Trong các gia đình Do Thái, không chỉ sự giàu có được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà họ còn truyền lại tố chất cũng như những kỹ năng để tạo ra của cải vật chất cho con cái.
Dưới đây là 10 bí quyết dạy con trở thành một đứa trẻ “thông thái” của người Do Thái:
Bí quyết 1
Nuôi dạy con giống như việc nấu ăn. Phương pháp dạy dỗ tùy theo năng lực mỗi người.
– Giáo dục con giống như việc nấu ăn vậy, thực chất nó giống như việc chế biến thức ăn, đối với các nguyên liệu khác nhau, chúng ta phải có cách xử lý khác nhau, sử dụng các dụng cụ, thời gian chế biến khác nhau.
– Con cái cũng giống như các loại nguyên liệu, những đứa trẻ khác nhau sẽ là những loại nguyên liệu khác nhau, có trẻ giống như miếng sườn, có trẻ lại giống cá, còn có trẻ lại giống tôm, vì vậy sẽ có những cách ‘nấu’ khác nhau, dùng những phụ gia khác nhau, thời gian chế biến cũng không giống.
– Kiên nhẫn chờ đợi nguyên liệu chín, lựa chọn thời điểm nấu, xem những nguyên liệu đó đã thực sự sử dụng được hay chưa. Giả sử nguyên liệu là một con cá, nếu không đợi tới khi nó lớn, mập mà vội vàng cho lên nấu, món ăn làm ra nhất định sẽ không ngon, lúc này điều chúng ta cần làm chính là thêm một chút nước, nuôi cá, khiến nó mau lớn.
– Để đào tạo nên một thiên tài cần phải chọn đúng đường, sự thông minh ở mỗi một đứa trẻ đều có những điểm không giống với số đông, tất cả các thiên tài hay những người được coi là có tài, thực chất chỉ là chọn được đường đi phù hợp với bản thân. Để làm được điều này thì các bậc phụ huynh buộc phải hiểu rõ con cái của mình, dựa vào sự khác biệt riêng của con để tìm ra lối đi, giúp trẻ có thể thỏa sức phát huy ưu điểm của bản thân.
Bí quyết 2
Sử dụng điểm nổi bật của con. Xóa bỏ sự nổi loạn của con.
– Việc nuôi dạy con cái phải có giới hạn, chúng ta cần cho trẻ không gian, cần cho trẻ tự do trưởng thành, tôn trọng trẻ, tuy nhiên chúng ta phải kiểm soát ở một mức độ nhất định, không được để con cái điều khiển, dắt đi. “Điểm giới hạn” là điều rất quan trọng.
– Con trẻ luôn cần sự tán dương, khích lệ, không phải tất cả các lỗi lầm của trẻ đều cần chỉ ra rõ 100%.
– Dùng sự nổi bật của con để xóa bỏ sự nổi loạn của chúng, không nên keo kiệt sự khuyến khích và tán dương với trẻ, phương pháp này có thể đạt được hiệu quả ngoài mong đợi. Người Do Thái đều là bậc thầy trong việc tán dương con, họ luôn tin rằng khen ngợi cũng là một loại sức mạnh.
Bí quyết 3
Để cho con cái hiểu rõ về gia đình, hòa nhập với gia đình.
– Con cái có quyền được hiểu rõ về gia đình để có thể hòa nhập vào gia đình một cách thích hợp nhất, còn có một điều rất quan trọng là thông báo cho trẻ biết về mọi vấn đề trong gia đình để trẻ trở thành một thành viên thực sự, có quyền biết sự thật, quyền lên tiếng.
– Việc người lớn (các bậc phụ huynh) thể hiện ‘sự yếu đuối’ trên phương diện nào đó một cách đúng mực không phải chuyện xấu, lúc bị bệnh, nhờ con cái rót cho chúng ta ly nước, cho chúng ta uống thuốc, điều đó có lợi giúp trẻ thay đổi góc nhìn đánh giá cuộc sống.
– Mẹ và con nên khích lệ lẫn nhau, một người mẹ trí tuệ có thể nuôi dưỡng được một đứa con vừa có đức vừa có tài, tuy nhiên một đứa trẻ có được cả 2 yếu tố này ngược lại sẽ khiến người mẹ trở nên mạnh mẽ hơn, để dạy dỗ con cái trở nên càng tuyệt vời hơn.
Bí quyết 4
Làm thế nào để nuôi dạy con gái một cách toàn diện? Cách làm của các bậc phụ huynh Israel:
– Trong quan niệm nuôi con của người Israel cũng có tư tưởng nuôi con gái theo kiểu toàn diện, tuy nhiên cách nuôi này phải kèm nhiều điều kiện. Ở Israel, các bé gái phải học nhiều các khóa học ngoài giờ hơn các bé trai, các bé phải học vẽ tranh, nấu ăn, còn phải học cách quản lý gia đình. Ngoài ra, người làm mẹ còn phải dạy dỗ để bé có tính cách dịu dàng, ôn hòa, dạy những nghi thức và cách cư xử cơ bản. Chỉ khi chuẩn bị đủ những tố chất đó, sau này khi tới tuổi kết hôn, các cô gái mới có thể quản lý tốt gia đình của mình, mới có thể dạy dỗ tốt thế hệ tiếp theo.
– Con gái có thực sự cần nuôi theo kiểu toàn diện hay không, đáp án chính là Cần! Nuôi con gái theo kiểu toàn diện, ý nghĩa chủ yếu chính là từ nhỏ các bé phải được rèn tính khí, được mở rộng tầm nhìn, tăng năng lực hiểu biết thế giới, nâng cao kiến thức.
– Nuôi con gái toàn diện là một kiểu giao tiếp, trao đổi, có câu “
nghèo nuôi con trai, giàu nuôi con gái”. Đối với bé trai thì phải nghiêm khắc, xây dựng nên tính cách vững vàng, đối mặt với khó khăn không lùi bước.
Bí quyết 5
Cha mẹ là người thầy huấn luyện giao tiếp, là khuôn mẫu hành vi giao tiếp xã hội của trẻ.
– Cha mẹ là người thầy huấn luyện giao tiếp cho con. Cha mẹ giao tiếp với trẻ như thế nào, trẻ sẽ giao tiếp với người khác như vậy. Cách cha mẹ giải quyết xung đột giữa cha mẹ và con cái, cũng sẽ là cách các bé áp dụng để giải quyết mâu thuẫn với những người khác. Xem xét từ góc độ này, cha mẹ chính là những người thầy dạy trẻ cách giao tiếp, là khuôn mẫu hành vi giao tiếp xã hội của trẻ.
– Gác lại công việc để nhìn “khung cảnh rộng lớn”: để có thể xây dựng năng lực giao tiếp xã hội ở trẻ, các bậc phụ huynh hãy tạm bỏ công việc xuống, thường xuyên đưa các bé tham gia các hoạt động xã hội, chỉ khi các bé có kinh nghiệm tới nhiều nơi mới có thể rèn luyện được kỹ năng giao tiếp tốt.
– Những đứa trẻ “ngồi rỗi ở trong nhà”, không bước chân ra khỏi cửa sẽ thiếu hụt những kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt không được luyện tập thường xuyên, rất dễ tạo nên một đứa trẻ lập dị, lòng dạ hẹp hòi, tự kỷ, thiếu tính trách nhiệm, thiếu tinh thần tập thể. Một khi thói quen được hình thành, quen được “nuôi trong lồng kín”, về sau, cha mẹ muốn trẻ ra ngoài rèn luyện trẻ cũng không đi.
Bí quyết 6
Bí quyết hạnh phúc cho những gia đình đơn thân.
– Khi bản hợp đồng hôn nhân bị xé bỏ, cũng phải đảm bảo hạnh phúc của cả hai bên. Đảm bảo được điều này cũng chính là học cách chia sẻ một phần hạnh phúc của mình cho người khác.
– Nói nhiều điều tốt đẹp về đối phương. Một người mẹ Do Thái chia sẻ: “Tôi phải không ngừng học cách nói những lời tốt đẹp về cha trước mặt tụi nhỏ, sau đó sẽ nói cha chúng quan tâm tới chúng như thế nào. Đồng thời khi cha con họ gặp mặt cũng sẽ nói con cái nhớ cha như thế nào. Bạn phải cư xử khéo léo với cả hai bên. Gia đình hạnh phúc bạn mới hạnh phúc, chỉ khi bạn làm tốt vai trò với cả 2 bên, bạn mới có được lợi ích lớn nhất”.
Bí quyết 7
Quan hệ cha mẹ – con cái quan trọng hơn cả việc giáo dục.
– Giáo dục thành công hay không quan trọng là phải xem trẻ có cảm nhận được niềm vui, sự hạnh phúc hay không, có thể sống hòa hợp với những người xung quanh hay không, và liệu có thể có được một mối quan hệ cha mẹ con cái thoải mái hay không?
– Các bậc phụ huynh trước tiên phải được lòng con cái, mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái là một sợi dây liên kết vô hình và hết sức quan trọng. Nghiên cứu của các chuyên ra tâm lý đã phát hiện, rất nhiều những vấn đề của trẻ đều xuất phát từ mối quan hệ trực tiếp giữa con cái và cha mẹ. Khi cha mẹ giáo dục trẻ, trước khi uốn nắn hành vi của trẻ, đầu tiên phải được các bé tin tưởng.
– Để xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con trẻ, điều quan trọng nhất nằm ở việc “xác định vị trí”, các bậc phụ huynh nên tạo ra điểm riêng biệt, thiết lập một hình tượng tốt trong lòng các bé, tránh tạo ra hình ảnh xa vời khiến các bé cảm thấy khó gần.
Bí quyết 8
Phát hiện ra điều khiến con trẻ thấy hứng thú, không dạy dỗ một cách ép buộc.
– Cha mẹ cần phát hiện ra điều khiến con cái thấy thích thú, không nên dạy dỗ chúng một cách ép buộc, cũng không nên dùng suy nghĩ của mình áp đặt lên con cái.
– Giúp con cái tìm được “công việc bản thân thực sự muốn làm”. Mỗi một đứa trẻ đều là độc nhất vô nhị, đều có những điểm nổi trội riêng. “Phàm những việc trẻ nhỏ hứng thú và chủ động làm, trong 10 chuyện thường có 9 chuyện sẽ thành công”. Làm cha mẹ không cần lo lắng con của mình không thể trưởng thành, chỉ cần bạn giúp các bé tìm ra việc các bé thực sự muốn làm, nhất định sẽ có ngày đạt được thành tựu.
Bí quyết 9
Dùng sự chân thành đối đãi với con, thoải mái trao đổi cùng con.
– Điều lý tưởng nhất khi giao tiếp với trẻ không phải là sự khiêm nhượng mà cần phải có trọng điểm của nó. Nếu chúng ta nói chuyện với trẻ mà không có trọng điểm rõ ràng, thì câu chuyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, không có tác dụng, thậm chí sẽ phát sinh ra nhiều mâu thuẫn, từ đó sẽ hình thành thói quen một khi đã nói chuyện thì ắt hẳn sẽ cãi lộn, là bởi vì bạn chưa tìm đúng trọng tâm của câu chuyện.
– Để giao tiếp, trao đổi có hiệu quả cần phải thay đổi vị trí, góc độ suy nghĩ. Giao tiếp hiệu quả phải xét hai phương diện, là sự cảm nhận giữa những trái tim chân thành. Điều này cần được xây dựng trên một nền tảng cuộc trò chuyện bình đẳng. Cha mẹ cần phải học cách đứng ở vị trí của con cái để suy nghĩ vấn đề và giao tiếp với các bé.
– Cha mẹ không nên yêu cầu con cái phải nghe lời, mà nên học cách nói chuyện với con cái. Cùng đứng chung một vị trí với con, khi trẻ biết bạn và trẻ cùng đứng chung trên một lập trường, trẻ sẽ tình nguyện nói hết mọi suy nghĩ cho bạn, như vậy việc trao đổi tìm hiểu giữa bạn và con cái sẽ ngày càng thuận lợi.
Bí quyết 10
– Cha mẹ cần trở thành “những chiến binh bí mật” của trẻ, không cần trông chừng con mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên trong những thời khắc quan trọng cha mẹ vẫn cần có mặt. Cha mẹ cần đưa ra lời khuyên, nhắc nhở thích hợp khi trẻ bước vào một chặng đường mới trong cuộc sống, đồng thời giúp đỡ, an ủi khi trẻ gặp phải chuyện khó khăn, thử thách.
– Cho dù là thiên tài hay người có tài, tất cả đều do tình yêu, trí tuệ của cha mẹ dạy dỗ nên.
ThanhVân – Ảnh internet