có thể làm được. “Riêng tôi, tôi nghĩ khác – ông nhớ lại. Nếu ta nhìn nhận sự việc là khó khăn thì nó sẽ vô cùng khó khăn, còn nếu tin rằng nó đơn giản thì lại thấy dễ vô cùng. Cái gọi là đóng tàu thì có khác việc xây dựng là mấy. Việc cắt thép ra, hàn lại và đặt máy lên, chẳng phải là những việc chúng ta đã từng làm ở ngành xây dựng đó sao?!. Với niềm tin này, ông lên đường sang nước Anh tìm vốn.
Trước tiên, để thuyết phục được ngân hàng Barclays ngồi vào bàn đàm phán, ông đưa tờ giấy bạc 500 won của Hàn Quốc có in hình thuyền con rùa cho người đại diện của ngân hàng xem và lý giải: “Vào những năm 1500, chúng tôi đã từng có ý tưởng và làm nên nhiều thuyền bọc sắt như thế này. Tôi biết lịch sử của ngành đóng tàu Anh Quốc mới bắt đầu từ những năm 1800. Như vậy chúng tôi đã đi trước 300 năm. Mặc dù qúa trình công nghiệp hóa của chúng tôi muộn do sai lầm về chính sách bế quan tỏa cảng nhưng tiềm năng thì vẫn vậy”. Lý lẽ mang tính lịch sử này đã thuyết phục được ngân hàng Anh Quốc. Sau một loạt các biện pháp kiểm tra năng lực của Hyundai, ngân hàng Barclays đồng ý cho vay với điều kiện phải có giấy bảo lãnh của Chủ tịch tổ chức bảo lãnh xuất khẩu Anh (ECCD). Đây là giấy cam kết nếu phía vay tiền không trả được thì Chính phủ Anh phải trả thay. Điều kiện này là bắt buộc.
Cửa ải thứ nhất đã vượt qua nhưng cửa ải thứ hai còn khó khăn hơn gấp bội. Sau khi nghe ông trình bày, chủ tịch ECCD phán: “Chúng tôi chẳng phản đối gì kế hoạch đóng tàu của các anh. Tôi cũng tin vào việc ngân hàng lớn nhất nước Anh ủng hộ Hyundai. Tôi cũng không nghi ngờ gì về trình độ tiếp thu công nghệ cũng như khả năng sáng tạo của người Hàn Quốc. Tuy nhiên tôi có một băn khoăn rằng, nếu tôi muốn mua tàu thì tôi sẽ chọn một trong những hãng tàu nổi tiếng ưu tú trên thế giới chứ chẳng bao giờ chọn mua ở một chỗ mới toanh như các anh. Trong trường hợp đó anh xử lý thế nào? Ai sẽ đặt hàng các anh? Không có người mua tàu, các anh lấy đâu ra tiền trả nợ ngân hàng? Vì vậy mong anh hãy mang chứng cứ bảo đảm rằng sẽ có người mua tàu của anh tới đây. Khi đó tôi mới có thể cấp giấy cho anh được”.
Lý lẽ quá thuyết phục của chủ tịch ECCD dường như đã hạ gục con người can đảm Chung Ju Yung. Và nếu vậy lịch sử của ngành đóng tàu thế giới hẳn phải viết lại.
Nhưng bán tàu cho ai? Ai có thể mua tàu của một nhà máy chưa hề tồn tại? Trong tay Chung Ju Yung lúc ấy chỉ có một tấm ảnh chụp cái vịnh biển nghèo nàn, với vài cây thông và vài căn nhà lá, nơi dự định là địa điểm của nhà máy đóng tàu tương lai.
Không thể có một lô gich duy lý nào có thể tồn tại được trong trường hợp này. Tuy nhiên ông chủ của Hyundai vẫn tin vào điều đó. Với bức ảnh chụp vịnh biển trong tay, ông đi hết chỗ này sang chỗ khác để thuyết phục người mua: “Nếu anh đồng ý mua tàu của tôi thì tôi sẽ được ECCD cho vay tiền. Với số tiền đó tôi sẽ xây dựng nhà máy đóng tàu to lớn trên vịnh biển này và sẽ đóng tàu cho anh” – Với các lô gich này mà sau này ông ta tự nhận là “Tôi đi bán tàu như một người điên”. Cuối cùng ông cũng tìm được một khách hàng mà ông bảo là “còn điên hơn cả tôi”. “Người điên” đó là Libanos, con trai của vua tàu biển Hy Lạp Onasis. Vậy là với lòng tin phi lô gich của mình, nhà máy đóng tàu Hyundai đã chính thức ra đời. “Đó là một thắng lợi của niềm tin và suy nghĩ lạc quan – ông nhớ lại – Nếu anh không tự mình đầu hàng thì tất nhiên sẽ tìm ra phương pháp để giải quyết. Bao giờ cũng vậy”.
Phải, bao giờ cũng vậy. Hyundai đã thành công bởi đối với họ, không gì là không thể? Nếu bạn vẫn còn chút hoài nghi, xin hãy nghe tiếp câu chuyện sau đây, cũng do chính người sáng lập tập đoàn Hyundai kể lại:
“Những năm 50 của thế kỷ XX ở Hàn Quốc rệp nhiều vô kể. Ngày đó tôi đang làm việc tại bến cảng In Chon. Mặc dù cả ngày làm việc mệt mỏi nhưng không đêm nào ngủ yên được với lũ rệp. Sau nhiều nỗ lực thất bại, cuối cùng chúng tôi cũng nghĩ ra một cách: lấy bốn tô nước kê vào bốn chân bàn ăn để ngăn lũ rệp, rồi sau đó leo lên bàn ngủ. Được hai đêm an lành, đến đêm thứ ba, lũ rệp không biết theo đường nào lại đến cắn phá chúng tôi. Chẳng lẽ chúng leo lên tường, leo lên trần rồi tìm tới chỗ chúng tôi, thả mình rơi xuống? Quả đúng như vậy. Lũ rệp đã vượt qua điều không thể để làm điều có thể”.
Câu chuyện loài rệp đã chạm vào lòng tự ái con người của Chung Ju Yung. “Lẽ nào tôi không phải là con người” – ông tự nhủ. Và lúc này tôi tin bạn cũng sẽ tự hỏi lòng mình, lẽ nào là con người mà chúng ta lại thua loài rệp, để vượt qua những điều tưởng chừng không thể.
Không gì không thể – đó là bí quyết thành công của những người thành đạt và giàu có. Còn với người nghèo, đáng buồn thay, bao trùm lên tất cả là nỗi sợ. Người Texas có một câu nói nỗi tiếng: “ Mọi người đều muốn được lên thiên đường nhưng không ai muốn chết”. Người ta đều mơ được trở nên giàu có nhưng rất sợ phải mất tiền. Bởi vậy họ không bao giờ giàu lên được.
Chẳng có gì xấu hổ nếu bạn biết sợ, bởi sợ là một trong những bản năng của con người. Nhưng nếu sợ trở thành một nổi ám ảnh, bạn sẽ chẳng tới đâu được cả. Mọi đứa trẻ đều tập đi bằng cách ngã. Và để có thể vững vàng trên yên xe đạp, không ai không bị ngã một đôi lần. Và cứ thế chúng ta lớn lên sau nhiều lần vấp ngã. Có thể bạn sẽ thất bại sau những lần đầu tư đầu tiên, nhưng đó là khoản “học phí” bạn phải trả để có thành công ở những lần đầu tư kế tiếp. Triết lý này ai cũng hiểu nhưng tiếc thay chỉ ít người “học thuộc”. Đó là lý do vì sao người nghèo vẫn chiếm số đông trong xã hội loài người.
Để kết thúc bài viết này, mời bạn đọc tiếp câu chuyện về “ con rệp Châu Phi”, do tiến sỹ Max Well Maltz một bác sĩ, một chuyên gia của Học viện thành công nước Mỹ kể lại, với hy vọng bạn rút ra được điều gì đó cho mình.
“Cách đây nhiều năm, ngay sau khi tôi mở văn phòng giải phẫu của mình, một người da đen thật cao đến tìm tôi.Anh ta phàn nàn về đôi môi của mình.
Tôi kiểm tra môi của anh ta (tôi sẽ gọi tên anh ta là R). Môi dưới anh ta có phần hơi đưa ra ngoài hơn bình thường đôi chút, nhưng tôi vẫn không thấy gì là bất ổn với nó và tôi nói với anh ta về điều này.
R nói rằng với anh ta thì không sao, nhưng bạn gái của anh ta không thích. Cô ta nói với anh ta rằng cô ta cảm thấy xấu hổ khi đi ra phố cùng anh ta bởi vì chiếc môi dưới của anh ta.
Tôi nhận thấy rằng anh ta là một người đàng hoàng và đáng mến, và tôi tự nhủ rằng người phụ nữ nào yêu anh ta chắc rằng chẳng có gì phải phàn nàn về anh ta cả.
Khi tôi nói với anh ta điều này, anh ta vẫn muốn tôi tiến hành phẫu thuật môi dưới của anh ta. Vì nghĩ rằng một khoản chi phí cao sẽ khiến anh ta nản lòng và quên đi việc giải phẫu môi của mình, nên tôi đã nói với anh ta rằng chi phí cho việc giải phẫu là hai ngàn đôla.
R nói rằng anh ta không đủ khả năng chi trả khoản tiền đó. Anh ta cảm ơn và nghiêng đầu cúi chào tôi với một thái độ thật nhã nhặn.
Nhưng sáng hôm sau anh ta lại xuất hiện với một túi đen nhỏ trên tay mình. Anh ta đổ chiếc túi ấy lên bàn. Những tờ giấy bạc tuôn ra, hàng trăm tờ giấy bạc như thế. Một ngàn hai trăm đôla – đó là khoản tiền dành dụm cả đời của anh ta. Anh ta đưa nó cho tôi bằng thái độ tử tế với yêu cầu giải phẫu cho chiếc môi dưới của mình.
Tôi thật sự bị choáng, và hơi buồn nữa, bởi vì tôi nào có ý muốn tước đoạt số tiền mà đối với anh ta là cả một gia tài kia đâu. Tôi nói với anh ta rằng trước đây tôi đã yêu cầu anh ta một khoản chi phí quá cao là để anh ta từ bỏ ý định thực hiện ca giải phẫu mà thực ra anh ta không nhất thiết cần đến.
Nhưng khi anh ta nói rằng anh ta thực sự muốn được giải phẫu và rằng anh ta sẽ tìm đến bác sĩ khác nếu như tôi từ chối không chấp nhận anh ta là bệnh nhân của mình, tôi đã đồng ý giải phẫu cho anh ta – với một khoản chi phí thấp hơn và với điều kiện là anh ta phải nói với “người yêu” của mình rằng tôi đã lấy của anh khoản chi phí là một ngàn hai trăm đôla.
Ca giải phẫu diễn ra tốt đẹp, không để lại một vết sẹo nào có thể trông thấy được. Tôi rạch phía bên trong môi của anh ta, lấy đi một ít thịt, và khâu lại. Chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ tôi đã hoàn tất xong công việc. Sau này chỉ cần anh ta quay lại đây vài lần để kiểm tra và thay băng.
R rất vui với chiếc môi của mình. Anh ta siết chặt tay tôi và cảm ơn tôi bằng giọng chân thành và xúc động. Sau đó anh ta sải bước đi khỏi văn phòng, với dáng vẻ oai vệ và tự tin hơn trước.
Một vài tuần sau anh ta quay trở lại, nhưng tôi thật khó có thể nhận ra được anh ta. Dáng vẻ của anh ta như chùng lại, đôi bàn tay mất cả sức mạnh; giọng nói anh ta the thé. Tôi hỏi anh ta điều gì đã xảy ra.
-
-
- Con rệp, thưa ngài – con rệp!
- Con rệp nào?
- Con rệp Châu Phi, thưa ngài – anh ta nói- Nó bám chặt lấy tôi.
-
Anh ta kể tôi nghe tai họa của mình. Sau khi chiếc băng trên môi của anh ta được tháo gỡ, anh ta đến gặp người yêu của mình. Cô ấy nhận ra chiếc môi mới của anh ta và hỏi anh ta rằng anh ta đã phải chi trả bao nhiêu tiền cho việc này. Khi anh ta nói với cô ta rằng một ngàn hai trăm đôla như tôi đã yêu cầu, toàn bộ thái độ của cô ta lập tức thay đổi. Với thái độ tức giận, cô ta tố cáo rằng anh đã lừa gạt cô để lấy một ngàn hai trăm đôla lẽ ra phải là của cô , và nói rằng trước nay cô ta chưa từng bao giờ thực sự yêu anh ta. Cô ta nguyền rủa anh ta và bảo rằng anh ta sẽ chết vì lời nguyền rủa này.
Vô cùng rối loạn, R đi thẳng vào phòng và nằm trong đó liên tục bốn ngày liền. Sau đó anh ta nghĩ về lời nguyền này. Anh ta là một người có học vấn; đối với anh ta thì lời nguyền và yêu thuật chỉ dành cho người ngu dốt. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã mê hoặc anh ta ngay từ giây phút đầu anh ta gặp cô ta. Anh ta nhận thấy rằng nếu cô có thể mê hoặc được mình ngay cả khi cô ta không ghét mình, thế thì rất có thể cô ta sẽ khiến mình chết với lời nguyền của cô ta.
Sau đó, khi anh ta đi quanh quẩn trong nhà mình, anh ta phát hiện ra thứ kinh khủng này trong miệng mình.
Sau đó, người chủ nhà của anh ta, vì nhận thấy rằng anh ta đã năm lì trong phòng mình suốt nhiều ngày mà không hề ăn uống gì cả nên mang đến cho anh ta một người khác, một “bác sĩ” để kiểm tra nó. Ông ta hét lên khi ông ta chạm phải thứ kinh khủng này trong miệng của R. Nó sẽ giết chết anh – ông ta nói – Con rệp Châu Phi này đã bám vào bên trong miệng của anh do lời nguyền của người đàn bà kia mang lại.
Anh ta quá hoảng sợ đến mức phải đưa hai tay bụm lấy mặt mình và thở hổn hển.
-
-
- Nó thực sự nằm trong miệng của anh sao? – Tôi hỏi anh ta.
- Vâng, thưa ngài – Anh ta kể tôi nghe về việc vị “bác sĩ” đó đã cố gắng thế nào để giúp anh ta lấy “con rệp Châu Phi” đó ra khỏi miệng của mình, nhưng vì lời nguyền quá mạnh nên “bác sĩ” đó cũng không thể lấy nó ra được. Không gì có thể giết được “con rệp Châu Phi” này. Tất cả những gì anh ta có thể nghĩ ra lúc này là “con rệp Châu Phi”. Nỗi lo sợ về “con rệp Châu Phi” đã khiến anh ta mất ngủ nhiều đêm liền.
- Nó đốt tôi từ phía bên trong môi của mình.
- Môi của anh?
- Vâng, thưa ngài. Bên trong miệng của tôi.
- Từ nãy giờ anh vẫn không nói là môi của anh.Tôi kiểm tra nó. Nó đây phải không?
-
Anh ta gật đầu.
-
-
- Tôi lấy nó ra nhé?
- Vâng, xin ngài giúp tôi.
-
Tôi tiêm vào môi anh ta một chút thuốc gây tê. Sau khi thuốc gây tê phát huy tác dụng, tôi dùng dao và kẹp lấy “con rệp Châu Phi” này ra khỏi miệng của anh ta. Tôi chỉ mất một giây để làm việc đó.
Tôi đặt “con rệp Châu Phi” lên một miếng gạc và đưa cho R xem; nó không lớn hơn một hạt gạo.
-
-
- Đó là con rệp sao, thưa ngài? – Anh ta nhìn với ánh mắt không tin.
- Đó chỉ là một miếng vảy sẹo bong ra từ nơi mà tôi đã khâu lại sau ca giải phẫu.
- Thế thì có con rệp Châu Phi nào đâu?
-
Tôi mỉm cười.
R đứng lên. Xem ra anh ta đã lấy lại được bình tĩnh; một nụ cười tươi xuất hiện trên gương mặt anh ta, giọng nói của anh ta cũng ấm áp trở lại, anh ta cảm ơn tôi, cúi đầu chào và bỏ đi.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media co., ltd
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
( Nguồn: Sách: “Bạn muốn thành công”; “Dám dẫn đầu”; “Bí quyết thành đạt trong đời người”; “Không bao giờ là thất bại – Tất cả là thử thách”; các báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ tp. HCM)
Ảnh: Internet