Cuộc đời không dài cũng không ngắn. Người biết nắm bắt mỗi giây đều trọn vẹn, kẻ vô tâm ngoảnh lại chỉ toàn tiếc nuối.
Parkinson Law of Triviality hay còn có một tên khác là Định luật tầm thường, là một quy tắc chỉ ra rằng hầu hết mọi người có xu hướng tập trung quá nhiều vào những vấn đề không quan trọng và dành ít thời gian cho những vấn đề cốt yếu.
Được tác giả C. Northcote Parkinson đưa ra vào những năm 1950, Quy luật Tầm thường mô tả cách các tổ chức, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, phân bổ thời gian thích hợp cho những nhiệm vụ quan trọng nhất.
Tuy nhiên, định luật này cũng có thể được áp dụng cho cả đời sống bình thường hơn là chỉ bó hẹp trong bối cảnh kinh doanh.
Hãy nghĩ về những giờ, ngày, tháng và thậm chí hàng năm mà chúng ta lãng phí vào những điều viển vông khiến chúng ta không thể đạt được mục tiêu của mình, thời gian lãng phí đó có thể dành cho sự phát triển cá nhân hoặc trải nghiệm những điều mới mẻ của cuộc sống.
Người ta lãng phí bao nhiêu thời gian vào một mối quan hệ tồi tệ vì sợ cô đơn. Thời gian cho một ai đó không hợp bạn có thể dành để phát triển và khám phá bản thân. Hay có những khoảng thời gian bạn ép bản thân phải làm những việc không thích với những người mà bạn không thích. Tất cả chúng ta đều sẽ phải làm việc và phát triển, thế nhưng thế giới ngoài kia còn rất nhiều cơ hội, đừng tự nhốt bản thân trong một khuôn khổ nào đó.
Không ít người sẽ có những khoảng thời gian tồi tệ với những người bạn “độc hại”. Họ không đưa ra cho bạn những lời khuyên có tính xây dựng mà ngược lại khiến bạn mất niềm tin vào bản thân mình. Thay vì quẩn quanh trong những mối quan hệ ấy, tại sao bạn không bước ra và đi tìm cho mình những người bạn mới, những người có thể nâng đỡ và đưa tay ra lúc bạn cần?
Hay trong một ngày, chúng ta có những lúc ngồi ở nhà xem chương trình TV và ăn những món ăn không lành mạnh, bạn đã bao giờ nếu khi ấy bạn đứng dậy tập thể dục thì sẽ thế nào chưa Hãy nghĩ xem cơ thể của bạn sẽ trông như thế nào và cảm thấy như thế nào nếu bạn bước ra ngoài và vận động nhiều hơn.
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta không thể tránh khỏi việc sử dụng mạng xã hội nhiều giờ liền, đọc các bài báo kích động và chia sẻ tin tức tiêu cực/giả mạo. Bạn sẽ thu được bao nhiêu kiến thức bằng cách trở thành một người tối giản kỹ thuật số và thay vào đó đọc sách hoặc dành thời gian cho đam mê?
Bạn đã bao giờ dành thời gian để lo lắng về những gì mọi người nghĩ. Thử nhớ lại bạn thực sự nghĩ đến cảm xúc, suy nghĩ của bản thân bao giờ chưa? Thay vì cứ chạy theo để tìm ra đáp án từ người khác, hãy chăm sóc và xây dựng đời sống tâm hồn của chính bạn. Đừng mãi lui tới những địa điểm đã quen. Ngày mai hãy đặt chân đến những nơi hôm nay bạn chưa từng đi qua, ngày kia đến một nơi khác ngày mai,… Thời gian chẳng chờ đợi ai bao giờ, đừng để lỡ sau này khi ngoảnh lại bạn phải thốt lên hai từ “Giá như”.
Sống đến 80 tuổi có nghĩa là bạn có 701.000 giờ sống. Khoảng 205.000 giờ trong số này được dành cho giấc ngủ. Như vậy, bạn có 496.000 tổng thời gian tỉnh táo từ khi sinh ra đến khi chết đi. Nắm bắt Định luật tầm thường có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều năm trong số đó.
Nếu bạn đang đọc bài viết này và bạn 40 tuổi, bạn có một nửa thời gian, tức là 248.000 giờ thức.
Bạn đã lãng phí bao nhiêu thời gian trong quá khứ cho những điều tầm thường? Bạn định lãng phí bao nhiêu thời gian trong tương lai cho những việc tầm thường? Giả sử bạn mất 365 giờ trong số này và sử dụng chúng để luyện tập một giờ mỗi ngày trong một năm. Bạn sẽ trông khác như thế nào vào cuối năm?
Hoặc bạn phân bổ 1,5 giờ mỗi ngày để viết, tương đương với 548 giờ viết trong năm. Nếu bạn viết 350 từ một giờ thì cuối cùng bạn có 192.000 từ – đủ để cho hai đến ba cuốn sách!
Cuộc đời của chúng ta là một hành trình của các giai đoạn. Mỗi giai đoạn bao gồm những thăng trầm và cơ hội để phát triển.
Chúng ta không thể tránh tất cả những điều khiến bản thân xao nhãng vì chúng là một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng bằng cách thay đổi suy nghĩ, chúng ta có thể nắm bắt được chính mình và hướng đến những điều quan trọng hơn.
Henry David Thoreau đã chứng minh điều này bằng câu nói: “Tâm trí có thể bị ô uế vĩnh viễn bởi thói quen chăm chăm vào những điều tầm thường, nếu vậy mọi suy nghĩ của chúng ta sẽ nhuốm màu tầm thường”.
Nguồn: Stedavies-Thùy Anh-Theo Nhịp sống kinh tế