Thành Cát Tư Hãn như chim ưng hùng dũng trên thảo nguyên. Trong thần thoại của Mông Cổ, ông nắm giữ “cây roi của Thượng Đế” tạo ra 6 cái nhất trên thế giới, ảnh hưởng tới lịch sử thế giới từ Đông sang Tây.
Thành Cát Tư Hãn tức Nguyên Thái Tổ, tên Thiết Mộc Chân, là người đặt nền móng cho đế quốc Mông Cổ. Ông đánh bại nước Kim, thu phục Tây Hạ, tiêu diệt Tây Liêu, chấm dứt sự chia cắt của Trung Nguyên suốt hơn năm trăm năm.
Ông thống lĩnh đại quân Tây chinh, phá ranh giới của châu Á – châu Âu, xúc tiến kinh tế, giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, kiến lập nên vương triều có bản đồ lớn nhất trong lịch sử
Đế quốc lớn nhất thế giới
Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân trải qua hai mươi mấy năm chinh chiến đẫm máu, đã thống nhất toàn bộ đại sa mạc thảo nguyên. Vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt con cháu của mình liên tiếp phát động chiến tranh quy mô lớn, khí thế mạnh như vũ bão, cuộn sạch cả đại lục Âu – Á. Trước sau có hơn bốn mươi quốc gia, hơn bảy trăm dân tộc đều quy phục đế quốc Mông Cổ.
Tại đại lục Âu – Á, trước sau hình thành 4 nước đại Hãn, chính là Kim Trướng Hãn quốc, Sát Hợp Thai Hãn quốc, Oa Khoát Thai Hãn quốc và Y Nhi Hãn quốc. Đế quốc Mông Cổ có bản đồ to lớn như vậy có thể nói xưa nay chưa có ai làm được. Theo tư liệu lịch sử ghi lại, lúc đó bản đồ trải rộng tới 30 triệu km2, hơn gấp ba lần bản đồ Trung Quốc hiện tại.
Chiến tranh quy mô lớn nhất lịch sử
Thành Cát Tư Hãn hưởng thọ 66 tuổi, cả đời ông ‘không rời khỏi lưng ngựa, không rời chiến trường’. Chiến mã Mông Cổ không chỉ uống nước sông Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang, còn uống nước sông Amu Darya, sông Ấn Độ, cuối cùng còn làm tung tóe nước sông Danube, ba lần Tây chinh vạn dặm đã đánh bại nước Nga, Phần Lan, Hungary, Đức.
Thành Cát Tư Hãn và những người kế thừa đã dựa vào kỵ binh cơ động thần tốc mà nhiều lần tiến hành viễn chinh, lãnh thổ đã đi qua không thể đếm bằng số dặm mà chỉ có thể dùng vĩ độ để đo lường.
Ông chỉ có 200 ngàn kỵ binh, mà đã phát động cuộc đại chiến xưa nay chưa từng có. Kinh tế văn hóa sau chiến thắng cũng khá phát triển, có mấy chục triệu nhân khẩu, có hàng triệu đại quân nước Kim, Nam Tống và Khwarezm.
Ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới
Trong lịch sử quân sự thế giới, Thành Cát Tư Hãn, không nghi ngờ gì chính là thiên tài kiệt xuất, ông kiến lập một đội quân có tố chất ưu tú cùng vũ khí tiến bộ ở hàng tốt nhất trên thế giới thời bấy giờ. Đội quân này ở trên thế giới có sức chiến đấu mạnh nhất và kỹ thuật cao nhất.
Nhà quân sự nổi tiếng thế giới, tướng quân Mỹ Mike Arthur nói: “Thành công của vị thủ lĩnh kia (Thành Cát Tư Hãn) khiến người ta kinh ngạc, khiến thành tựu của hầu hết các chỉ huy trong lịch sử trên thế giới đều bị lu mờ”.
Thành Cát Tư Hãn chính là “nhà quân sự thực tiễn bách chiến bách thắng”. Cả đời ông đã tham gia hơn 60 trận chiến mà không có lần nào thất bại. Ở Thành Cát Tư Hãn, mỗi lần va chạm tất chiến đấu, mỗi lần chiến đấu tất chiến thắng.
Thành Cát Tư Hãn chinh chiến về phương Tây không chỉ mang theo quân đội của phương Đông, cũng mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn,… các văn minh Trung Nguyên cũng theo đó mà truyền về phương Tây.
Đại quân Mông Cổ lần thứ nhất Tây chinh, đến sông Grand Morin ở phương Tây. Trong vòng 1 tháng, đại quân đã tạo ra trên trăm con thuyền, bình yên vượt qua sông Grand Morin. Vào thời Trung Quốc cổ đại, kỹ thuật chế tạo thuyền gồm 3 linh kiện lớn, bánh lái, kết cấu khoang bên trong và thiết bị rẻ quạt. Đại quân Tây chinh đem kỹ thuật tạo thuyền Trung Quốc lọt vào châu Âu, vì vậy đã tạo thuận lợi cho thời kỳ “Đại hàng hải” ở châu Âu vào thế kỷ 15.
Theo quân viễn chinh Mông Cổ, văn hóa, tôn giáo, kỹ thuật và thương phẩm mậu dịch đã xóa bỏ hàng rào giữa các châu lục, từ đó khiến việc giao lưu và lưu thông được an toàn. Đế quốc Mông Cổ kiến lập nên vùng tự do mậu dịch để đảm bảo cho sự thông thương hòa bình và tự do, cũng được gọi là hình thức ban đầu của thương mại toàn cầu hóa hiện nay.
Ngày 31/12/1995, tờ báo Washington của Mỹ công bố nhân vật quan trọng của thiên niên kỷ (Man of the Millennium) chính là Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn với tầm nhìn “toàn cầu hóa” đã thành lập vòng thương mại tự do liên lục địa Âu – Á. Vào hơn 700 năm trước khi mạng Internet còn chưa xuất hiện, Thành Cát Tư Hãn đã mở ra con đường giao lưu trao đổi tin tức toàn cầu. Ông là vĩ nhân đã đưa các nước trên thế giới nối lại gần hơn.
Căn cứ theo nghiên cứu của Jack Weatherford, Thành Cát Tư Hãn đã kiến lập nên một số bộ khung quan trọng cho thế giới hiện đại, trong đó bao gồm quy tắc công pháp quốc tế, thương mại toàn cầu, chuyên môn hóa chiến đấu,…
Trên thực tế, thời đại Mông Cổ chính là thời đại đầu tiên của toàn cầu hóa. Đế quốc Mông Cổ đã hiện thực hóa nền chính trị thế tục (không tôn giáo), trước pháp luật không xem trọng địa vị tiền tài, tự do thương mại, cộng hưởng tri thức, dung hòa tôn giáo, được miễn quyền ngoại giao; công pháp quốc tế, hệ thống bưu chính quốc tế,… đã cấu thành nên nền tảng trụ cột cho thế giới cận đại.
Với tầm nhìn của Jack Weatherford, Thành Cát Tư Hãn đã dùng hình thức đế quốc mà kiến tạo nên thế kỷ hòa bình, nền văn minh châu Âu thời cận đại trên thực tế được lợi ích từ sự chinh phục của Mông Cổ: “Cuộc sống người dân châu Âu trên mỗi phương diện – khoa học kỹ thuật, chiến tranh, y phục, thương nghiệp, ẩm thực, văn nghệ, văn học và âm nhạc – đều chịu ảnh hưởng của người Mông Cổ xưa mà phát sinh cải biến trong thời kỳ Phục Hưng”.
Có học giả cho rằng: “Toàn cầu hóa là khởi nguồn từ ‘Đại thống nhất’ thế giới của Thành Cát Tư Hãn“, Thành Cát Tư Hãn là người đầu tiên trên thế giới sáng lập ra toàn cầu hóa. Hoàn cảnh “Đại thống nhất” đã cải biến bố cục và phương hướng phát triển của thế giới đương thời, hình thành nên “sự ra đời của thế giới hôm nay”.
Đế vương hiện thực hóa nền dân chủ sớm nhất
“Thành Cát Tư Hãn pháp điển”, tức “Đại Trát Tát”, là pháp điển đầu tiên được viết ra có phạm vi ứng dụng phổ biến trên thế giới, đồng thời cũng là văn kiện có tính hiến pháp sớm nhất trên thế giới. Từ năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã ban bố áp dụng.
Ngày 15/12/1206, các trưởng bộ lạc, tộc trưởng, chư Vương, quần thần của toàn bộ Mông Cổ tại sông Onon đã long trọng cử hành đại hội Khuruldai (có thể gọi là “Quốc hội Mông Cổ”, là đại hội dân chủ bầu cử). Đại hội nhất trí đề cử Thiết Mộc Chân (44 tuổi) làm Khả Hãn của toàn bộ Mông Cổ, tôn hiệu là “Thành Cát Tư Hãn”.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn lên ngôi, đã khai sáng nền dân chủ, trong đó được đề cử là Khả Hãn, phàm là quyết sách của những vấn đề trọng đại đều tổ chức đại hội Khuruldai để quyết định. Đại hội Khuruldai nguyên là hình thức hội nghị đầu tiên do các thủ lĩnh bộ lạc liên minh tham gia, cũng chính là hội nghị bộ lạc.
Sau khi Thành Cát Tư Hãn kiến lập đại đế quốc Mông Cổ, vì củng cố chính quyền, ông xác lập ‘Thiên hộ chế’, mở rộng quân đội, xây dựng “hình phạt chính trị”, ban bố bộ luật thành văn đầu tiên của Mông Cổ – “Đại Trát Tát”.
“Đại Trát Tát” định hướng đế quốc Mông Cổ về chế độ dân chủ, các chức nội quan của đế quốc tuy rằng do thừa kế, nhưng dưới sự ước thúc của pháp điển, hoàn cảnh dân chủ của đế quốc đã vượt xa thời đại hoàng kim của nền chính trị dân chủ Hy Lạp Athens – chế độ dân chủ của thời đại Pericles (495 – 429 TCN).
Người giàu có nhất thế giới
Nếu như tính toán tới đất đai và tiền bạc đã chinh phục được, Thành Cát Tư Hãn có thể được xem là người “giàu có nhất thế giới”. Vào thời đó, người Mông Cổ đã chiếm được hơn 30 triệu km2 đất đai, đại bộ phận của đại lục Âu – Á đều thuộc về bản đồ của đế quốc Mông Cổ, là đế quốc lớn nhất trên thế giới.
Lúc Thành Cát Tư Hãn qua đời, đã phân chia thần dân và tài sản của đế quốc Mông Cổ cho mẹ, các thành viên anh em con cháu trong hoàng thất. Cả đời Thành Cát Tư Hãn đã tiến hành vài chục lần đại chiến, vài trăm trận tiểu chiến, diệt bốn mươi nước, tài sản tích lũy được khó lòng tính hết được.
Căn cứ tính toán của chuyên gia Nhật Bản, Thành Cát Tư Hãn là người giàu nhất trong lịch sử hơn một ngàn năm của nhân loại, những vật bồi táng trong huyệt mộ của ông, đủ để nuôi người Mông Cổ hiện đại trong 300 năm.
Đế vương được thờ cúng nhiều nhất
Trong các lễ tế Thành Cát Tư Hãn, cơ bản có thể phân làm đại lễ tế xuân; tế hạ, tế thu và tế đông, tế trăng và cúng tế thường ngày. Đại lễ tế xuân tức “Tra Kiền Tô Lỗ Khắc Tế” (cũng gọi là “Tế sữa tươi”), là lễ tế long trọng nhất theo mùa. Người dân từ bốn phương tám hướng tụ tập đến nơi đây, để làm lễ bái và thăm lăng tổ tiên, biểu đạt lòng tôn kính tự đáy lòng mình.
Đại tế ao hồ vào mùa hè, ngày này phải dùng sữa của 81 con ngựa mẹ toàn thân lông trắng để cúng tế cửu thiên. Đại lễ tế mùa thu được cử hành vào hoàng lịch ngày 12/8 là lễ tế cấm sữa. Lễ tế dây da của mùa đông là vào hoàng lịch ngày 3/10. Lúc Thành Cát Tư Hãn ra đời, từ khi cắt cuống rốn đến khi cuống rốn co lại và rụng đi, đều dùng dây da để băng bó phần eo lại, lễ tế dây da là để kỉ niệm sự việc này.
Tuệ Tâm, theo NTDTV