Cây cỏ vốn giúp người trị bệnh hàng ngàn năm nay nhưng tuyệt đại đa số thuốc Tây có trên thị trường đều là bào chế từ công nghệ nhân tạo. Phải chăng Đông dược có vấn đề hay một chính sách “kỳ thị” các hoạt chất tự nhiên trên con đường Tây dược?
Trường hợp của curcumin trong điều trị ung thư
Nghệ, và đặc biệt là hợp chất curcumin vốn tạo ra màu vàng cho bột nghệ, là một trong những hợp chất tự nhiên được nghiên cứu nhiều nhất, với hơn 15.700 đầu mục trong dữ liệu của Medline (cập nhật tháng 3/2019). Theo đó, curcumin có tác dụng trị liệu cho hơn 800 trạng thái bệnh trên động vật và trong nghiên cứu phòng thí nghiệm. Trang GreenMedInfo.com chuyên về các hoạt chất tự nhiên đã liệt kê được hơn 50 loại ung thư mà curcumin có thể kháng,
Không chỉ hiệu nghiệm với ung thư, curcumin còn có thể mang lại lợi ích khi dùng trong hóa trị và xạ trị, giúp giảm các tác dụng xấu trên tế bào khỏe mạnh và tăng khả năng diệt tế bào ung thư cho trị liệu. Nó còn rất an toàn khi sử dụng, ít ra là cao hơn một bậc so với hoạt chất hóa trị thường dùng như 5-fluoruracil.
Tuy có vô số dược tính là vậy, nhưng curcumin vẫn chưa lọt vào danh sách thử nghiệm lâm sàng trên người, để tiến thêm một bước cho phát triển chế phẩm trị liệu được chính thức phê duyệt.
Không chỉ curcumin, con người đã biết tới hàng trăm chất tự nhiên tuyệt vời khác. Ví dụ, trong kho dữ liệu y sinh và sinh học MEDLINE của Mỹ chứa hơn 28 triệu trích dẫn tới các nghiên cứu đã công bố (có thể truy cập qua Pubmed). Có 3,6 triệu tra cứu liên quan tới ung thư, sau khi lọc các tìm kiếm liên quan tới “thuốc bổ sung” (Complementary Medicine) thì còn lại 250 nghìn kết quả. Trong đó có 1042 chủ đề liên quan tới ung thư nằm trong kho dữ liệu của GreenMedInfo.com, bao gồm tổng cộng 838 chất tự nhiên có hiệu quả tiềm năng.
Vì sao chúng chưa được sử dụng phổ biến như thuốc?
Cánh cửa FDA cao vời vợi đối với các hoạt chất tự nhiên.
Theo định nghĩa của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), thuốc là những thứ có thể “chẩn đoán, chữa trị, giảm nhẹ, trị liệu hay ngăn ngừa bệnh.”
Với định nghĩa này, sẽ có rất nhiều nguyên liệu nằm ngay trong vườn hoặc trên kệ gia vị nhà bạn lọt vào danh sách, vì chúng đã được chứng minh từ hàng nghìn năm nay về khả năng giúp giảm nhẹ, ngăn ngừa hay thậm chí chữa trị bệnh. Rẻ tiền, sẵn có, thơm ngon ăn được, nhưng tiếc thay, chúng không được gọi là thuốc theo định nghĩa của FDA. Chúng không thể được dùng trong phòng và trị bệnh.
Lẽ nào có chuyện ấy? Tại Mỹ, FDA, với “quyền sinh sát” trong thị trường dược phẩm và thực phẩm, có vẻ như họ cho rằng chỉ khi cơ quan này phê duyệt (FDA approved) thì các chất hay thứ gì đó mới có thể được dùng để ngăn ngừa và trị bệnh một cách hợp pháp.
Hay nói cách khác, quy định của FDA đã mang tính độc tài từ bản chất, khi cơ quan này chưa công bố chính thức làm thuốc thì người ta ngầm hiểu là không được phép dùng.
Thực tế, FDA đã yêu cầu các loại thuốc mới phải trải qua các bước thử nghiệm lâm sàng vốn vô cùng đắt đỏ và rối rắm chi li, vượt khỏi tầm với của bất kỳ ai muốn chứng minh công dụng của một loại thảo dược, thực phẩm hay gia vị nào đó theo chuẩn FDA.
Cụ thể, chi phí trung bình để phát triển một loại thuốc mới có thể lên tới vài tỷ đô la. Như vậy hiển nhiên là sẽ chẳng có nhà đầu tư nào chi từng đó tiền để nghiên cứu thứ mà họ không thể nắm độc quyền. Cây cỏ, hoạt chất tự nhiên sẽ không được cấp bằng sáng chế, các hãng dược không thể độc quyền khai thác ngay cả khi họ đi tiên phong và chứng minh được các dược tính thần kỳ nào đó. Vì bài toán kinh tế, các nhà đầu tư chịu trách nhiệm mang tiền về cho các cổ đông, do đó tiền vốn sẽ không thể đổ vào thứ hàng hóa dễ sản xuất hay tự do mọc dại trên mặt đất.
Lòng tham đã làm đảo lộn hệ thống
Trong lịch sử, sau khi bản Tuyên ngôn Độc lập được thông qua, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố rằng các thứ tự nhiên (như nước hay muối…) là món quà Chúa ban cho con người và rằng các sản phẩm tự nhiên sẽ ít được bảo hộ cấp bằng sáng chế (patent).
Tuy đây là một tuyên bố cao cả, nó lại bị sử dụng một cách trái ngược với mục đích tốt đẹp ban đầu. Các công ty tư nhân sau này đã chuyển hướng đầu tư nghiên cứu các chất tổng hợp nhân tạo để có thể thu lợi từ bảo hộ bằng sáng chế. Họ cũng đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ sinh học với DNA tái tổ hợp và RNAi của cây trồng, vật nuôi (tạo ra thực phẩm biến đổi gen – GMO).
Nhìn từ một góc độ khác, do tính tập đoàn của các đế chế y dược, bị ràng buộc phải mang về lợi nhuận, họ sẽ có xu hướng xa lánh hoặc thậm chí ghét bỏ các chất tự nhiên, liệu pháp tự nhiên vốn không thể cấp bằng sáng chế hoặc không thể thu lời (thậm chí khiến các bằng sáng chế độc quyền có nguy cơ phá sản).
Kết quả là, thay vì chọn các phương thuốc bảo vệ sức khỏe có hiệu quả, dễ tìm và an toàn; hàng tỷ đô la lại đang chảy theo hướng ngược lại, đổ vốn vào các chất tổng hợp nhân tạo mà hầu hết là không an toàn, ít hiệu quả mà sản xuất và phân phối bị kiểm soát 100% bởi các tập đoàn.
Vì cơ thể của chúng ta rốt cuộc đều cấu thành từ các thành phần tự nhiên (thức ăn, không khí và nước), nó cũng tuân theo các quy luật tự nhiên như Định luật Bất đối xứng của Sự sống. Theo đó, tất cả amino axit trong cơ thể có phía nhẹ hơn của phân tử đều quay về bên trái. Như vậy người ta không thể tùy ý tạo ra các hoạt chất sinh học, thuốc tổng hợp mà luôn phải dựa vào cấu trúc sinh học phân tử của tự nhiên.
Kết quả là, hàng tỷ đôla của ngành dược và chính phủ (tức tiền thuế của người dân) đã dành cho việc tìm ra các hợp chất có thể làm thuốc. Tự Nhiên bị đặt lên giá xét nghiệm, qua vô số các thử nghiệm trên động vật và trong phòng thí nghiệm, cốt chỉ để tìm ra các hợp chất mà họ có thể chế thành thuốc bán độc quyền.
Khi nói đến các bài thuốc trong Đông y hoặc y học Ayurveda của Ấn Độ, nhiều người có xu hướng nói “chưa có kiểm nghiệm khoa học” nào chứng minh hiệu quả của chúng, chưa được thử nghiệm lâm sàng theo tiêu chuẩn Tây dược. Họ cho rằng so với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, những ghi chép trong y văn cổ xưa chỉ dùng để tham khảo chứ không được xem như bằng chứng khoa học.
Kỳ thực, đó chính là ngang nhiên phủ nhận đi kho tàng tri thức và trí huệ được người xưa đúc rút qua bề dày thực tiễn trải dài mấy nghìn năm tới nay. Cũng giống như nhiều tộc người da đỏ hay dân tộc thiểu số có các phương thuốc cổ truyền rất hiệu nghiệm mà khoa học hiện đại còn xa mới phân tích lý giải được, những kinh nghiệm dân gian như vậy là đủ tốt với họ để cứu người rồi.
Theo Greenmedinfo.com,
Phong Trần