Chân dung “ông vua Internet” Trung Quốc, giàu, giỏi và trẻ hơn Jack Ma.
Tuần vừa qua, Pinduoduo chính thức tuyên bố lượng cơ sở người dùng của công ty đã vượt Alibaba. Doanh thu trong quý 4 của năm ngoái của họ đã tăng 146% lên 26,5 tỷ NDT (4,1 tỷ USD), vượt dự báo 19,3 tỷ NDT trước đó. Mức tăng trưởng này gấp nhiều lần so với Alibaba và JD.com nhờ nhu cầu với rau củ và nhiều người tiêu dùng ở những thành phố ít phát triển hơn bắt đầu tham gia mua trực tuyến.
Lượng người tiêu dùng hàng năm của Pinduoduo đã tăng lên 788 triệu người vào tháng 12, vượt mức 779 triệu người của Alibaba. Trong Lễ hội mùa xuân này, lượng người dùng của Pinduoduo đã có lúc vượt ứng dụng di động Taobao.
Tổng giá trị hàng hóa trong 12 tháng tính tới cuối tháng 12 của Pinduoduo tăng 66% lên 1,67 nghìn tỷ NDT.
Những con số kể trên cho thấy đà tăng trưởng vượt trội của Pinduoduo khiến những ông lớn như Alibaba và cả JD.com phải khiếp sợ. Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa Pinduoduo và các đối thủ khác? Câu trả lời có lẽ nằm ở mô hình kinh doanh của họ.
Pinduoduo áp dụng mô hình kinh doanh mua hàng theo nhóm giống như Groupon của Mỹ. Điều đặc biệt là trang web này cho phép người mua sắm chia sẻ sản phẩm trên các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc, như WeChat của Tencent, để được giảm giá nhiều hơn.
Ví dụ: nếu mọi người tìm thấy những gì họ muốn mua trên Pinduoduo và mời đủ bạn bè của WeChat thành một nhóm mua hàng, họ có thể được giảm giá tới 90%. Ưu đãi này áp dụng cho mọi thứ từ chiếc áo thun 1 USD đến chiếc smartphone giá 80 USD. Để khuyến khích người dùng chia sẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội, Pinduoduo thậm chí còn cung cấp các ưu đãi tiền mặt và sản phẩm miễn phí cho khách hàng trung thành nhất của công ty.
Trong khi những “gã khổng lồ” công nghệ của Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt tại các đô thị lớn, Pinduoduo chọn thị trường ít được chú ý hơn: đó là những thành phố và thị trấn nơi có nhiều người thu nhập thấp.
Tất cả những chiến lược kể trên được nhào nặn dưới bàn tay Colin Huang – đồng sáng lập công ty, người vừa tuyên bố rời chức Chủ tịch.
Bỏ việc Google khởi nghiệp, lập 12 startup thành công
Huang sinh ra ở Hàng Châu – quê hương của gã khổng lồ mua sắm trực tuyến Alibaba. Cha mẹ của ông đều là công nhân nhà máy và ông học về khoa học máy tính ở Đại học Zhejiang trước khi tới Mỹ vào năm 2002.
Ông gia nhập Google và làm việc tại Google Trung Quốc trước khi tự mình khởi nghiệp, theo đuổi mục tiêu vừa “kiếm tiền” vừa “khiến mình trở nên ngầu hơn”.
Bằng số tiền thu được khi bán cổ phần Google, anh khởi nghiệp Ouku – một website đồ điện tử tiêu dùng và bán với giá 2,2 triệu USD vào năm 2010. Doanh nghiệp tiếp theo là Leqee đã chập chững ra đời dưới sự kết hợp của Chen và một thực tập sinh tại Ouku. Công ty đăng ký với chính quyền vào năm 2009. Pinduoduo sau đó nói với nhà đầu tư mạo hiểm rằng Huang “đã thành lập thành công” Leqee vào năm 2009.
Leqee đã giúp những thương hiệu lớn điều hành shop của họ trên những nền tảng mua sắm internet lớn nhất Trung Quốc gồm của Alibaba và JD.com. Nó cũng trở thành một công ty không chính thống đứng sau thành công của loạt doanh nghiệp thành lập sau đó cũng tại tòa nhà Greenland.
2 năm sau, nhóm này thiết lập một dự án khác mang tên Lebbay – một lần nữa được sở hữu trên giấy tờ bởi Chen và hiện là cựu thực tập sinh. Sử dụng những kỹ năng mà Huang học được ở Google. Lebbay xây dựng hàng loạt website mua sắm trực tuyến nhắm tới cung cấp những món đồ trong top tìm kiếm cho khách hàng.
“Xây dựng một website chỉ mất 1 tuần” theo cựu quản lý . Người này nói thêm rằng các websites xử lý các đơn hàng từ cùng hệ thống. Chen điều hành hoạt động, báo cáo cho Huang.
Một công ty có lãi khác cũng bắt đầu sinh sôi ở một vài tầng dưới văn phòng của Lebbay. Dưới cái tên Shianghai Xunmeng, đội ngũ của Huang phát triển những game trực tuyến như Joyspade, Texas Holdem Poker nhắm tới những người chơi ở Đông Nam Á và Girls X Battle.
Sau đó, Huang nảy ra ý tưởng sau này là Punduoduo. Năm 2015, anh đã yêu cầu đội ngũ của mình xây dựng một doanh nghiệp “thương mại điện tử xã hội”. Được gọi là Punhaohuo, người mua sẽ nhận được giá tốt hơn nếu họ có thể thuyết phục được bạn mình mua cùng 1 sản phẩm. Website bắt đầu bán hoa quả và có thời điểm Huang đã lấy 100 nhân viên từ Leqee để giúp doanh nghiệp mới.
Một vài tháng sau, đội ngũ game của Huang đã tạo ra một ứng dụng thứ hai áp dụng đúng mô hình nhóm mua với nền tảng trực tuyến – nơi người bán có thể niêm yết các mặt hàng của họ. Họ đã đặt tên là Pinduoduo và 20 nhân viên game chuyển sang làm việc tai đây.
“Có 2 con đường khác nhau, Pinhaohua thúc đẩy xây dựng nhà kho và phân phối, giống JD.com với mảng đồ tươi nhưng nhân viên từ công ty game chuyển sang không tin rằng nó có thể sống được”.
Mô hình kinh doanh của Pinduoduo nhanh chóng vượt trội hơn hẳn Pinhaohuo. Tuy nhiên, website của các công ty ở tòa nhà Greenland có mối quan hệ vô cùng phức tạp với nhau. Lebbay từng đăng ký các tài khoản mạng xã hội của Pinhaohuo – là kênh bán hàng chính và mang về ¼ doanh thu gộp cho công ty vào năm 2016. Leqee được niêm yết như đơn vị điều hành của Pinhaohua trên website. Trong khi đó, Shanghai Xunmeng – chi nhánh game là đơn vị điều hành Pinduoduo.
Quyết định nghỉ ngơi khi đang ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp
Như đã đưa tin, tuần này Huang chính thức công bố sẽ rời vị trí Chủ tịch Pinduoduo. Cụ thể, vị trí Chủ tịch của nhà sáng lập Colin Huang sẽ được thay thế bởi Lei Chen – người đang giữ vị trí CEO của công ty. Như vậy, Huang đã gần như rút lui hoàn toàn khỏi tập đoàn – nơi giúp anh trở thành người đàn ông giàu thứ 3 Trung Quốc. Năm ngoái, anh cũng đã từ bỏ vị trí CEO.
Quyết định của Huang được cho là khá đáng tiếc bởi Pinduoduo hiện đang trong giai đoạn phát triển vượt trội nhất.
Huang đã để lại dấu ấn mạnh mẽ, vượt cả các tiêu chuẩn của ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc khi tạo ra khối tài sản cá nhân trị giá 57 tỷ USD và một công ty với giá trị thị trường 180 tỷ USD. Cổ phiếu Pinduoduo đã tăng hơn 4 lần vào năm ngoái và đạt kỷ lục vào ngày 17/2, mặc dù sau đó đã giảm nhẹ.
Về phần mình, Huang cho biết sẽ tập trung vào những sáng kiến trong dài hạn gồm nghiên cứu về thực phẩm và khoa học cuộc sống. Năm 2017, vị tỷ phú này đã nói rằng anh không muốn dành phần đời còn lại ở Pinduoduo. Trong bức thư gửi tới các nhân viên, anh nói muốn giao trách nhiệm cho những đồng nghiệp trẻ hơn để luôn giữ tinh thần doanh nhân.
“Tôi hy vọng rằng sự rời đi của mình trên cương vị Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ giúp những người trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành độc lập. Mặc dù không trở thành một nhà khoa học nhưng tôi sẽ cảm thấy may mắn và biết ơn nếu có cơ hội trở thành một trợ lý nghiên cứu và có thể là một nhà khoa học trong tương lai”.
Nguồn: Tổng hợp-Vân Đàm-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị