Tờ EurasianTimes cho biết: “Các tiêm kích J-10C và J-11B đã được sử dụng trong thời gian diễn ra cuộc tập trận chung với Pakistan để đóng giả Rafale và Su-30MKI Không quân Ấn Độ”.
Trên các báo châu Á gần đây đưa tin về những đặc điểm của cuộc tập trận không quân và hải quân giữa Trung Quốc và Pakistan. Phóng viên Aakriti Sharma nhấn mạnh một điểm rất đáng chú ý là việc đóng giả các tiêm kích của lực lượng không quân Ấn Độ.
Bài viết của phóng viên này đăng trên tờ EurasianTimes cho biết: “Được biết rằng các tiêm kích J-10C và J-11B đã được sử dụng trong thời gian diễn ra cuộc tập trận chung với Pakistan để đóng giả những tiêm kích Rafale và Su-30MKI của Không quân Ấn Độ”.
Tuy nhiên, tác giả bài viết lại trích dẫn thông tin này từ những chuyên gia Trung Quốc giấu tên.
Trong bài viết chỉ ra rằng các máy bay tiêm kích bom JF-17 được sản xuất tại Pakistan trong khuôn khổ chương trình kỹ thuật-quân sự phối hợp với Trung Quốc, đã tham gia tập trận.
Các phi công Pakistan trên những tiêm kích Mirage III cũng thực hiện các bài tập chặn kích “những máy bay giả định của Không quân Ấn Độ”.
Đây là những tiêm kích siêu âm đầu tiên của châu Âu có thể vận tốc gấp đôi âm thanh. Bất chấp việc Mirage III được nghiên cứu chế tạo từ thập niên 50, Không quân Pakistan vẫn đang tiếp tục khai thác chúng.
Phóng viên Aakriti Sharma thông báo rằng, lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng của mình, không quân của Hải quân Trung Quốc tham gia tập trận chung với quốc gia khác.
Đồng thời, trên báo Trung Quốc đã xuất hiện một bài viết gần như xác nhận thông tin của phóng viên Aakriti Sharma.
Chuyên gia không quân Fu Qianshao đã tuyên bố trên tờ Global Times rằng, J-10C và J-11B “có thể được sử dụng để cải trang thành các tiêm kích của không quân Ấn Độ nhằm mục đích hiện thực hoá các trận không chiến”.
Trích từ bài viết này: “Hạng nặng hơn J-10C của Trung Quốc, tiêm kích Rafale có tỷ lệ lực đẩy so với trọng lượng lớn hơn, khi nói về lượng nhiên liệu và vũ khí tương đương trên cả hai chiếc tiêm kích”.
Chiếc tiêm kích do Pháp sản xuất có ưu thế hơn về cả vũ khí tên lửa.
Cả ý kiến cho rằng những cuộc tập trận không quân như thế “sẽ được tiến hành trong tương lai, nhằm mục đích đánh giá những khả năng thực sự của các máy bay trong lực lượng không quân (hải quân) Trung Quốc để đối đầu với những tiêm kích của Không quân Ấn Độ”.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị