Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong trường hợp tranh chấp thương mại giữa EU và Trung Quốc về việc Trung Quốc có thể tự tuyên bố vị thế kinh tế thị trường hay không.
NTD đưa tin, cuộc tranh chấp với EU bắt đầu khi từ ngày 12/12/2016, một ngày sau khi Trung Quốc kỷ niệm 15 năm gia nhập WTO (11/12/2001).
Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên WTO, yêu cầu EU và Hoa Kỳ công nhận vị thế kinh tế thị trường của họ và chấm dứt cuộc điều tra chống bán phá giá hàng hóa Trung Quốc dưới hình thức “các quốc gia đại diện”.
Theo tài liệu trên website chính thức của WTO, tổ chức này đã thành lập một nhóm giải quyết tranh chấp vào tháng 4/2017 về việc Trung Quốc kiện EU, nhóm dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong quý II năm nay. Đối với cáo buộc của Trung Quốc về Hoa Kỳ, WTO cho biết sẽ tiếp tục đình trệ.
Bloomberg trích dẫn nguồn tin từ hai người thân cận nhóm giải quyết tranh chấp của WTO, cho biết WTO đã hoàn thành phán quyết sơ bộ về tranh chấp Trung Quốc – EU và đã trao lại cho các bên.
Theo nội dung của báo cáo, phán quyết cho thấy Trung Quốc không thể tuyên bố “tự động có được vị thế thị trường kinh tế” vào ngày 11/12/2016.
Theo truyền thông Hồng Kông, phán quyết này tương đương với việc cho các thành viên WTO có quyền chủ động hơn khi tính toán biên độ bán phá giá của hàng hóa Trung Quốc theo từng trường hợp cụ thể.
Bối cảnh WTO đưa ra phán quyết trong khi Hoa Kỳ đang bắt buộc Trung Quốc tiến hành cải cách cấu trúc kinh tế thông qua các cuộc chiến thương mại. EU cũng xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh kinh tế và thúc giục Trung Quốc mở cửa thị trường, chấm dứt tệ nạn trộm cắp công nghệ, vi phạm trợ cấp của chính phủ và những biện pháp làm bóp méo bình đẳng thương mại.
Theo NTD, lý do Trung Quốc muốn tuyên bố họ sẽ “tự động đạt được vị thế kinh tế thị trường” vào năm 2016 là vì, theo quy định “Thư gia nhập WTO của Trung Quốc”, Trung Quốc là một “nền kinh tế phi thị trường”, khi các doanh nghiệp Trung Quốc gặp phải điều tra chống bán phá giá, họ không so sánh giá sản phẩm nội địa của Trung Quốc với giá xuất khẩu Trung Quốc, mà chọn giá giá sản phẩm tiêu biểu của quốc gia khác so sánh với giá xuất khẩu Trung Quốc để xác định biên độ bán phá giá.
Điều 15 của trong thư còn nói rằng, các thành viên WTO sẽ dừng cách tiếp cận “quốc gia đại diện” đối với các cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc khi Trung Quốc gia nhập WTO trong 15 năm. Theo đó, phía Trung Quốc chủ trương khi họ gia nhập WTO trong 15 năm, họ sẽ “tự động có được vị thế kinh tế thị trường”.
Tuy nhiên, hầu hết các thành viên WTO như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Nhật Bản không đồng ý với tuyên bố của Trung Quốc, và nhận định Trung Quốc hãy còn sớm khi muốn tự thiết lập vị thế kinh tế thị trường.
Hoa Kỳ đã từng tuyên bố, vị thế kinh tế thị trường không thể “tự động đạt được” vì các điều khoản chống bán phá giá khác trong Nghị định thư vẫn còn hiệu lực.
Các học giả châu Âu và Mỹ cho rằng, nội dung của Điều 15 trong Nghị định thư không đơn giản như tuyên bố của Trung Quốc, nó cũng không phải là một điều khoản riêng biệt.
Các học giả cho rằng, theo cách hiểu chung cùng với các điều khoản khác, Điều 15 có thể hiểu theo cách sau: sau năm thứ 15 kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, các quốc gia thành viên lần lượt cần xác nhận lại liệu Trung Quốc có còn là “quốc gia có nền kinh tế phi thị trường” hay không, để xác định lại phương thức so sánh giá “quốc gia đại diện” có còn áp dụng cho các sản phẩm của Trung Quốc hay không.
Khi Trung Quốc gia nhập WTO, họ hứa sẽ dần dần tiến hành cải cách định hướng thị trường, tuy nhiên, trong những năm qua lời hứa chỉ là lời hứa. Không những thế, Bắc Kinh còn thiết lập các rào cản thương mại để đóng cửa thị trường trong nước và sử dụng các khoản trợ cấp của chính phủ để bán phá giá sản phẩm ra bên ngoài đại lục, thậm chí đánh cắp bí quyết thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài đã “liên tục gây thiệt hại cho các nền kinh tế châu Âu và châu Mỹ”.
Các nước EU lo lắng, một khi Trung Quốc đạt được “vị thế kinh tế thị trường”, sẽ gây khó khăn hơn trong các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc, và việc bán phá giá của Trung Quốc sẽ có lợi thế lớn hơn, đây sẽ là một thảm họa đối với WTO.
Khai Tâm (ĐKN)