“Mặc kệ nó, làm tới đi”, với Richard Branson mà nói, bất kể bạn có muốn trở thành người ra sao, bất kể bạn có muốn làm gì, tới cuối cùng, bạn đều sẽ có thể làm được. Với Branson, chỉ cần dám bước một bước đầu tiên, là bạn đã có thể làm được mọi thứ rồi.
Richard Charles Nicholas Branson là một ông trùm kinh doanh, nhà đầu tư, và nhà từ thiện người Anh. Ông được biết đến là người sáng lập của Virgin Group với hơn bao gồm hơn 400 công ty. Ông đồng thời cũng là tác giả của cuốn sách mang tên “Screw It, Let’s Do It” (Tựa Việt: Mặc kệ nó, làm tới đi), cuốn sách là một tập hợp rất nhều những câu chuyện liên quan tới ông, từ cách ông trở thành tỷ phú từ hai bàn tay trắng, cách ông sáng lập ra công ty âm nhạc, công ty hàng không, công ty đường sắt, cho tới hàng trăm công ty khác trên toàn thế giới với hơn 40000 nhân viên, từ đầu tới cuối, niềm tin của ông chính là, ông tin rằng lý do để “đi làm” luôn nhiều hơn “không làm” rất nhiều.
Trong một chương trình mà Richard Branson tham gia chế tác, ở tập cuối cùng, ông đã viết một tờ ngân phiếu trị giá 1 triệu đô la Mỹ, rồi nói với người chiến thắng cuối cùng trong chương trình rằng, bạn có thể lựa chọn cầm 1 triệu này và đi về nhà, cũng có thể lựa chọn đổ xúc xắc cùng với tôi, nếu bạn thắng, bạn có thể có được một món quà trời cho, món quà này nhất định sẽ khiến bạn khó quên cả đời. Nhưng nếu bạn thua, 1 triệu cũng sẽ không còn.
Người chơi rơi vào thế khó, lưỡng lự giữa món quà trời cho và 1 triệu đô la Mỹ, bởi bản thân anh khi ấy cũng đang rất cần tiền để vận hành công ty của chính mình. Người chơi lúc này hỏi ngược lại Brason rằng, “nếu là anh, anh sẽ lựa chọn ra sao?”
Branson không đưa ra câu trả lời trực tiếp, chỉ nói rằng mình không thể thay người chơi quyết định, người chịu trách nhiệm đưa ra quyết định này phải là người chơi. Cuối cùng, người chơi lựa chọn cầm 1 triệu đô la Mỹ.
Branson lúc này lên tiếng nói rằng chúc mừng người chơi, bởi lẽ nếu anh ta lựa chọn từ bỏ, Brason ngược lại sẽ cảm thấy rất thất vọng, nguyên nhân là bởi đời người vốn dĩ không cần thiết phải tham gia vào trận đánh mà mình thậm chí còn không hiểu rõ hay nắm chắc phần thắng. Tung xúc sắc, tỷ lệ thắng thua là 50/50, nhưng lại không biết đó là phần thưởng gì, giải thưởng cũng có thể không bằng 1 triệu đô la Mỹ, ván cược này vốn dĩ đã có một sự mạo hiểm rất lớn, vì vậy, cầm lấy 1 triệu đô la Mỹ, mới là lựa chọn sáng suốt nhất.
Cuối cùng, người chơi ấy không chỉ thắng được 1 triệu đô la Mỹ, mà còn thắng luôn được cả giải thưởng trời cho kia, đó chính là chức tổng giám đốc của Virgin trong vòng 3 tháng, quản lý hàng chục ngàn người, hàng trăm công ty, 3 tháng ấy có thể giúp anh ta học được vô cùng nhiều tri thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành và quản lý công ty.
Branson không phải người hữu dũng vô mưu, trước khi đưa ra bất kì quyết sách nào, ông luôn sẽ đánh giá, suy ngẫm một cách cẩn thận xem tỷ lệ thắng là bao nhiêu, nếu trong đầu chưa có bất cứ bản thiết kế nào, ông sẽ không mạo hiểm thử.
Trong đầu của Branson luôn có rất nhiều ý tưởng và sáng tạo, thầy hiệu trưởng trung học của ông từng nói về ông rằng, “cậu nhóc ấy, sau này nếu không ở tù thì sẽ trở thành tỷ phú”. Bởi lẽ ông là người có đầu óc, có sự sáng tạo, dám mạo hiểm, với ông, không chuyện gì là không thể. Dù có phải trải qua bao nhiêu thất bại, vấp ngã, khó khăn, ông cũng luôn lạc quan cho rằng quá trình đó thực ra là quá trình giúp ông học được rất nhiều kinh nghiệm và bài học, những kinh nghiệm và bài học này giúp ông không bao giờ phạm phải sai lầm trước đó nữa.
Cuộc đời của Branson là một quá trình giao thoa giữa thành công và thất bại, may mắn là số lần thành công nhiều hơn số lần thất bại. “Mặc kệ nó, làm tới đi”, với Branson mà nói, bất kể bạn có muốn trở thành người ra sao, bất kể bạn có muốn làm gì, tới cuối cùng, bạn đều sẽ có thể làm được. Với Branson, chỉ cần dám bước một bước đầu tiên, là bạn đã có thể làm được mọi thứ rồi.
Theo Như Nguyễn-Doanh nghiệp & Tiếp thị