Nghiên cứu này của Harvard sẽ thay đổi mọi thứ.
Mọi người đều muốn làm việc hiệu quả hơn. Nhưng trong thế giới hiện đại, việc duy trì sự tập trung lại khó hơn bao giờ hết. Khi tôi quyết định nghỉ việc ở công ty vào năm 2017 và trở thành một blogger toàn thời gian, tôi đã nhanh chóng biết được năng suất của mình tệ đến mức nào.
Có những ngày tôi làm việc tới 10–12 tiếng nhưng tôi lại cảm thấy mình chẳng làm được gì nên hồn. Tôi cứ kè kè bên cái điện thoại và liên tục kiểm tra email và thông báo của Facebook.
Vào đêm hôm trước tôi luôn viết ra một danh sách dài các việc ngày mai cần làm nhưng đến đêm hôm sau tôi chỉ hoàn thành được 30-50% số công việc đó. Nếu cứ cái đà này, tôi không chắc mình sẽ còn là một doanh nhân hay nhà văn nữa không.
May mắn thay, thầy huấn luyện kinh doanh của tôi, James Wedmore đã giới thiệu cho tôi một nghiên cứu kinh doanh của Harvard. Nghiên cứu này tập trung vào tính trung thực và những ảnh hưởng của nó trong công việc kinh doanh của bạn.
Đây là một trích dẫn từ nghiên cứu:
“Tôi muốn sản lượng hoặc năng suất tăng 10% mà muốn tăng từ 100 đến 500%. Tại tổ chức của tôi (Mạng lưới Nghiên cứu Khoa học Xã hội – SSRN) sau 3 năm thực hiện những quan điểm này, CEO Gregg Gordon của chúng tôi sẽ cho bạn thấy sản lượng tăng hơn 300% mà về cơ bản đầu vào không tăng.”
Kể từ khi coi tính trung thực là nguyên tắc cốt lõi trong thói quen hàng ngày của mình, thì công việc kinh doanh của tôi đã tốt hơn mà không cần làm việc nhiều giờ hơn.
Nếu bạn muốn tăng năng suất của mình vào năm 2021, hãy đặt tính trung thực lên hàng đầu. Mọi thứ trong cuộc sống và công việc kinh doanh của tôi đã thay đổi kể từ khi tôi làm vậy.
Dưới đây là ba bước giúp bạn luôn tự chủ để có thể làm được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn.
Giảm lịch trình của bạn
Người ta vẫn thường nghĩ rằng cách dễ nhất có thể nói gì làm nấy là lập danh sách thật nhiều những việc cần làm. Tôi đã làm điều này khi tôi đang một doanh nhân đơn thân độc mã và nó khiến cuộc sống của tôi khó khăn hơn gấp 100 lần.
Khi bạn có một danh sách gồm 15 việc cần làm mỗi ngày, rất có thể bạn sẽ không hoàn thành tất cả chúng trong một ngày. Rất nhiều lần tôi hoàn thành được 7–10 việc sau đó tự phạt mình vì không hoàn thành được tất cả 15 việc mặc dù tôi đã làm 12 đến 15 giờ mỗi ngày.
Vấn đề là chúng ta không phải lúc nào cũng có nhiều năng lượng để làm việc cả ngày được. Bạn không thể ngày nào cũng chạy như chú thỏ Energizer được. Kiệt sức là việc không thể tránh khỏi.
Thay vì đặt ra quá nhiều mục tiêu, hãy viết ra 1–5 mục tiêu để bạn có thể kiểm soát được. Khi hoàn thành nhiều việc hơn, bạn sẽ có thể làm thêm các dự án khác nhưng việc lên lịch ít hơn sẽ giúp bạn tăng năng suất và hoàn thành mục tiêu của mình.
Theo thời gian, điều này sẽ giúp bạn có thói quen hoàn thành công việc và xây dựng động lực.
Nói Có ít hơn
Đã bao nhiêu lần bạn nói “Có” với điều gì đó, và sau đó không xuất hiện hoặc hối hận về lựa chọn của mình?
Sự lựa chọn này không chỉ khiến bạn không thực hiện đúng những gì mình nói mà còn giết chết cơ hội thành công của bạn. Thay vào đó, hãy mạnh dạn nói “không” khi bạn không muốn làm điều gì đó.
Đúng vậy, bạn chắc chắn sẽ làm tổn thương người khác hoặc chính bạn khi nói “không” thường xuyên nhưng bạn nên nhớ rằng ước mơ của bạn đáng giá hơn. Luôn cam kết với mục tiêu và lịch trình hàng ngày của mình để có thể hoàn thành nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn.
Hãy trung thực với lời nói của bạn
Nếu bạn chưa đọc cuốn The Four Agreements: A Practical Guide to Personal Freedom, tôi thực sự khuyên bạn nên đọc nó. Tác giả, Don Miguel Ruiz, nói rằng cam kết quan trọng nhất là “Không làm trái với lời nói của bạn.”
Nếu bạn nói rằng bạn sẽ làm điều gì đó thì nhất định phải làm điều đó!
Điều này không có nghĩa là lấy việc này làm cái cớ để không làm cái kia. Nếu bạn đã có ý định của mình thì hãy hành động đúng như những gì bạn nghĩ. Đừng nói mà không làm.
Khi bạn cứ làm trái lời mình nói, tâm trí của bạn sẽ không còn tin tưởng rằng mình sẽ hoàn thành công việc. Tôi thậm chí sẽ không viết gì vào sổ kế hoạch của mình nếu tôi biết mình có 1% khả năng không hoàn thành công việc.
Vậy tại sao chúng ta lại thường xuyên nói dối chính mình như vậy?
Tôi nghĩ rằng chúng ta làm vậy vì muốn thoải mái hơn. Và hầu như những lúc nói dối là những lúc bạn phải làm những công việc khó và bạn không muốn làm chúng.
Thật ra cuối cùng thì bạn cũng sẽ mở kênh YouTube, quay lại phòng tập thể dục hay dọn dẹp tủ hay theo dõi chế độ ăn kiêng của bạn. Nhưng tôi và bạn đều biết rằng theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực khi lời nói của bạn không khớp với hành động.
Hãy loại bỏ sự trì hoãn, hãy chính trực và trung thực với lời nói của bạn.
“Hãy nói một cách thành thật và chỉ nói những gì bạn muốn. Tránh dùng những từ mang ý nghĩa chống lại bản thân hoặc bàn tán về người khác. Sử dụng sức mạnh lời nói một cách tích cực để thể hiện sự thật và tình yêu.” – Don Miguel Ruiz
Chọn công ty của bạn một cách cẩn thận
Nếu bạn thường xuyên đi chơi với những người thiếu tự trọng, điều đó chắc chắn sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng. Nếu bạn đang cố gắng bỏ thuốc, đừng đi ra ngoài với những người lúc nào cũng cầm điếu thuốc trên tay. Nếu bạn đang cố gắng giảm cân, đừng hẹn hò với những người luôn trì hoãn việc giảm cân của họ.
Đôi khi bạn cần xem xét các mối quan hệ của mình và đặt câu hỏi về chúng. Nếu bạn chọn nói không với điều gì đó, mà nó khiến bạn mất đi sự trung thực thì bạn có cần chúng trong cuộc sống của mình hay không?
Đôi khi bạn phải gạt bỏ những mối quan hê cũ để nhường chỗ cho những mối quan hệ mới tốt đẹp hơn.
Mai Lâm-Theo MD