Người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.
Bí quyết trường thọ rốt cuộc là gì? Những cụ trường thọ ăn loại “thuốc tiên” gì mà qua bao năm tháng tay chân vẫn nhanh nhẹn, tai mắt vẫn minh mẫn tinh anh?
Người đoạt giải Nobel sinh lý học đã tiết lộ bí mật này, vốn dĩ chúng ta đã hiểu lầm về bí quyết trường thọ như thế lâu nay.
Những người trường thọ ở các quốc gia khác nhau, khí hậu, thực vật, tập tục đều không giống nhau, thậm chí lối sống cũng tương phản nhau. Ví như có cụ thì vẫn thường uống rượu, có cụ lại thích đồ béo…, nhưng có một điểm giống nhau, đó là người trường thọ đều lạc quan vui vẻ, tâm địa thiện lương, là người sống chan hòa với mọi người xung quanh.
Elizabeth Helen Blackburn, người đoạt giải Nobel sinh lý học năm 2009 đã tổng kết rằng: “Người muốn sống trăm tuổi, ăn uống phù hợp chiếm 25%, các thứ khác chiếm 25%, nhưng tác dụng của tâm lý cân bằng chiếm tới 50%”.
“Hoàng Đế Nội Kinh” ghi: “Bách bệnh sinh vu khí dã. Nộ tắc khí thượng, hỉ tắc khí hoãn, bi tắc khí kết, kinh tắc khí loạn, lao tắc khí háo…”. Ý là: Trăm bệnh sinh tại khí. Giận thì khí tăng, vui thì khí trở lại bình thường, buồn thì tạo khí, kinh sợ thì khí loạn, lo lắng thì khí bị hao tổn.
Y học hiện nay phát hiện: Ung thư, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, loét dạ dày, kinh nguyệt không đều… 65-90% bệnh tật là có quan hệ với áp lực tâm lý, vì vậy, những bệnh này, được xem là bệnh do tâm và thân.
Như vậy, trong cuộc sống sinh hoạt, chúng ta nên nên làm gì để có thể giảm bớt áp lực? Có 4 điều cần nhớ sau đây:
1. Có mục tiêu sống rõ ràng
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, “mục tiêu tạo ra cảm xúc mạnh mẽ”, rất hữu ích với sức khỏe. Bởi vì có mục tiêu theo đuổi trong cuộc sống hay không, nó quyết định tâm tính của một người, theo đó quyết định tâm sinh lý của người đó.
Nhà khoa học người Anh đã khảo sát những người trong độ tuổi 40-90 trong 7 năm. Kết quả phát hiện, sống không có mục tiêu rõ ràng thì số người tử vong do bệnh tật hoặc tự sát cao hơn gấp đôi so với nhóm người sống có mục tiêu rõ ràng.
Mặt khác, y học sớm đã phát hiện, sau khi về hưu, bởi vì mục tiêu sống bỗng nhiên biến mất, khiến tinh thần và sức khỏe đồng thời suy giảm mạnh. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là, nếu một người sống không có mục tiêu, “chết” sẽ là mục tiêu duy nhất. Như vậy, cơ chế tự hủy trong tiềm thức sẽ lặng lẽ khởi động, khiến thân thể bạn ngày càng sa sút. Học ca hát, nhảy múa, đánh cờ… đều có thể trở thành mục tiêu, hơn nữa đều rất có khả năng thực hiện.
2. Lấy việc giúp người làm niềm vui
Doanh nhân Thiệu Dật Phu Hồng Kong qua đời ở tuổi 107; vui vẻ giúp đỡ người khác là một nguyên nhân giúp ông thọ lâu. Ông là người sáng lập “Giải thưởng Thiệu Dật Phu”, quỹ ngân sách lên đến 5 tỷ đô la Hồng Kong
Các nhà nghiên cứu phát hiện, trợ giúp vật chất cho người khác, có thể làm giảm tỷ lệ tử vong xuống 42%; ủng hộ tinh thần có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 30%.
Một nhà nghiên cứu y học người Mỹ muốn hiểu rõ vấn đề này, ông đã làm một nghiên cứu: Lấy 106 học sinh khoảng 20 tuổi chia làm 2 nhóm; một nhóm tình nguyện làm việc thiện, một nhóm dự bị.
Sau 10 tuần, nhóm tình nguyện so với nhóm dự bị, thì các chứng viêm, tỷ lệ cholesterol và cân nặng đều thấp hơn.
Giúp người, vì sao có tác dụng chữa bệnh? Bởi vì, làm điều tốt giúp người, thường làm chuyện tốt, trong nội tâm thường sinh ra một cảm giác tự hào và vui vẻ khó diễn đạt thành lời, theo đó làm giảm hoóc-môn stress, kích thích “hoóc-môn có lợi” sinh ra.
Một chuyên gia bệnh tâm thần và truyền nhiễm còn nói: Dưỡng thành thói quen vui vẻ giúp người, là cách tốt nhất để dự phòng chứng u buồn.
3. Sự hòa thuận trong gia đình là bí quyết hàng đầu
Tiểu bang Georgia nước Mỹ có một cụ bà làm nông sống 132 tuổi 91 ngày. Lúc cụ được 130 tuổi, có phóng viên hỏi bí quyết trường thọ của cụ là gì, cụ trả lời: Trước hết là sự hòa thuận trong gia đình.
Đại học Harvard có một khảo sát trên 268 người nam cũng phát hiện: Điều thật sự quan trọng trong cuộc sống một người chính là mối quan hệ với người khác, khuyết thiếu sự ủng hộ của gia đình, thì ảnh hưởng đến sức khỏe cũng tương đồng với hút thuốc và không vận động.
Cho đi và nhận lại
Một chuyên gia tâm lý học người Mỹ có một nghiên cứu “Quan hệ giữa tính cách và trái tim” trong 25 năm đã phát hiện: Người có lòng dạ hẹp hòi, nặng danh lợi, nặng thù hằn thì tỷ lệ tử vong lên đến 14%; còn người có lòng dạ rộng rãi, vui vẻ giúp người, tính cách hiền hòa thì tỷ lệ tử vong chỉ có 2.5%. Tỷ lệ bệnh tim thì người trước cao hơn người sau gấp 5 lần.
Một nhà tâm lý học người Mỹ có kể câu chuyện của một bệnh nhân nữ như sau: Vài năm trước, Alice vì thất tình nên bị chứng uất hận, sau khi rời quê hương, di cư đến nơi khác sinh sống. Cuộc sống ở đây chậm rãi, người với người quan hệ rất ôn hòa.
Nhiều lần, cho dù làn xe phải xếp hàng rất đông, nhưng vẫn luôn có người nhường đường cho cô. Sự nho nhã tự nguyện, người trước mình sau này khiến Alice rất cảm động. Dần dần, Alice cũng được dưỡng thành thói quen nhường đường ở bãi đỗ xe, cô thích làm điều này, mỗi một lần nho nhỏ “ban cho”, đều mang đến cho cô niềm vui và cảm xúc không thể nói thành lời. Một năm sau, chứng uất hận của Alice không trị mà hết.
“Ban cho sự thân mật”, dẫu chỉ là một nụ người hay là một biểu lộ hài hước, thì nồng độ protein miễn dịch trong nước bọt sẽ gia tăng, loại kháng thể này có thể tăng cường hệ thống miễn dịch.
Một vị giáo sư luân lý học về sinh mệnh đã phát hiện bản chất của “tiếng vang”:
“Ban cho và hồi báo có tồn tại quá trình chuyển đổi năng lượng bí mật thần kỳ. Tức là khi một người ban cho, năng lượng hồi báo sẽ thông qua đủ loại hình thức hướng người này trả lại. Chỉ có điều đa số tình huống là chúng ta hồn nhiên không hay biết…”.
Những hành động có lợi cho sự hài hòa giữa các mối quan hệ bao gồm: Ca ngợi, hài hước, mỉm cười, tôn trọng, nhường nhịn, hiền hòa, bao dung, tha thứ, thông cảm, đồng cảm, trung thành, lắng nghe…
Kỳ thực, quyết định một người sống lâu dài ngắn ra sao, không chỉ là do ăn uống vận động, mà tâm tình vui vẻ và tích cực cũng vô cùng trọng yếu!
DKN