Khi “thần thú” bị đào lên, di chuyển tới viện bảo tàng, người dân Tứ Xuyên đã gặp phải chuyện tai ương. Nhiều người lên tiếng yêu cầu trả “thần thú” về vị trí cũ.
Năm 2013, tại một di chỉ ở Thành Đô,Tứ Xuyên (Trung Quốc), người ta đã đào được một một con thú bằng đá có hình dáng rất kỳ lạ. Trông nó giống như một con tê giác, trên thân còn chạm khắc những hoa văn hình mây.
Sau khi biết chuyện, người phụ trách di chỉ nhanh chóng thông báo cho các chuyên gia địa phương đến thẩm định. Chuyên gia cho rằng con thú đá này được tạo ra cách ngày nay khoảng 2000 năm.
Theo lời của dân bản địa, thực ra, con thú đá này đã được phát hiện vào năm 1973, những người cao tuổi cho rằng nó chính là thần thú trấn thủy do Lý Băng đặt.
Lý Băng là một vị quan nổi tiếng thời Chiến Quốc của nhà Tần, có công lớn trong công việc trị thủy, ông mất tại tỉnh Tứ Xuyên, còn được người đời sau tôn làm Xuyên Chủ (chủ của vùng Tứ Xuyên).
Tương truyền Lý Băng đã cho dựng 5 thần thú, đặt ở các vị trí khác nhau, dùng để trấn áp sức mạnh của thủy thần. Do đó, người dân cho rằng không được di chuyển con thú đá đi nơi khác. Tuy nhiên, các chuyên gia đều không tin vào những điều được cho là mê tín dị đoan của phong thủy, nhất quyết mang con thú đá về viện bảo tàng.
Ai ngờ rằng, chưa đến nửa năm sau, Thành Đô xảy ra nạn lụt lội, mà theo như mọi người cho rằng lâu lắm rồi không xảy ra lũ lớn như vậy, thậm chí nhiều công trình kiên cố cũng bị phá hủy. Rất nhiều người dân Thành Đô kịch liệt yêu cầu trả lại con thú đá về chỗ cũ.
Phong thủy có phát huy tác dụng thật hay không đó còn là điều mà chúng ta chưa biết rõ. Nhưng có một điều chắc chắn, sự sắp xếp các sự vật trong không gian tự nhiên của người xưa đều có nguyên nhân và ý nghĩa về mặt khoa học mà người đời sau nên học hỏi.
Bài viết tham khảo từ QQ