Không chỉ ở Ai Cập, kim tự tháp gần như được xây dựng khắp nơi trên thế giới. Qua nhiều năm nghiên cứu, TS. Krasnoholovets từ Viện Vật Lý Ukraina đã khám phá ra rằng, nó không chỉ là một ngôi mộ mà còn có nhiều công dụng bất ngờ khác.
Thông thường, mỗi khi nói về Kim tự tháp, người ta ngay lập tức nghĩ đến Ai Cập, cao nguyên Giza hay bộ 3 Kim tự tháp sừng sững ở ngoại ô thủ đô Cairo. Tuy nhiên, bạn có biết, riêng ở Trung Mỹ đã có hơn 1.000 kim tự tháp, Trung Quốc có 300 và hơn 200 kim tự tháp ở Sudan.
Ai Cập tự hào sở hữu khoảng 120 kim tự tháp. Tuy nhiên, có rất nhiều kim tự tháp nằm rải rác khắp toàn cầu. Vậy vì sao những cấu trúc bí ẩn này lại có mặt trên khắp hành tinh chúng ta? Tại sao gần như tất cả các nền văn minh cổ xưa trên Trái đất như Maya, Aztec, các nền văn hoá tiền Inca, Trung Quốc cổ đại, và nhiều nền văn minh khác đều xây dựng nên các cấu trúc khổng lồ này? Hơn nữa, tại sao những kim tự tháp kỳ lạ này lại có sự tương đồng với nhau về thiết kế đến vậy?
Một trong những bí ẩn lớn nhất về kim tự tháp là cho đến tận ngày nay, chúng ta vẫn chưa thể hiểu rõ vì sao người cổ đại lại xây dựng chúng? Liệu có phải họ thực sự dùng chúng làm nơi an táng vĩnh hằng cho các Pharaoh và các vị vua?
Hay chúng còn có mục đích khác, những điều hoàn toàn không giống với những gì mà các học giả chính thống đang cố gắng khiến chúng ta tin tưởng?
Một nhà khoa học Ucraina tin rằng cuối cùng ông đã có thể giải mã được bí ẩn đằng sau các kim tự tháp và mục đích sử dụng của chúng trong các nền văn minh cổ đại trên toàn cầu.
Volodymyr Krashnoholovets, nhà vật lý học người Ukraina, đã dành hơn một thập kỷ trong việc xây dựng và nghiên cứu các công trình kim tự tháp này.
Nhận được sự tán thành của chính phủ Nga, ông đã cho xây dựng 1 kim tự tháp cao 43m ở ngoại ô Moscow. Ông tin rằng cuối cùng mình đã giải được bí ẩn đằng sau kim tự tháp và tại sao chúng được xây dựng.
Nhiều người cũng cho rằng những khám phá của TS Volodymyr Krasnoholovets thật sự mang tính cách mạng và nó sẽ mãi mãi thay đổi nhận thức của chúng ta về các kim tự tháp. Dưới đây là một số khám phá nổi bật nhất của ông liên quan đến kim tự tháp:
Cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể (tăng lượng bạch cầu).
Cải thiện sự tái tạo mô tế bào.
Hạt giống được bảo quản trong kim tự tháp từ 1-5 ngày cho sản lượng tăng 30 – 100%.
Không lâu sau khi kim tự tháp Lake Seliger được xây dựng, lớp ozon trên khu vực Mát-xcơ-va đã có những cải tiến rõ rệt.
Theo nghiên cứu, hoạt động địa chấn ở gần các khu vực kim tự tháp được hạn chế hơn về quy mô và tính nghiêm trọng.
Khí hậu khắc nghiệt ở khu vực lân cận kim tự tháp cũng được cải thiện.
Các kim tự tháp được xây dựng ở miền Nam nước Nga (Bashkiria) dường như đã có ảnh hưởng tích cực đến ngành sản xuất dầu mỏ, làm dầu trở nên ít nhớt hơn 30% và năng suất của các giếng dầu cũng tăng lên, theo kết quả kiểm tra của Viện Dầu khí Quốc gia Mát-xcơ-va.
Một nghiên cứu thực hiện trên 5.000 tù nhân được cho sử dụng muối và hạt tiêu có tiếp xúc với nguồn năng lượng trong phạm vi kim tự tháp. Các đối tượng thử nghiệm đã cho thấy tỷ lệ bạo lực giảm đáng kể và hành vi tổng quan cũng được cải thiện hơn nhiều.
Các xét nghiệm nuôi cấy mô tiêu chuẩn trong kim tự tháp cũng cho thấy sự gia tăng khả năng sống sót của tế bào sau khi nhiễm virus và vi khuẩn.
Lượng phóng xạ cũng giảm ở mức độ nhất định bên trong kim tự tháp.
Có các báo cáo về trường hợp tụ điện tự động sạc điện.
Các nhà vật lý học đã quan sát thấy những thay đổi đáng kể trong ngưỡng nhiệt độ siêu dẫn và trong tính chất của các vật liệu nano bán dẫn và vật liệu nano cacbon..
Nước bên trong kim tự tháp sẽ vẫn lỏng ở mức – 40 độ C nhưng đóng băng ngay lập tức nếu bị xáo động hoặc va chạm dưới bất kỳ hình thức nào.
ĐKN