Nhân vật quan trọng trong chính sách về Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Biden được đánh giá là người hiểu về các hạn chế của Trung Quốc.
Cách tiếp cận thận trọng, tinh tế
Prescott, 48 tuổi, có thể đối mặt với nhiều bài kiểm tra hơn trong các tháng tới.
Ông Prescott – một cựu nhân viên của Hội đồng an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Barack Obama – được cho là phù hợp với vị trí trưởng nhóm đặc trách về Trung Quốc hoặc phụ trách chính sách về châu Á vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung phức tạp chưa từng thấy trong bối cảnh đại dịch toàn cầu và suy thoái kinh tế.
Cách tiếp cận của Prescott được các đồng nghiệp đánh giá là thận trọng, tinh tế. Dan Baer, một cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Tôi hầu như chưa bao giờ nghe thấy anh ấy cao giọng”.
Prescott, hiện là quan chức hàng đầu trong nhóm chuyển giao của Biden, phù hợp với điển hình thường thấy trong lựa chọn chính quyền: có kinh nghiệm, có nền tảng chính sách tốt, có kỹ năng làm việc nhóm, đã làm việc với tổng thống đắc cử trong nhiều năm.
Prescott, lớn lên ở Wichita, Kansas, tốt nghiệp Đại học Boston năm 1993 và trường Luật, Đại học Yale năm 1997 từng dạy lớp luật về quyền con người ở trường Đại học Fudan, Thượng Hải, Trung Quốc.
Trở về Mỹ, ông làm việc với tư cách Phó cố vấn an ninh quốc gia và cố vấn cấp cao về châu Á của ông Biden, sau đó trở thành trợ lý đặc biệt cho Tổng thống Obama và Giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh quốc gia về Iran, Iraq, Syria và Vịnh Persia.
Sau khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, Prescott bắt đầu công việc ở một viện nghiên cứu chính sách đối ngoại cùng các quan chức dưới thời ông Obama có tên Hành động an ninh quốc gia để chống lại những chính sách liều lĩnh của ông Trump. Hiện ông đã rời cả 2 tổ chức trên để làm việc trong nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử.
Một bài báo của Financial Times cho biết, Prescott có thể được giao vị trí đặc trách về châu Á ở Hội đồng an ninh quốc gia. “Tổng thống đắc cử đã nhiều lần nhấn mạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là một trong những cơ hội tuyệt vời, nhưng cũng là nơi lợi ích và giá trị Mỹ đối mặt với những thách thức gia tăng”, một quan chức thuộc nhóm chuyển giao giấu tên cho biết.
Hiểu rõ những hạn chế của Trung Quốc
Các đồng nghiệp cũ cho rằng nền tảng, tính cách và những năm sống ở Trung Quốc của Prescott sẽ thúc đẩy một cách tiếp cận bình tĩnh hơn, thấu đáo hơn, phù hợp với phong cách và ưu tiên của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan mà ông Biden vừa chỉ định.
Với nền tảng pháp lý và sự hiểu biết nhiều hơn về hạn chế của Bắc Kinh, Prescott sẽ đo lường chính xác hơn nhiều về hướng đi của Trung Quốc, một chuyên gia chính sách giấu tên nhận định.
Prescott được cho là ủng hộ đường lối cứng rắn hơn với Trung Quốc so với chính quyền Obama – phù hợp với thái độ của dư luận Mỹ đối với sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông sử dụng các chính sách được coi là hiệu quả và nhất quán hơn chính quyền Trump. Trong số này bao gồm việc sử dụng sức mạnh tập thể của các liên minh, đòn bẩy kinh tế và sự hiểu biết tốt hơn về những điểm yếu của Trung Quốc.
Trump đã mạnh miệng về Trung Quốc, nhưng vấn đề không phải là mạnh miệng mà là liệu điều đó có đạt được kết quả hay không, ông Prescott từng viết trong một bài báo của Defense One vào tháng 6.
Trong các bài báo và bình luận, Prescott đã nhấn mạnh chính sách Trung Quốc của Trump là không nhất quán và phản tác dụng, đồng thời nói thêm rằng ông Biden sẽ bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông, đảm bảo lợi thế công nghệ dẫn đầu của Mỹ.
Trong một bài báo tháng 9/2020 trên PennLive, ông Prescott đã đưa ra dẫn chứng rằng các vụ phá sản trang trại ở Mỹ đã tăng 20% so với các tuyên bố về chiến tranh thương mại của ông Trump. Ông cũng chỉ trích các yêu cầu mua hàng không thực tế theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã ký với Trung Quốc
“Đừng để bị lừa: Thành tích của Trump về Trung Quốc là một chuỗi thất bại lịch sử,” bài báo biết.
Bắc Kinh, trong khi đó, đang theo dõi chặt chẽ và thận trọng sau 4 năm quan hệ Mỹ-Trung trở nên căng thẳng
Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Renmin ở Bắc Kinh và cố vấn chính phủ cho rằng, mặc dù nhóm chính sách Đông Á của Tổng thống đắc cử Biden có thể không cực đoan như dưới thời ông Trump nhưng vẫn khó có thể cải thiện quan hệ song phương.
Một số người đặt câu hỏi liệu Biden liệu có lặp lại chính sách Trung Quốc của Obama, thường bị các nhà phê bình coi là quá mềm mỏng. Prescott sẽ phải đối mặt với sự hoài nghi rằng ông không đủ cứng rắn, Chris Nelson, biên tập viên của báo cáo chuyên sâu về châu Á Nelson Report cho biết. Bên cạnh đó, kết nối lại các liên minh đã bị “vùi dập” sau chính sách “Nước Mỹ trên hết” của Trump sẽ là một thách thức lớn.
Theo Tổ Quốc