Ngai vàng (hay Ghế rồng) trong Tử Cấm Thành từng gây nên 3 cái chết bí ẩn với những người dám bạo gan ngồi lên chiếc ghế dành cho chân mệnh thiên tử.
Không thiếu những giai thoại bí ẩn, rùng rợn về Tử Cấm Thành vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Đây là nơi các vị hoàng đế anh minh nhiều đời trị vì đất nước Trung Quốc thời phong kiến, bên cạnh đó có một “bảo vật” được cho là chỉ dành cho những vị vua xứng đáng và được công nhận. Đó chính là ngai vàng Tử Cấm Thành – chiếc ghế rồng quyền lực có thể quyết định số mệnh của bất cứ ai ngồi lên nó.
Ghế rồng Tử Cấm Thành: Thiên tử ngồi vào mọi sự hanh thông
Người xưa cho rằng, ghế rồng hay còn được biết đến là ngai vàng là chiếc ghế quyền lực dành cho các vị hoàng đế mỗi khi thượng triều, bàn luận chuyện chính sự, triều đình với các quần thần trong Tử Cấm Thành. Đây là chiếc ghế quyền lực nhất thời phong kiến Trung Quốc bấy giờ. Tất cả những vị hoàng đế khi ngồi lên ngai vàng đều toát ra sự tôn nghiêm và đều khiến các quần thần bái phục khi trị vì.
Nhiều lời đồn đại về chiếc ghế rồng này cho rằng nó chỉ dành cho các vị vua chân chính, bậc cửu ngũ chí tôn có thân phận cao quý mới có thể ngồi lên, mọi sự sẽ hanh thông và được vật thiêng liêng này kính trọng. Những người tầm thường không xứng đáng ngồi lên ắt sẽ gặp đại họa.
Bí ẩn chưa được giải đáp: Thường dân lăm le ý định đoạt ghế rồng đều nhận kết cục bi thảm
Tuy chỉ là một chiếc ghế dát vàng tưởng như “đơn giản”, thế nhưng ghế rồng quả thực vô cùng linh thiêng và nó có thể quyết định được số mệnh của những ai ngồi lên nó. Theo nhiều thông tin được ghi lại từ sổ sách Trung Quốc thì thời xưa, có 3 người nhận kết cục “chết thảm” khi dám ngồi lên ghế rồng trong Tử Cấm Thành là Lý Tự Thành, Viên Thế Khải và Waldersee.
Trong số 3 người này thì có đến 2 người cũng từng lên ngôi vua, trị vì đất nước Trung Quốc. Thế nhưng có lẽ do ghế rồng vô cùng linh thiêng biết được đây không phải là chân mệnh thiên tử đích thực nên đã khiến cả Lý Tự Thành và Viên Thế Khải đối mặt với cái chết đầy bí ẩn. Lý Tự Thành chết trong lần chạy trốn khỏi hoàng cung chỉ sau 40 ngày lên ngôi, còn Viên Thế Khải thì sau 83 ngày ngồi trên ngai vàng bỗng đột tử không rõ nguyên do. Người cuối cùng được cho là thường dân Waldersee vì muốn thử cảm giác ngồi lên ngai vàng nên cũng nhận kết cục bi thảm, đột ngột qua đời ngay sau khi “chễm chệ” ngồi lên ghế rồng.
Sự thật về lời nguyền gây ra những cái chết bí ẩn đối với 3 người dám ngồi lên ngai vàng
Trước 3 cái chết đầy bí ẩn và vô lý này, người dân đồn đại nhau rằng ghế rồng thực sự vô cùng linh thiêng và nó có sức mạnh loại trừ kẻ gian, kẻ không có đủ quyền năng trị vì đất nước. 3 cái tên ở trên chính là minh chứng cho việc ghế rồng có quyền định đoạt số mệnh của con người, nhất là những ai có ý định lăm le muốn lên ngôi dù biết mình không phải là chân mệnh thiên tử xứng đáng được ngồi lên ngai vàng.
Cũng có ý kiến lại cho rằng, thực chất 3 người này đều xuất hiện ở thời mà chiến tranh vô cùng loạn lạc và là người cầm đầu các phong trào lật đổ chính quyền cũ, xây dựng nên đế chế mới nên việc bị mưu sát cũng rất dễ xảy ra. Có điều trùng hợp chính là họ từng ngồi lên ngai vàng của vua nên người dân cứ thế đồn đại và thêu dệt nên câu chuyện ly kỳ, rùng rợn này?
Sự bí ẩn về ghế rồng trong Tử Cấm Thành đến nay vẫn còn rất nhiều khúc mắc, khiến người đời tiếp tục truyền tai nhau những giai thoại gây ra 3 cái chết “bất đắc kì tử” đối với người không phải là thiên tử dám ngồi lên ngai vàng của vua chúa Trung Quốc thời phong kiến. Đến nay, vẫn chưa ai có thể giải đáp được bí ẩn về những cái chết trên nên nó còn tồn tại mãi cho tới sau này.
ĐKN