Quảng đại dân chúng cả đời thắp hương bái Phật cầu phúc, nhưng hầu hết lại chưa từng được phúc ban xuống! Nguyên do là vì sao? Đây là bí mật mà con người ngày nay hầu như không biết. Dưới đây là tiết lộ…
Mấy ngàn năm nay, người bởi đốt hương cầu phúc mà thực sự được phúc báo càng ngày càng ít. Kỳ thực mỗi người chúng ta trong lòng đều hiểu rằng không linh nghiệm, cũng đều hoài nghi, rốt cuộc xảy ra vấn đề gì?
Vì sao thành kính bái lạy mà không được linh nghiệm đây?
Mọi người đang cầu phúc, nhưng… sự thật cực kỳ tàn khốc!
Ngày lễ hàng năm mọi người đều đến chùa miếu thắp hương cầu phúc, đây là truyền thống có từ xa xưa. Ngày rằm tháng Giêng lại càng tấp nập, khắp chùa chiền đều là khói hương nghi ngút, tiền được nhét đầy hòm công đức. Từng người đốt hương, sau đó quỳ xuống, trong tâm đều thầm cầu phúc, hy vọng Thần minh có thể ban cho mình tài phú, sự nghiệp và sức khỏe.
Tục ngữ có câu “tâm thành thì linh”. Vậy là do tâm chúng ta không thành sao?
Tôi tin rằng, đại đa số người đang thỉnh cầu bái lạy Thần Phật ở kia đều là thành tâm thành ý.
Là do chùa miếu không linh sao?
Mặc dù đang là thời Mạt Pháp, nhiều chùa miếu đã bị ô nhiễm thế tục, rất nhiều hòa thượng đạo sĩ đã sớm không còn thiện căn, có một số chùa miếu thậm chí là có hòa thượng giả mạo, lừa gạt để kiếm tiền. Nhưng không thể phủ nhận, vẫn có một số chùa miếu Phật Đạo vẫn còn rất tốt.
Vậy vì sao thành tâm bái lạy lại không được linh nghiệm?
Tôi nhiều năm qua đã đi tìm cách tháo gỡ nút thắt này. Cuối cùng một ngày cơ duyên trùng hợp, giúp tôi bóc mở bí mật kinh thiên mấy nghìn năm che giấu này.
Công ty cầu phúc, lại không cầu tài?
Sự tình xảy ra cực kì ngẫu nhiên. Một ngày nọ khi đang online, tôi tình cờ phát hiện một công ty, bên trong website có viết rằng cứ mùng Một Tết, mọi người đến Pháp Nguyên tự ở Bắc Kinh dâng hương cầu phúc. Những gì viết ở phía dưới càng khiến tôi thấy nghi hoặc:
“Chúng tôi hướng Thần Phật cầu phúc,
Cầu phúc cho sự nghiệp của chúng tôi sáng như hương,
Hằng xa chiếu sáng mỗi từng góc: Cống hiến quốc gia, tạo phúc nhân dân, hồi báo xã hội, ích lợi nhân viên;
Chúng tôi hướng Thần Phật cầu nguyện, cơ hội cầu nguyện,
Giúp chúng tôi phát huy hoài bão lớn lao, thực hiện lý tưởng tốt đẹp…”.
“Bởi vì chúng tôi không muốn cầu họa, chúng tôi muốn cầu phúc”.
Câu văn có chữ “cầu phúc” này có một lỗ hổng nghiêm trọng, bởi vì trong đó không hề nhắc tới “tài phú”.
Đối với một công ty mà nói, không cầu tài phú thì cầu cái gì đây? Chẳng phải là rất giả tạo sao? Rõ ràng muốn kiếm tiền mà miệng còn nói lời nhân nghĩa đạo đức?
Mang theo suy nghĩ đầy nghi vấn này, tôi tìm đến người quản lý của công ty ấy, đem thắc mắc của mình hỏi nguyên do. Nhưng tôi nhận được một câu trả lời đơn giản mà lại phi thường kỳ lạ: “Bởi vì chúng tôi không muốn cầu họa, chúng tôi muốn cầu phúc. ‘Phúc’ chân chính hàm nghĩa kỳ thực phải…”
Tôi nghe xong thì bối rối, không biết lý do chính xác vì đâu. Cái gì gọi là “không muốn cầu họa”, “phúc” và “họa” có mối quan hệ gì?
Khi tôi tiếp tục truy vấn, người quản lý kia nói tôi phải tự mình đi tìm đáp án, tự suy nghĩ đi tìm một chút hàm nghĩa chân chính của chữ “Phúc”.
Nhưng tôi cứ tra đi tra lại, giải thích đều cơ bản là: Chữ “Phúc” trong chữ giáp cốt có ý hiểu là “hai tay bưng rượu dâng tế với đài phía trên”, là ý tứ chỉ con người chúng ta lễ bái Thần Phật cầu được phúc báo.
Cách giải thích này có gì khác thường không?
Con người chúng ta mấy ngàn năm nay đều là như vậy! Chúng ta cả ngày đốt hương bái Phật, chính là muốn cầu nguyện trời cao “đòi lấy” phúc báo.
Tôi mang theo nghi vấn này, lần nữa “làm phiền” người quản lý kia. Nhưng tôi đã bị hỏi ngược lại: “Hai tay bưng rượu dâng lên Thần minh, ý tứ là cầu nguyện phúc báo sao?”
Tôi bất ngờ bị hỏi lại thì không sao giải thích được, chẳng lẽ không đúng?
Phúc báo, là “dâng tặng” chứ không phải “đòi lấy”
Tôi ngượng ngùng muốn tìm đáp án, bèn tìm đến một vị pháp sư bên Phật giáo mà một người bạn giới thiệu để thỉnh giáo. Sau khi tôi đem nghi vấn nói ra, ông cười hỏi tôi: “Thời cổ đại rượu là thứ vô cùng trân quý, so với vàng bạc còn quý hơn! Đem thứ trân quý như vậy của mình dâng cho người khác thì gọi là gì?”
Tôi bỗng chốc hiểu lờ mờ, “Đem thứ trân quý của mình dâng cho người khác?” Đây chẳng phải là “dâng tặng” sao? Chẳng lẽ hàm nghĩa chân chính của “Phúc” không phải là “đòi lấy”, mà là “dâng tặng”?
Không thể nào! Điều này so với nhận biết nhiều năm qua của tôi là trái ngược sao!
Không có dâng tặng, ở đâu có thể có phúc báo đây?
Pháp sư nói tiếp: “Đệ tử Phật môn chân chính, đốt nhang cầu phúc, là kính Phật, lễ Phật, cũng là học tập đạo lý nhà Phật, đem cuộc đời mình hiến dâng cho Phật Pháp, đi phổ độ chúng sinh. Ở đây không có bất kỳ ý tứ nào của “đòi lấy”. Không có dâng tặng, ở đâu có phúc báo đây? Cả ngày chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, chỉ nghĩ đến việc ‘đòi lấy’ mà không giúp đỡ người khác, thậm chí còn gây hại người khác, thì có phúc báo ở đâu ra đây? Chỉ có thể là họa báo mà thôi! Đạo lý này, cậu hãy tự mình lĩnh ngộ đi”.
Sau khi từ biệt pháp sư, tôi ngẩn người ngồi một mình trong tự miếu. Bên ngoài sân chùa nhốn nha nhốn nháo, khách hành hương đi tới đi ra, nhưng giờ ở trong mắt tôi, đã hoàn toàn thay đổi màu sắc.
Phía trước có một người trẻ tuổi, giống một người làm nghề buôn bán, từ dáng vẻ cầu niệm của anh ta, nhất định là khẩn cầu Thần Phật phù hộ cho phát tài. Một người trung niên mập mạp, dáng vẻ giống một tham quan, nhìn dáng vẻ kiền thành của ông ta, nhất định là cầu khẩn Thần Phật phù hộ thăng quan tiến chức. Bọn họ khẳng định ở trước mặt Thần Phật cầu xin danh lợi, phát tài.
Không biết vì sao, trong lòng tôi từng đợt từng đợt hiểu ra, bọn họ đều là vì lợi ích của mình, thậm chí làm việc ác mà vẫn đi khẩn cầu phúc báo. Đầy chật sân chùa là khách hành hương, có ai là đang cầu nguyện Thần Phật cấp cho mình một cơ hội cống hiến cho xã hội, cống hiến cho người khác đây?
Chỉ e rằng là không có ai!
Chúng ta thường nói, 3 nén hương thành tâm, có thể câu thông với Thần phật, truyền đến tín tức với hư không pháp giới!
Nhưng mà chúng ta truyền đi tín tức gì đây? Chúng ta hiển lộ trước Thần Phật là gì đây? Là một trái tim xấu xí, ích kỷ, tham lam; là một cái miệng xấu xí, giả dối, hám lợi. Chúng ta nếu kính Phật, lễ Phật thì hãy theo như đạo lý Phật dạy mà thực hiện. Nhưng mà giờ đây lại biến thành bái Phật, cầu Phật, đem hết những thứ âm u xấu xí của mình, toàn bộ bày ra trước Thần Phật. Đáng buồn hơn, chính là, còn muốn dùng tiền bạc nơi thế tục để trao đổi với Thần Phật, muốn Thần Phật phải theo như ý của chúng ta mà làm…
Tâm hãy tự hỏi, Thần Phật sẽ phù hộ chúng ta sao? Không vì người khác, không vì xã hội mà cống hiến, lại chỉ muốn đòi lấy và hưởng thụ? Việc này không phải là cầu phúc, mà lại là nguy hại, đem toàn bộ nội tâm xấu xí của mình nói cho Thần Phật biết, chính là khẩn cầu Thần phật giáng tội lên thân mình…
Tôi tìm được đáp án thì vô cùng kinh sợ. Người xưa đã thông qua ký tự chữ viết mà mở ra “thiên cơ’, lại bị người đời sau hiểu lầm thật thảm hại…
Tổ tiên chúng ta ở hàng ngàn năm trước, đã minh bạch đạo lý này, cũng sáng tạo ra văn tự để tỏ rõ “thiên cơ”, lại bị người đời sau sai lầm thừa nhận, mỗi ngày cầu họa, hết đời này đến đời khác không nhận được phúc báo. Mọi người khắp nơi đều thừa nhận như vậy, là nguyên nhân tạo thành kết cục bi ai.
Đáp án có lẽ sớm đã sớm bị bóc trần trong lịch sử, nay tôi đem bí mật này nói ra, hy vọng mọi người sợ hãi mà tỉnh dậy khỏi cơn mê. Mong mọi người thuận theo Thiên đạo, làm nhiều việc thực sự có ích cho xã hội, có ích cho người khác.
Điều muốn chỉ là tư lợi của mình, thậm chí làm việc ác mà khẩn cầu phúc báo, như vậy thì điều nhận được chỉ có thể là Họa.
“Phúc” không phải là điều mà con người chúng ta có thể cầu. “Phúc” là từ Trời ban. Đem tấm lòng đoan chính và phẩm hạnh của mình, giúp ích cho gia đình, giúp ích cho xã hội, trở thành một con người có Tâm, có trách nhiệm… Chỉ có như vậy, thì không cầu mà tự được, “Phúc” sẽ rơi xuống trên người chúng ta.
Bảo An (Theo cmoney.tw)