Rừng Jardin ở biên giới Bỉ và Luxembourg là một “chiến tuyến hồn ma” dài 130km. Địa hình ở nơi này rất phức tạp, thời tiết thay đổi liên tục. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đồng minh và quân Đức đối đầu tại nơi này hơn hai tháng trời, đôi bên đều khó có sự tiến triển…
Mùa đông năm 1944 là những ngày gian khó nhất của quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy rằng Đức Quốc Xã đã dần đi đến sự thất bại, nhưng giai đoạn này quân Mỹ đối mặt với một mùa đông lạnh giá, gian khổ nhất ở Châu Âu trong mấy chục năm qua, bộ binh Mỹ muốn tiến một bước về phía trước cũng vô cùng khó khăn.
Thế cục gian nan
Vào tháng 12, Hitler tập hợp 30 sư đoàn để phát động Trận chiến Bulge cho ván cược cuối cùng, lúc đầu đã khiến cho quân Mỹ bị tổn thất nặng nề với gần 20.000 người chết. Đây được xem là trận chiến đẫm máu nhất mà nước Mỹ trải qua trong chiến tranh thế giới thứ hai, cũng là khoảng thời gian đen tối nhất trước khi bình minh của sự chiến thắng ló rạng.
Rừng Jardin ở biên giới Bỉ và Luxembourg là một “chiến tuyến hồn ma” dài 130km. Địa hình ở nơi này rất phức tạp, thời tiết thay đổi liên tục. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đồng minh và quân Đức đối đầu tại nơi này hơn hai tháng trời, đôi bên đều khó có sự tiến triển. Tháng 11 năm 1944, Hitler lên kế hoạch sử dụng binh lực của 30 sư đoàn, phát động một cuộc tấn công mạnh mẽ tại nơi đây, hy vọng có thể tiêu diệt bốn quân đoàn của quân Đồng minh đang có mặt tại khu rừng này, ép quân Đồng minh ngồi vào bàn đàm phán. Nếu như hành động lần này thành công, Hitler có thể tập hợp toàn bộ sức mạnh để đối phó với quân Liên Xô ở chiến tuyến phía Đông.
Lúc này trụ sở của quân Đồng minh đều cho rằng quân Đức đã không có năng lực để triển khai tấn công. Tuy bộ phận tình báo của quân Anh đã từng đưa ra cảnh báo nhưng trụ sở quân Đồng minh không chút lưu tâm. Đầu tháng 12 năm 1944, Tập đoàn quân số 3 do tướng George Patton (George Smith Patton, Jr., 1885 – 1945) thống lĩnh đã đến gần khu vực này, đầu tiên ông phát hiện ra tình hình khác thường của quân Đức và đưa ra lời cảnh báo với trụ sở quân Đồng minh, nhưng cũng không được xem trọng.
Rạng sáng ngày 16 tháng 12, 250.000 quân tinh nhuệ của Đức từ trong rừng tràn ra như một trận lũ, ập về chỗ quân đội Mỹ tại khu vực Schnee Eifel, lúc đầu quân Mỹ bị tổn thất nặng nề, gần 8.000 người thuộc 2 trung đoàn của Sư đoàn bộ binh 106 buộc phải đầu hàng. Thống tướng Eisenhower chỉ huy chiến khu Châu Âu nghe được tin liền điều động sư đoàn 101 Dù đi đến đồn trú Bastogne, cũng chính là nút thắt giao thông tại nơi này. Quân Đức nghe tin, liền tập trung binh lực của 7 sư đoàn để vây đánh. So với quân Đức thì quân lực của quân Đồng minh ở vào thế bất lợi 1:5, hơn nữa lúc đó tuyết rơi liên tục, quân Đồng minh rất khó điều quân chi viện, tình thế vô cùng nguy cấp.
Tướng Patton dường như dự đoán được tình hình trận chiến sắp diễn ra, ông chia quân đoàn thứ ba thành nhiều đơn vị chiến thuật khác nhau, rồi lại tập hợp tất cả sư đoàn trưởng, quy hoạch trước mệnh lệnh chuẩn bị hành quân lên phía Bắc.
Không lâu sau ông nhận được điện thoại triệu tập cuộc họp khẩn cấp, sáng ngày 19 tháng 12, Patton đi đến địa điểm cuộc họp tại Verdun rất đúng giờ, sau khi nghe xong tình hình của kẻ địch trước mắt, ông đã rất bàng hoàng! Thì ra tốc độ tiến triển của quân Đức còn nhanh hơn dự đoán của ông, các lực lượng tiền phương sắp trở thành mối đe dọa cho cảng Antwerp, một cảng tiếp tế quan trọng cho lực lượng Đồng minh, và quân của phe Đồng minh ở Bastogne đang vô cùng nguy cấp.
Vẻ mặt của các tướng quân trong cuộc họp đều rất căng thẳng, không khí của buổi họp trở nên nặng nề. Tướng Eisenhower nói: “Tình thế hiện nay chính là một cơ hội cho chúng ta, chứ không phải khó khăn, hy vọng các vị đang có mặt ở đây không nên tỏ ra không vui”.
Patton là người đầu tiên phá vỡ sự im lặng, ông trả lời rằng: “Chi bằng chúng ta liều lĩnh cho bọn chúng đánh thẳng một mạch đến Paris, sau đó chúng ta có thể cắt đứt bọn chúng ra để ăn… Cho dù quân Đức có bỏ chạy điên cuồng đi nữa, kể cả là chạy vào trong hang chuột, tôi đều có thể bắt bọn chúng ta ngoài”.
Nói xong câu nói này, các đại tướng có mặt trong cuộc họp đều cười phá lên, khiến không khí căng thẳng trong phòng họp được xoa dịu đi một chút.
Tướng Eisenhower lại nói tiếp: “Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là cứu viện cho sư đoàn Dù 101 ở Bastogne, nếu khu vực đó bị chiếm đoạt, thì chúng ta sẽ gặp rắc rối to, ở đây có ai đảm nhận được nhiệm vụ này?”.
Lúc này phòng họp chìm trong sự im lặng, chỉ có tướng Patton trả lời ngay: “Tôi có thể trong vòng 48 tiếng đồng hồ, dùng 3 sư đoàn để tiến hành tấn công”.
Nghe Patton nói xong, phòng họp liền trở nên xôn xao, vì mọi người đều biết rõ đây là một chuyến hành quân gian nan, cần phải cho một đội quân lớn điều chỉnh 90 độ theo hướng tiến về phía trước trong địa hình phức tạp, hơn nữa lại là trong tình huống thời tiết khắc nghiệt, đường hành quân dài hơn 100km trong vòng 48 tiếng đồng hồ, gần như là một nhiệm vụ bất khả thi.
Tướng Eisenhower cũng đáp lại rằng: “Xin ông chớ có nói đùa, trong thời tiết như vậy, đây là chuyện gần như là không thể”.
Nhưng Patton lại rất tự tin, cho rằng nhất định sẽ làm được, ông nói thêm: “Tôi chỉ cần có lực lượng của 3 sư đoàn, vậy là đủ để tấn công bất ngờ vào quân đội Đức tại đây”. Vậy là Eisenhower phê chuẩn đề xuất của Patton.
Triển khai trận đánh Bastogne thần kỳ
Họp xong, tướng Patton lập tức đưa ra lệnh hành quân, ông đã viết ra tâm trạng của mình lúc bấy giờ trong lá thư gửi cho vợ: “Anh rất có lòng tin có thể giành được một thành công vĩ đại, anh tin rằng đây là trận chiến mà Chúa sắp đặt cho anh”.
Tuy nhiên Tập đoàn quân số 3 trong lần hành quân này đã gặp phải sương mù dày đặc, tuyết rơi liên tục, tất cả các con đường đều đóng thành một lớp băng, xe cộ chỉ có thể đi từng bước chậm rãi về phía trước, cả một ngày trời chỉ đi được hơn 10km. Vào đêm hôm đó, Patton nhận được dự báo thời tiết trong vài ngày sắp tới: Tuyết lớn rơi liên tục không dừng. Lúc này những vị tướng dưới sự chỉ huy của ông đều đưa ra đề nghị rằng nên cho đội quân tạm dừng lại một chút.
Nhưng Patton kiên quyết phải hành quân liên tục ngày đêm không nghỉ, ông nói: “Những người lính trong đội quân của phe Đồng minh đang chết dần, chúng ta không thể đợi thêm nữa. Tôi phải hành quân trong đêm, sáng mai sẽ tiến hành tấn công, nếu chúng ta không thành công thì cũng đừng sống mà quay trở về nữa”.
Patton viết trong nhật ký: “Trước đêm tiến hành tấn công, mỗi người đều lo lắng, tôi dường như mãi mãi vẫn là ánh sáng rực cháy đó, còn Thượng Đế luôn ở bên cạnh tôi, tôi mãi mãi là ánh sáng đó. Chúng con cũng chắc chắn giành chiến thắng, xin Thượng Đế giúp đỡ con”.
Patton tìm một thầy tu tên O’Neill đến, nhờ ông ấy viết một bài cầu nguyện để xin Chúa giúp đỡ. Tham mưu Martin Bremanson của quân đội lúc ấy đã ghi lại tình cảnh đêm đó: “Đêm đó tướng Patton đi tuần tra bộ đội, đi ra ngoài đường, một mình một quỳ gối cung kính ở ngoài đường để cầu nguyện đến Chúa. Hình ảnh đó giống như anh hùng Hy Lạp cổ đại Achilles trước bức tường thành Troy, cầu nguyện thần Zeus ban cho những ngày nắng đẹp, xua tan sương mù dày đặc, ông đọc bài cầu nguyện:
‘Hỡi Chúa toàn năng và giàu lòng thương xót, chúng con khiêm tốn nài xin Ngài tiết chế thời tiết xấu này lại, xin ban cho chúng con thời tiết tốt mà chúng con cần để chiến đấu. Xin hãy từ bi lắng nghe tiếng gọi của những người lính, xin dùng thần lực của Ngài, giúp đỡ chúng con liên tục giành chiến thắng, đập tan sự đàn áp của kẻ thù tà ác, vì Ngài mà nêu cao chính nghĩa trong thế gian và các nước”.
Sau đó tướng Patton lại yêu cầu vị thầy tu đi cùng đoàn quân chế tạo thẻ cầu nguyện để phân phát cho tất cả binh lính, cùng nhau cầu nguyện để có được sự ủng hộ của Chúa, cứ như vậy, sáng hôm sau kỳ lạ thay, thời tiết bỗng trong xanh, Tập đoàn quân số 3 của Patton có thể tiếp tục hành quân.
Đêm 25 tháng 12 năm 1944, sư đoàn thiết giáp số 4 của Tập đoàn quân số 3 đã tiếp cận thành công Bastogne, mở ra một tuyến đường tiếp tế giải cứu quân Mỹ đang bị bao vây. Sau một ngày chiến đấu ác liệt, họ đã củng cố được con đường đi vào trong thành phố, đồng thời liên tục khiêng các thương binh ra khỏi thành phố. Bộ đội hành quân phía sau đã đến nơi một cách thuận lợi, củng cố tuyến phòng ngự của Bastogne.
Sau khi quân Đức nhận được tin đã tập hợp một đội quân lớn để tấn công, trong vòng vài ngày đã liên tục phát động 17 cuộc tấn công, nhưng đều không giành được chiến thắng. Sau khi tổng chỉ huy Lundstedt của quân Đức biết tin tướng Patton đã đích thân đi đến tiền tuyến, liền thở dài mà thốt lên rằng: Mọi chuyện đã kết thúc rồi!
Sau trận chiến ở Bastogne, báo chí không ngừng đưa tin về thành công của Patton trong việc giải cứu Bastogne, cho rằng Tập đoàn quân số 3 mà ông chỉ huy là một trong những lực lượng lớn mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng sau khi trận chiến kết thúc, Patton không tham công lao to lớn, ông nói: “Đây là Chúa giúp tôi hoàn thành sứ mệnh”.
Chiến đấu đến giây phút cuối cùng
Đến đầu năm 1945, toàn bộ quân Đức rút lui, trận chiến của Bulge đến đây là kết thúc, chiến thắng của quân Đồng minh ở ngay trong tầm mắt. Nhưng tướng Patton lại cho rằng chiến tranh vẫn chưa kết thúc, ông nói với trụ sở rằng: “Liên Xô sẽ là mối đe dọa lớn nhất trong tương lai, Mỹ và Liên Xô chắc chắn sẽ có một cuộc chiến trong tương lai, vì vậy cần phải chiếm được Berlin trước Liên Xô để chấm dứt cuộc chiến này”.
Tuy nhiên Khối Đồng minh có khuynh hướng dựa vào lực lượng của Liên Xô để diệt trừ sự phản kháng cuối cùng của quân đội Đức. Để tiện cho việc điều động binh lực cho cuộc chiến Thái Bình Dương, Patton dũng cảm đưa ra rất nhiều kế hoạch tấn công nhưng đều bị phủ quyết hết, sau này ông run rẩy viết trong cuốn nhật ký của mình về mối lo ngại cho cục diện tương lai:
“Vận mệnh tương lai của Hoa Kỳ sẽ ra sao? Vận mệnh tương lai của thế giới ra sao?”.
“Tôi trơ mắt ra nhìn thế lực của tập đoàn cộng sản mở rộng từng ngày, trên thế giới này có ai có thể chấm dứt nó?”.
Trong giai đoạn đó, tâm trạng của Patton vô cùng phức tạp, trong nhật ký và trong thư ông gửi cho người nhà, còn sớm hơn giai đoạn trước đó, trong nhật ký liên tục xuất hiện chữ “cầu nguyện”, “xin Chúa chỉ dẫn phương hướng cho con”…
Tuy rằng tầm nhìn của Patton không được sự đánh giá cao của trụ sở quân Đồng minh, nhưng ông vẫn chấp hành nhiệm vụ mà mình nên hoàn thành một cách hiển hách. Quân đội của Liên Xô liên tục độc phát, giết người cướp bóc, chiếm đoạt tài nguyên bên trong các khu vực bị chiếm đóng, đồng thời không ngừng tiếp nhận những thành viên ‘ưu tú’ của Đảng Quốc Xã vào Đảng cộng sản. Tướng Patton đã yêu cầu đội quân của mình bảo vệ vật tư ở các nơi trong khu vực bị chiếm đóng, ông sử dụng Tập đoàn quân số 3 để chào đón những người tị nạn di tản sau chiến tranh và giải cứu hơn một triệu người tị nạn chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.
Patton gánh chịu mọi áp lực, cho những nhân tài của Đảng Quốc Xã đảm nhận chức quan trong chính phủ sau trận chiến, chống lại sự xâm nhập của Quốc tế Cộng sản vào nước Đức cũng giống như thái độ của ông đối với kẻ thù trên chiến trường, không ngừng chiến đấu đến cùng. Năm 1945 là năm Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, cũng là năm cuối cùng trong cuộc đời của ông.
Tướng Patton đi sang Pháp thăm người chiến hữu là tướng De Gaulle, nhận hai huân chương và nhận danh hiệu công dân danh dự của Paris. Tướng De Gaulle ca ngợi thành công của Tập đoàn quân số 3 của Patton, vì nhờ ông nhanh chóng truy quét quân Đức ở miền nam nước Pháp, tướng de Gaulle mới có thể thuận lợi tiến vào Paris và khôi phục lại nước Pháp. Patton đã đến thăm Cung điện Versailles tại đây, và ngắm những tác phẩm nghệ thuật quý giá mà vị vua vĩ đại Louis XIV để lại. Tướng De Gaulle cũng đã đưa tướng Patton đến điện Invalides và bày tỏ sự kính trọng đối với nơi chôn cất người anh hùng Napoleon.
Sau đó Patton từng bị vài tai nạn khi đi tuần tra trong quân đội, ông viết trong nhật ký rằng ông lo lắng mình không còn sống được lâu nữa, có lẽ. Lúc đó ông đã ý thức được rằng, có một sứ mệnh lớn hơn trong tương lai đang chờ ông đi thực hiện…
Một đoạn trong lời tựa của người viết tiểu sử cá nhân về Tướng Patton là đoạn ghi chép hay nhất về cuộc đời ông:
“Patton xuất chúng hơn người, trong cuộc đời ông dường như phải hoàn thành một sứ mệnh quan trọng, ông dốc hết sức để thực hiện mọi chuyện giống như các Thánh đồ của Chúa Kitô đã tìm kiếm tung tích của Chén Thánh trong quá khứ. Ông không ngừng cố gắng vươn lên, ông luôn nhắc nhở bản thân không được kiêu ngạo, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời”.
Theo Epochtimes-Châu Yến biên dịch