Thế giới đều biết thuyết tương đối của Einstein. Thế nhưng, có những người đã đột phá được thời không trong đời thực nhưng ít ai biết, một trong số đó là người mà Einstein may mắn gặp – cao nhân Wolf Messing.
Albert Einstein (1879 – 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, vì những thành tựu khoa học xuất sắc của mình, ông được trao giải Nobel vật lý năm 1921. Tên của ông dần dần trở thành một từ đồng nghĩa với “thiên tài”.
Wolf Messing (1899 – 1974) là một trong những nhân vật huyền thoại nhất trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước. Năng lực độc tâm thuật (khả năng đọc được suy nghĩ người khác – một loại công năng tha tâm thông) của ông đã gây sốc toàn bộ châu Âu lúc bấy giờ.
Một người là nhà khoa học đại tài và người kia là cao nhân sở hữu khả năng đặc biệt được mệnh danh là “kỳ nhân số 1 thế giới”. Nhân duyên gặp gỡ của hai kỳ tài ở hai lĩnh vực khác nhau này đã để lại những câu chuyện đặc biệt.
Một giấc mơ kỳ lạ đã mở rộng suy nghĩ về việc nghiên cứu thời gian và không gian
Một lần khi linh mục – nhà tâm lý học người Mỹ John W. Price tham gia chương trình radio “Engines of Our Ingenuity” (tạm dịch: Những cổ máy sáng tạo của chúng ta), ông nói với khách mời John H. Linhardt, thuộc khoa lịch sử học Đại học cơ khí Houston về câu chuyện giấc mơ của Einstein, chỉ một vài người biết đến giấc mơ kỳ lạ này, giấc mơ này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nghiên cứu của Einstein.
Làm thế nào Einstein đột phá tầm nhìn hạn hẹp về thời gian và không gian? Căn cứ theo lời giải thích của linh mục, Einstein thấy trong giấc mơ của mình rằng ông đạp trên một chiếc xe trượt tuyết trượt xuống sườn núi. Khi ông tiến gần đến tốc độ ánh sáng, tất cả các màu sắc được hòa làm một. Lấy cảm hứng từ giấc mơ này, Einstein đã dành hầu hết toàn bộ cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình để suy nghĩ về những việc sẽ xảy ra khi ông đạt đến tốc độ ánh sáng, điều đó nói lên rằng, nhiều nghiên cứu của ông dựa trên những ước mơ của tuổi trẻ.
Năm 1905, Einstein 26 tuổi, ông đã nổi tiếng với thuyết tương đối, phá vỡ cơ chế truyền thống về khái niệm thời gian – không gian (thời không) tuyệt đối, cũng chứng minh những thay đổi trong tốc độ chuyển động của thời gian của người quan sát, đồng nghĩa với việc khái niệm về thời gian “hiện tại” không còn tuyệt đối như vậy nữa.
Mười năm sau, vào năm 1915, Einstein hoàn thành thuyết tương đối tổng quát, thiết lập một quan điểm khoa học không thể tách rời về không gian, thời gian và vật chất, liên kết đầy đủ các lĩnh vực thời gian và vật chất.
Theo lý thuyết của ông, mọi người có thể trở về quá khứ hoặc đi đến tương lai. Thành tựu nghiên cứu của ông đã giúp thế giới mở rộng khái niệm về thời không, không còn giới hạn trong khái niệm thời gian hẹp, mà còn phá vỡ khung thời gian tuyệt đối.
Einstein thử thách Messing
Năm 1916, khi Messing 17 tuổi, ông đã được mọi người gọi với cái tên “kỳ nhân số một thế giới”. Tên đầy đủ của ông là Wolf Messing (1899-1974), sinh ra trong một gia đình Do Thái gần Warsaw, Ba Lan.
Một ngày nọ, vào năm 1916, Einstein mời chàng trai nổi danh này làm một thí nghiệm. Messing đến dinh thự của Einstein bên ngoài Vienna, trước khi đến, nhà tâm lý học Sigmund Freud đặt một cái nhíp bằng đồng và một cái hộp sắt lớn trong ngăn kéo phòng tắm để thử nghiệm.
Khi Messing bước vào phòng, Einstein và Freud đều chăm chú nhìn và không nói một lời. Freud gửi hai suy nghĩ đến Messing: Một là “Cậu hãy lấy một cái nhíp bằng đồng từ ngăn kéo đầu tiên trong tủ nhỏ ở phòng tắm bên phải”; một suy nghĩ khác là “Dùng cây nhíp nhổ ba cọng râu của Einstein với tốc độ nhanh nhất”.
Sau khi tiếp nhận suy nghĩ chỉ dẫn của Freud, Messing nhìn hai nhà khoa học lừng danh thế giới không nói một lời, lấy cái nhíp từ tủ nhỏ trong phòng tắm, nhanh chóng nhổ của Einstein ba cọng râu. Không có sự trao đổi ngôn ngữ nào giữa họ, chỉ có nhận thức giác quan thầm lặng, Messing đã hoàn thành bài kiểm tra bằng cách đọc tâm trí của đối phương. Kết quả thí nghiệm hoàn hảo đã khiến Einstein và Freud kinh ngạc.
Messing dự đoán rằng Einstein sẽ đoạt giải Nobel
Trước khi rời khỏi, Messing nói với Einstein: “Ngài sẽ có một giải thưởng rất quan trọng vào năm 1921”. Lúc đó, Einstein chỉ lè lưỡi một cách hài hước, cũng không quan tâm quá nhiều. Thời gian trôi qua, chớp mắt đã đến năm 1921, Einstein đoạt giải Nobel vật lý cho hiệu ứng quang điện của ông và những thành tựu nổi bật của ông về vật lý. Chuyện này một lần nữa khẳng định khả năng tiên đoán của Messing.
Giấc mơ “vận tốc ánh sáng” của Einstein cung cấp những ý tưởng cho nghiên cứu của ông, vì vậy ông đã phá vỡ khái niệm không gian và thời gian tuyệt đối, vận tốc ánh sáng có những thay đổi khác nhau sẽ xuất hiện trong một không gian và thời gian khác nhau, có nhiều không gian khác nhau vào những thời điểm khác nhau.
Messing vượt qua những hạn chế về thời gian và không gian, thấy những hình ảnh đã có mặt trong một không gian khác hoặc thậm chí là nhiều không gian khác, và nói với mọi người những gì ông nhìn thấy. Đây có thể là lý do vì sao lại có nhiều dự đoán chính xác như vậy.
Theo Giadinh