Vợ chồng cám ơn T. rối rít rồi chào ra về. Dọc đường ông chồng bảo vợ: “Chẳng lẽ ông tài tới mức biết kẻ cắp đã tiêu hết tiền giờ ông bắt nó phải chạy cho ra tiền để trả lại chỗ cũ cho mình! Nếu đúng vậy ông này là Phật, là Tiên chứ không phải người thường”.
Chuyện thứ hai. Hai vợ chồng người nông dân nghèo nọ muốn nuôi lợn mà không có tiền. Có người bày đem giấy sở hữu đất lên ngân hàng thế chấp sẽ vay được tiền. Mừng quá vì sẽ có tiền nuôi lợn, hai vợ chồng đem giấy tờ lên ngân hàng và vay được hai triệu đồng. Có tiền rồi, vợ chồng lo sửa sang chuồng trại, máng ăn, chuẩn bị thức ăn cho những con lợn sắp nuôi.
Trong khi chờ đến phiên chợ có bán nhiều lợn giống, vợ chồng đem gói tiền hai triệu dúi trong bồ thóc. Đến phiên chợ, hai vợ chồng dậy sớm ra bồ lúa lấy tiền đi mua lợn thì ôi thôi gói tiền đã không cánh mà bay. Cả vợ lẫn chồng như người mất hồn bỏ cả ăn uống. Như vậy là có trộm vào nhà mình lấy tiền, lấy gì mua lợn và làm sao có tiền trả ngân hàng. Cả ngày vợ chồng chỉ biết than ngắn thở dài. Bỗng nghĩ ra điều gì, bà vợ nói với chồng: “Tui nghe bà con nói ở xã bên có một ông tên T., ông này giỏi lắm, chuyện gì ông cũng biết. Vợ chồng mình sang đó nhờ ông thử xem may ra!”.
Hỏi được địa chỉ rồi, vợ chồng liền đến gặp T. Vừa bước vào nhà, T. cười nói ngay: “Ông bà bị mất tiền, đến nhờ tôi giúp phải không?”. Ông chồng thưa: “Dạ, ông tài quá, chưa nói mà ông đã biết, ông cố giúp cho! Thưa ông, gay quá, đã nghèo lại gặp cái eo! Loại phi nghĩa này nếu trời không tru thì đất cũng diệt nó!”.
T. ngồi định thần một lúc rồi bảo: “Ông bà cứ bình tĩnh, tôi sẽ cố giúp thử được không? Nhưng hiện giờ thì chưa được vì kẻ lấy tiền của ông bà tiêu hết rồi!” T. lại định thần nhẩm tính trên đầu các ngón tay, nói tiếp: Tôi ghét loại người trộm cắp này lắm! Tôi sẽ bắt nó trả lại tiền cho ông bà. Ông bà phải chịu khó đợi đến ngày X tháng tới. Đúng ngày tôi dặn, ông bà đến bồ lúa moi lên sẽ thấy lại túi tiền. Số tiền vẫn đủ như lúc mất nhưng loại tiền thì nhiều loại không giống như trước chỉ một loại!”.
Vợ chồng cám ơn T. rối rít rồi chào ra về. Dọc đường ông chồng bảo vợ: “Chẳng lẽ ông tài tới mức biết kẻ cắp đã tiêu hết tiền giờ ông bắt nó phải chạy cho ra tiền để trả lại chỗ cũ cho mình! Nếu đúng vậy ông này là Phật, là Tiên chứ không phải người thường”. Tin thì tin rồi nhưng thấy việc khó quá nên bán tín bán nghi.
Đúng ngày T. dặn, vợ chồng hồi hộp đến bồ lúa bới sâu xuống quả đụng gói tiền đã mất. Vợ chồng ngồi đếm, đúng hai triệu không mất đồng nào. Chỉ có điều khác là khi nhận ở ngân hàng về toàn giấy một trăm, nhưng giờ thì đủ loại, vừa một trăm, vừa năm chục, cả loại hai chục và một chục.
Đúng 2 triệu nhưng toàn tiền lẻ (ảnh minh họa)
Không có nỗi mừng nào bằng, hai vợ chồng mua bánh trái lên tạ thầy. Gặp T., T. chỉ cười: “Thấy tiền rồi phải không? Có đủ không?” Ông chồng nói: “Dạ thưa ông, đủ không thiếu đồng nào, chỉ khác là nhiều loại tiền”. T. lại nói: “Tiền lấy được nó tiêu xài hết, nó không ngờ bị bắt phải trả lại nên phải chạy đi vay kẻ ít, người nhiều cho đủ số. Tôi không nhận quà đâu, ông bà mang về!”.
Làm sao giải thích được chuyện này.
***
Một chuyện khác. Ở xã bên có vợ chồng một gia đình nông dân quá nghèo, chỉ biết làm ruộng, không có nghề phụ gì khác nên cuộc sông rất bần hàn, cơ cực. Lao động một nắng hai sương mà không đủ nuôi hai con ăn học, không có tiền đóng học phí cho con.
Một hôm cả hai vợ chồng đến gặp T. Kể nỗi khổ của gia đình cho T. nghe và nhờ ông có cách gì giúp cho để bớt khổ. Xin nói thêm, tôi đã đến vùng này nhiều lần. Tình trạng nghèo khổ trên không phải chỉ có gia đình này mà nhiều gia đình khác cũng trong tình trạng đó.
Tôi đến thăm T., nhưng ban đêm có lúc không ngủ nhà T. mà sang nhà hàng xóm ngủ để tránh công an thấy nhà T. đông người đến lập biên bản. Ở nhà hàng xóm nhiều lần, tôi như người thân của gia đình. Một hôm về quê tôi mang đến cho gia đình này một ki-lô lá long tu – loại lá bổ dưỡng. Tôi hướng dẫn gia đình cách làm rượu thuốc long tu. Chỉ cần một cân đường, một lít rượu là làm được. Vậy mà, khi trở lại hỏi làm rượu long tu xong chưa, cả nhà nín thinh. Sau mới biết là cả nhà không làm gì có tiền để mua đường và rượu. Tình trạng chung là thóc làm ra chỉ đủ ăn với rau mắm qua ngày, không làm gì ra tiền. Muốn có tiền chỉ có cách bán thóc, mà bán thóc rồi lấy gì ăn. Có lúc cả nhà không có lấy năm nghìn đồng.
Trở lại đôi vợ chồng nông dân nghèo gặp T. Sau khi nghe vợ chồng than nghèo kể khổ, T. bảo: “Chỉ có cách phải cày sâu cuốc bẫm thôi! Ông bà cày cuốc cạn hịt làm sao hoa màu tốt được mà có tiền lo cho con. Nghe lời tôi mùa sắp tới phải cày cuốc thật sâu mới vượng lên được!”.
Vợ chồng về thực hiện như lời T. dặn, ra sức cày sâu cuốc bẫm. Đến mùa thu hoạch, thóc lúa hoa màu tăng tiến hơn trước. Đời sống có khá lên chút ít, nhưng chưa thể thay đổi cảnh sống nghèo khổ. Vợ chồng lại lên gặp T. nói lại kết quả thực hiện lời T. dặn. T. bảo: “Ông bà có thực hiện đúng lời tôi đâu mà bảo không kết quả. Tôi bảo cày sâu, cuốc sâu, phải sâu nữa mới có kết quả, làm như gãi đất làm sao có kết quả tốt được!”.
Về nhà chồng bàn với vợ: “Bà nghe ông dặn kỹ rồi đó! Nhưng tôi vẫn thấy có cái gì khó hiểu. Mùa rồi mình đâu có gãi đất, cày cuốc sâu đấy chứ! Thôi lần này ta đào thật sâu xem sao!”. Thế là vợ chồng hì hục đào xới cả khoảnh vườn rộng. Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Lần này thì chuyện lạ đã xảy ra. Đào xới đến độ sâu nhất định ở một góc vườn, lấp loáng dưới ánh trăng thượng tuần, vợ chồng thấy hiện ra nhiều lá vàng, ông chồng thì thẩm bên tai vợ: “Bà ơi, trời cho rồi, trời cho rồi, đổi đời rồi!” Bà vợ cãi lại: “Không phải trời cho mà là ông T. cho!”. Vợ chồng thu gom lại tất cả được 21 lạng.
Vợ chồng thu gom lại tất cả được 21 lạng.
Lúc này vợ chồng mới thấm thía lời ông T.. Như vậy ông biết dưới mảnh vườn nhà mình có vàng nên ông bảo phải cày sâu, cuốc bẩm, đào chưa sâu, chưa tới ông bảo gãi đất. Như vậy không lo con thất học. Phải phấn đấu cho con vào đại học, chứng nó đều học khá cả.
Vợ chồng tìm nơi bí mật cất 11 lạng còn 10 lạng mang tới gặp T. vì nghĩ rằng được thế này tất cả đều nhờ ông mà gia đình ông cũng nghèo nên kính ông một nửa là thỏa đáng. Vợ chồng minh chi có công đào thôi! Ông không tận tình chỉ bảo làm sao mình có được! Lúc gặp T., đưa gói vàng ra trình bày, nói gì T. cũng không nghe, bắt phải mang về, còn nói: “Không phải giúp cho ông bà để tôi cũng được đâu đấy! Tôi không dùng thứ đó, nếu muốn lúc nào tôi chả có! Thôi, để giành lo cho gia đình, lo cho con ăn học!”.
Không thể nói gì hơn, vợ chồng hết lời cảm tạ T. ra về rất mừng nhưng vẫn chưa vui vì chưa đền đáp được công ơn của ông.
Trong xóm của T. ở có một ông lão khoảng 70 tuổi thân với T.. Hàng ngày ông thường sang nhà T. chơi, lúc nào thấy T. rảnh là mời T. đánh cờ. Một hôm, đánh cờ xong T. nói với ông già: “Tháng này là tháng rất xấu đối với ông, nhất là vào ngày N. Đúng ngày đó, từ sáng đến tối, ông không được ra khỏi nhà. Ông phải nhớ lời tôi dặn, nếu không ông bi chết đấy!”. Ông già vâng dạ cám ơn, lấy giấy ghi ngày T. dặn, sợ quên.
Đúng ngay N. ông già nhớ lời T., không dám đi đâu. Nhưng có một việc là sáng nào ông cũng tập thể dục. Tập xong ông chạy lúp xúp theo lề đường quốc lộ 1. Hôm đó cũng vậy, ông nghĩ mình có đi đâu mà sợ, chạy bên lề đường chắc không việc gì. Bỗng một chiếc xe tải chạy cùng chiều không hiểu thế nào đang chạy giữa đường lạng bánh vào lề đường tông ông già chết ngay tại chỗ. Ông được báo trước cái chết nhưng vẫn không tránh khỏi. Phải chăng đến ngày đó, số mệnh ông đã hết? Chúng tôi nghĩ nếu hôm đó ông không đi tập thể dục như mọi hôm, chỉ ở trong nhà thì ông có tránh được cái chết không?
Chịu, không trả lời được!
Nhân chuyện này kể luôn chuyện ông Sáu Nuôi.
Ông Sáu Nuôi ở thị xã Hội An là một huynh đệ có thể nói là thân tín nhất trong hàng huynh đệ của T. Vài tuần không thấy ông Sáu Nuôi lên, thế nào T. cũng xuống thăm ông, không gặp không chịu được. Một tình cảm hơi đặc biệt. Ông Sáu Nuôi hơn T. những 30 tuổi.
Sáng hôm đó, ông Sáu Nuôi ngủ dậy, bỏ chân bước xuống đất, chân bi vướng ống quần làm ông ngã nhào, đầu gối dập xuống nền xi măng làm ông rất đau. Gia đình lo sợ náo loạn cả lên.
Lúc này T. đang ở nhà mình. Bỗng nhiên. T. nói với người nhà và anh em có mặt lúc đó: “Ông Sáu Nuôi vừa bị tai nạn, có thể gãy chân, tôi phải xuống ngay!”. Thế là T. mượn xe máy phóng thẳng đi Hội An. Đến nơi, T. vào xem chân ông Sáu Nuôi, vận công phát vào đau gối và bấm một số huyệt. T. nói: “Chân không sao, nhưng xương bánh chè bị vỡ đôi. Tôi chỉ giúp ông bớt đau thôi, phải nhanh chóng đưa ông đi bệnh viện”.
Đến bệnh viện, sau khi làm X quang, các bác sĩ kết luận: Xương bánh chè bị vỡ đôi, phải làm phẫu thuật để ghép xương lại. Làm phẫu thuật xong T. xin đưa bệnh nhân về nhà. Bác sĩ dặn về cũng được nhưng vết ghép sau 1 tháng mới liền, phải bất động. Đến tháng thứ hai bắt đầu tập cử động đề đầu gối khỏi cứng. Sau đó, mới chống gậy tập đi dần. Đây là một thương tổn khó và phức tạp phải rất cẩn thận.
Về nhà T. ngày nào cũng xuống chữa cho ông. Chỉ sau một tháng, ông đã đi lại bình thường và khỏe mạnh.
Sau lần đó, T. biết ông Sáu Nuôi số đã hết. Anh em chỉ còn sống với nhau hơn một năm nữa thôi! Quả đúng như T. dự đoán. Một năm sau ông Sáu Nuôi bị tai biến mạch máu não và qua đời để lại mềm thương tiếc vô hạn cho T. (Còn tiếp phần 7) ( Xem lại phần 5)
Đại tá Cao Hùng