Sử dụng tỏi cần đúng cách, tỏi cũng là “khắc tinh” của rất nhiều người, ăn vào sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, gây hại cho sức khỏe.
Trong mâm cơm của người Việt, không khó để tìm ra những món ăn sử dụng tỏi như một gia vị chủ đạo, đó là rau muống xào tỏi, tỏi ngâm dấm, thịt bò, thịt trâu xào… Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng như một loại thuốc quý trong suốt lịch sử cổ đại và hiện đại.
Từ xa xưa, người ta đã biết dùng tỏi để tăng sức dẻo dai và phòng tránh bệnh tật. Các thợ xây Kim tự tháp Ai Cập thời đó đã không ngừng ăn tỏi để tăng cường sức khỏe.
Đặc biệt, trong chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã ví tỏi như một loại “thuốc kháng sinh tự nhiên” cực mạnh, giúp ích trong việc trị vết thương nhiễm độc trên chiến trường, phòng tránh nhiễm trùng. Nhiều đời nay, đất nước Trung Quốc rộng lớn cũng đã sử dụng tỏi để trị huyết áp cao, xơ vỡ động mạch, viêm ruột do nhiễm khuẩn… thậm chí cả ung thư .
Theo y học hiện đại, trong 100g tỏi có 67,7% nước, 6,0% đạm, 23,5% chất bột (ở khoai tây là 21,4), 1,5% celulo, 181mg phosphor và các vitamin B1, B2, PP…
Công nhận về tác dụng tuyệt vời của tỏi, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay, trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Tuy nhiên, sử dụng tỏi cần đúng cách, tỏi cũng là “khắc tinh” của rất nhiều người, ăn vào sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, gây hại cho sức khỏe.
Trong Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn.
Lương y Sáng khuyến cáo nếu bạn thuộc nhóm người dưới đây thì không nên ăn tỏi:
7 đối tượng không nên dùng tỏi
- Người bị bệnh gan
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những bệnh nhân gan dùng tỏi để điều trị bệnh là một sai lầm lớn. Thực tế, tỏi có tính nóng nên sẽ gây hại gan. Ngoài ra, tỏi có chứa một số thành phần có thể kích thích ruột, dạ dày, ức chế dịch tiêu hóa và làm tăng các triệu chứng viêm gan…
- Người đang mắc bệnh về mắt
Nếu lạm dụng, tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể khiến bạn bị tổn thương mắt. Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm kết mạc, đục thủy tinh thể… không nên ăn tỏi nhiều vì sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Thay vào đó, những bệnh nhân đang mắc bệnh về mắt nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, B1… như thịt, cá, trứng, sữa, cà chua.
- Bệnh nhân tiêu chảy
Theo lương y, tỏi có thể gây gây kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy, viêm đường ruột trở nên tồi tệ, thậm chí gây phù nề.
Tỏi có thể gây gây kích thích ruột, tăng axit uric trong niêm mạc ruột nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.
- Người bị huyết áp thấp
Thường xuyên tiêu thụ tỏi sẽ khiến huyết áp của bạn giảm dần, thậm chí đến mức nguy hiểm, chính vì vậy những bệnh nhân bị huyết áp thấp nên hạn chế ăn tỏi.
- Đang trong lúc bụng đói
Nếu bạn ăn tỏi khi đói, bạn sẽ khiến bụng cồn cào, kích thích ruột, dạ dày dẫn đến đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính.
- Người suy nhược và âm hư, nội nhiệt, thai sản, đậu chẩn, đau mắt, răng, cổ, lưỡi chớ dùng tỏi
Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. Tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.
- Người mắc bệnh nghiêm trọng khác
Cũng như ớt, tỏi là một thực phẩm gây cay nóng, có tác dụng phòng ngừa bệnh tật. Nhưng đối với người đang bị bệnh nặng thì không nên ăn vì có thể xảy ra tác dụng phụ. Ngoài ra, các thành phần trong tỏi còn có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
Theo Đỗ Đỗ – Báo dân sinh