Thất bại không phải là điều đầu tiên xuất hiện khi bạn nghĩ đến thành công. Nhưng đó là một phần quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp và chắc chắn là điều khó tránh khỏi. Thất bại không phải là đấu chấm cho sự nghiệp.
Bị đuổi việc
John Tarnoff đã dành mấy chục năm tại Hollywood với tư cách là một người quản lý, nhà sản xuất và lãnh đạo điều hành. Suốt 35 năm sự nghiệp trong ngành công nghiệp giải trí và công nghệ, ông đã bị sa thải khỏi 7 công việc.
Lần đầu tiên Tarnoff bị sa thải, ông biết rằng chỉ là sớm muộn. Lúc đó ông 30 tuổi và đang làm sản xuất cho hãng phim MGM. Một giám đốc điều hành mới được bổ nhiệm và Tarnoff không còn cần thiết nữa.
“Về cơ bản tôi chờ đợi một cuộc gọi. Đó là phép lịch sự. Tôi không cảm thấy có sự cãi vã nào cả”, ông nhớ lại.
Tarnoff có một công việc mới khoảng 1 tháng sau đó. Và ông tiếp tục hoạt động trong ngành, dù cho bị đuổi việc thêm 6 lần nữa.
Tarnoff nói rằng ngành công nghiệp vốn dĩ không ổn định, và việc buông bỏ thường đi kèm với khu vực. “Mọi người trong ngành công nghiệp giải trí bị sa thải nhanh hơn khi họ ở vị trí chịu sự biến động trên thị trường – thị hiếu khán giả thay đổi, thời gian là tất cả, xu hướng không ngừng thay đổi”.
Ông học cách đứng dậy nhanh chóng sau mỗi lần nghỉ việc.
“Dựa vào nó, chẳng sao cả vì bạn vẫn sống. Bị đuổi việc chứ không phải bị kết liễu. Bạn sẽ học được rất nhiều bài học và sẽ trở thành một chuyên gia có giá trị hơn qua sự thất bại và bài học rút ra”, ông nói.
Một điều mà Tarnoff học được đó là không phải bằng lý lịch bản thân mà chính là nỗ lực kết nối đã giúp ông có được công việc.
“Bạn nên luôn luôn kết nối”, ông nói. “Tôi không sử dụng sơ yếu lý lịch của mình để có được một công việc vì luôn là ‘hãy gửi qua để chúng tôi xem xét hồ sơ của bạn’, và không phải vì họ thực sự muốn xem xét nó”.
Ông cũng nhận ra rằng trong khi một số người sẽ dành toàn bộ sự nghiệp cho một hoặc hai công ty hay là chỉ làm trong một lĩnh vực, đó không phải là con đường của ông.
“Định mệnh của tôi là trở thành một nhà thám hiểm. Tôi rất dễ chán”, Tarnoff nói.
Ông đã nghỉ việc tại Hollywood để bắt đầu một công ty khởi nghiệp internet vào năm 1966. Hiện giờ ông là huấn luyện viên sự nghiệp cho những người đào tạo trẻ đang tìm cơ hội nghề nghiệp mới và đã viết một cuốn sách là “Boomer Reinvention: How to Create Your Dream Career Over 50” (tạm dịch Nhận thức to lớn: Làm thế nào để hoàn thành giấc mơ sự nghiệp khi ngoài 50 tuổi).
Bị từ chối
Tomer London đã thất bại nhiều lần trước khi trở thành người đồng sáng lập Gusto, một công ty về lương bổng, lợi ích và nhân sự tại San Francisco hiện đang phục vụ 60.000 doanh nghiệp.
Lớn lên ở Israel, London bắt đầu viết mã hóa khi còn là một thiếu niên. Kế hoạch của ông là tham gia một đơn vị công nghệ trong quân đội Israel khi đi nhập ngũ vào năm 18 tuổi, vì vậy ông đã học tập chăm chỉ cho các bài kiểm tra tại 3 đơn bị khác nhau. Không may ông đã trượt cả 3 bài thi.
“Đó có lẽ là thất bại khó khăn nhất đối với tôi. Nó đến rất sớm và tôi nghĩ điều này có nghĩa là mình sẽ không thể theo được ngành công nghệ trong khi tôi lại luôn muốn làm trong lĩnh vực đó”, ông nói.
Thay vào đó, ông gia nhập đơn vị không quân trong 3 năm. Đó lại là một động thái tốt. “Nhìn lại, tôi cảm thấy như nhờ đó mà tôi đã gặp những người bạn thân nhất của mình”.
Sau đó, ông đã thành lập một công ty công nghệ trung tâm cuộc gọi tên là Vizmo.
Nhưng công ty đã bị đóng cửa trong vòng vài năm sau khi không thuyết phục được một khách hàng lớn và bị phá sản.
Sau khi Vizmo thất bại, ông đã nộp đơn xin việc tại Google và không được gọi đến phỏng vấn.
Nhưng London gọi sự từ chối của Google là “email từ chối may mắn nhất”. Sau khi bị bỏ qua cuộc phỏng vấn, ông quyết định nộp đơn vào Stanford, nơi ông đã gặp được 2 người đồng sáng lập Gusto.
“Đây không phải lối suy nghĩ cho rằng thất bại là niềm vui, ngược lại, nó rất tệ. Nhưng nó là một phần cần thiết và bạn cần tiếp tục cải thiện. Nó tốt hơn với việc chỉ ngồi ngoài cuộc và chẳng làm gì cả”.
Đưa ra quyết định kinh doanh sai lầm
Vào năm 2015, những người sáng lập của thương hiệu tất và đồ lót Richer Poorer đã nhận được một gói thầu từ Shoes.com muốn mua lại công ty với 12 triệu USD. Công ty đang phát triển nhanh chóng và đang tìm cách xây dựng một mạng lưới kỹ thuật số phát triển và thương vụ này dường như sẽ đem lại lợi nhuận.
“Họ đã chứng minh được tất cả những gì chúng tôi cần thông qua các báo cáo”, theo Tim Morse – người cùng với Iva Pawling thành lập công ty vào năm 2010.
Tuy nhiên, chưa đầy 1 năm sau quyết định bán lại, Morse bắt đầu nghe được những tin đồn rằng Shoes.com đang gặp vấn đề về tài chính.
“Họ có chủ tịch mới, người vẫn còn là cố vấn và là một người bạn, ông ấy đã trình bày với chúng tôi rằng công ty đang không trong tình trạng tốt nhất và họ đã tiêu tốn hàng chục triệu USD”, Morse nhớ lại.
Morse và Pawling bắt đầu nghiền ngẫm lại các lựa chọn của họ. “Chúng tôi không muốn bị kéo xuống với nó”, ông nói. Hai người họ cùng với hai thành viên của hội đồng quản trị đã mua lại được công ty với giá 8 triệu USD trong năm 2016.
“Điều đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là nhân viên của mình. Chúng tôi có trách nhiệm như cha, mẹ và gia đình”.
Mặc dù Morse nói rằng giá bán 12 triệu USD có khả năng là một khoản phí bảo hiểm, đo không phải là động thái đúng đắn cho doanh nghiệp.
“Bài học rút ra là nếu mọi thứ tốt đến mức khó tin thì chính là chúng rất khó tin. Không ai biết rõ doanh nghiệp của bạn hơn chính bạn”, Morse nói.
Huyền Nguyễn (Nhà Đầu tư)