“Con trai lớn của ông bị bệnh ung thư hạch ở cổ, đã di căn xuống dạ dày, ông đến nhờ tôi xuống giúp cho con ông phải không?”.Ông già nghe xong vội vàng chắp tay vái T. nói: “Hoàn toàn đúng như ông nói, bệnh viện không chữa được cho về chờ chết, ông cố giúp cháu sống được ngày nào hay ngày ấy!”.
Rõ ràng trước tình hình đó, T. phải lánh mặt là hợp lý, không phải chạy trốn mà để cho dân buộc phải ra về. Sau một thời gian, T. về nhà thì lần lượt người bệnh vẫn kéo đến xin chữa. T. buộc lòng phải giúp, lại tiếp tục vi phạm. Và từ đó đến nay, lần nào thấy có người đến nhà T. là chính quyền đến lập biên bản. Vào một buổi sáng, anh em chúng tôi hôm đó có 7 người lâu ngày đến thăm T. và gia đinh, không phải bệnh nhân đến xin chữa bệnh vẫn bị công an xã đến lập biên bản. Đó cũng là một chuyện lạ.
Xin nói về cách chữa bệnh của T. Mỗi lần chữa cho bệnh nhân nào, T. yêu cầu bệnh nhân không khai bệnh mà chỉ đưa tay cho T. Cầm tay một lúc T. có thể nói đúng các căn bệnh của bệnh nhân. Có trường hợp T. bắt mạch (thốn, quan, xích) như Đông y nhưng thông thường T. chỉ cầm rà lên rà xuống thế là xong. Xin kể vài trường hợp được tận mắt chứng kiến.
Anh Miền con trai lớn ông Nguyễn Minh Hoàng cán bộ công an nghỉ hưu, hôm đó hai bố con đến thăm T. T. bảo anh Miền đưa tay cho T. Chỉ vài phút sau T. nói: “Phía sau gáy anh có một mảnh lựu đạn nhỏ hình tam giác, hai cạnh sắc, cạnh thứ ba tù (không sắc), nhưng may nó không vào sâu trong não. Tôi (người viết) hỏi bác Hoàng, bác Hoàng nói đã đi X quang, đúng y như vậy!
Trường hợp sau đây còn thần kỳ hơn. Một hôm tôi đang ngồi với T. ở ngoài vườn, bỗng có một ông già vóc người vạm vỡ đến xin gặp T. Không để ông già kịp nói, T. nói ngay: “Tôi biết ông đến gặp tôi về việc gì rồi, ông đưa tay đây!”. Ông già đưa tay cho T. cầm, dùng ngón cái rà lên rà xuống rồi nói: “Con trai lớn của ông bị bệnh ung thư hạch ở cổ, đã di căn xuống dạ dày, ông đến nhờ tôi xuống giúp cho con ông phải không?”.
Ông già nghe xong vội vàng chắp tay vái T. nói: “Hoàn toàn đúng như ông nói, bệnh viện không chữa được cho về chờ chết, ông cố giúp cháu sống được ngày nào hay ngày ấy!”.
Chuyện xảy ra trước mắt tôi, người thực, việc thực, quả là một cách chẩn đoán hy hữu, kỳ lạ hết chỗ nói. Cầm tay bố mà biết rõ con ở nhà đau thế nào và biết bố đến để nhờ chữa cho con. Lúc ông này đến, tôi nghĩ chắc ông này đến xin T. chữa bệnh! Tôi hỏi, ông nói: “Tôi tên là Trinh Minh Hiệu ở thôn 4, xã Tam Hải, huyện Núi Thành”. Ông nói với T.: “Ông cố giúp cháu, hiện nó nằm kêu la đau bụng quá, mấy ngày rồi cháu không ăn gì!”. T. nói: “Hiện nay tôi chưa đến được, ông đưa tay đây!”. Ông già đưa tay. T. cầm bàn tay ông, úp bàn tay của mình vào xoa đi xoa lại mấy vòng, xong bảo tôi vào nhà lấy cho T. quả quýt. Tôi đem quả quýt ra, T. vận công vào quả quýt và nhét vào túi ông già, dặn: “Ông đi thẳng về nhà, không được ghé đâu. đến nhà dùng bàn tay tôi đã xoa, xoa nhẹ nhiều vòng vào bụng anh ấy rồi bóc quả quýt cho anh ấy ăn, anh ấy sẽ bớt đau. Nếu anh ấy đòi ăn, ông bảo người nhà nấu cháo loãng cho ăn, không được ăn gì khác!”. Ông già vội vàng ra về. Ngày hôm sau ông lên. Lúc đó T. bận đi với anh em chúng tôi vào thị trấn N. Ông già cũng đi. Đến thị trấn. T. cùng anh em dừng lại vào một nhà quen. Một lúc thấy con dâu ông già đèo chồng là bệnh nhân bị ung thư đến. Tôi hỏi ông Hiệu, ông bảo: “Ông T. chưa xuống được nên tôi điện về bảo vợ nó đèo nó lên đón đường nhờ ông giúp”. T. bảo đưa bệnh nhân vào phòng trong và chỉ cho tôi cùng vợ bệnh nhân vào, ngoài ra không cho ai vào.
Vận công, chữa bệnh bằng năng lượng (ảnh minh họa)
T. vận công, tập trung nhãn lực nhìn vào bụng bệnh nhân nói: “Trong dạ dày đầy bún, bốc mùi hôi thối! Tôi dặn chỉ cho ăn cháo loãng sao lại cho ăn bún để thối như thế này!”. T. gọi tôi cúi xuống ngửi, tôi thấy có mùi thối. T. lại gọi vợ bệnh nhân đến ngửi. Vợ nói: “Thưa ông, đúng là thối thật”. Vợ bệnh nhân kể lại: “Khi bố về xoa bụng và cho ăn quýt, anh hết đau và đòi ăn. Em đi nấu cháo như bố dặn nhưng chồng em bảo thèm bún lắm, đòi ăn bún cho bằng được. Vì thương chồng, buộc lòng em đi mua bún cho anh ăn mới ra nông nỗi này”.
T. vận công nghe rắc rắc rồi phát công vào bụng, vào cổ chữa cho bệnh nhân độ 15 phút. Xong T. bảo: “Xong rồi, cô đèo về, nhưng nhớ chỉ cho ăn cháo loãng thôi đấy!”
Sau lần đó, tôi về Hà Nội, không theo dõi được việc chạy chữa tiếp theo thế nào!
Một lần khác, tôi về thăm quê ở Quảng Ngãi, gặp ông Ba, Bí thư Đảng ủy phường Lê Hồng Phong, thị xã Quảng Ngãi muốn ra nhờ T. giúp. Tôi đưa ông đến nhà T. Gặp nhau, T. bảo đừng nói gì để T. coi cho! T. cầm tay ông Ba rà lên rà xuống nói: “Ông là người thích chơi thể thao có lần bị chấn thương phải vào bệnh viện cấp cứu. Hiện nay ông bị đau đầu kinh niên. Bệnh đau đầu của ông không phải ngày nào cũng đau mà đau theo chu kỳ. Khoảng 10 ngày đau một lần, cứ thế diễn đi diễn lại tháng này sang tháng khác, đúng không?”. Ông Ba nói: “Ông nói đúng quá, không sai một chi tiết nào, xin bái phục“. T. bảo: “Ông không có điều kiện gặp tôi thường xuyên để chữa, tôi cho ông bài thuốc nam về tìm uống, bệnh sẽ đỡ”. Nói xong, T. lấy giấy viết đơn thuốc đưa cho ông Ba.
Việc chẩn đoán của T. là như vậy!
* * *
Xin chuyển qua câu chuyện T. làm thuốc.
Anh Bốn Bôi quê ở xã Cẩm Kiến, thị xã Hội An, có con gái lớn bị đau cổ họng. Hàng ngày anh đi làm thợ hồ chưa đưa con lên T. được. Anh đến nhà trình bày với T. T. bảo: “Tôi cho tạm ít thuốc về cho cô ấy uống. Lúc nào rảnh đưa cô lên sau cũng được”. Nói xong, T. đem ra một túi thuốc bột màu vàng, lấy tờ giấy trắng đặt dưới, lấy cuộn giấy vệ sinh xé làm bốn khúc đặt chéo bốn góc, đổ thuốc vào, lần lượt gấp các góc giấy vệ sinh, xong gấp tiếp tờ giấy trắng lại thành một gói vuông vức. T. lấy bút viết lên tờ giấy trắng mà toàn là chữ Phạn. không ai đọc được. T. dặn anh Bốn Bôi: “Ông đem gói thuốc về đưa cho con ông bảo cứ theo hướng dẫn viết ở đây mà uống, ông không được mở ra!”. Bốn Bôi thắc mắc chữ này làm sao con đọc được, nhưng không dám hỏi. Bốn Bôi về nhà đưa thuốc cho con và nói như T. dặn. Xong do bận việc phải đi làm ngoài Đà Nẵng, ba ngày sau mới về hỏi con: “Con uống thuốc ông cho thấy thế nào?” Cô con bảo: “Mỗi ngày ông dặn uống một viên mà thuốc nhiều lắm, con mới uống có ba viên”.
Bốn Bôi trố mắt ngạc nhiên, tại sao là viên được, rõ ràng ông cho thuốc bột mà! Bốn Bôi bảo con gái lấy thuốc ra xem lại. Mở ra thấy đúng toàn thuốc viên. Mấy khúc giấy vệ sinh không thấy nữa mà nó biến thành từng mẩu nhỏ bọc từng viên thuốc một. Một việc lạ nữa là T. viết chữ Phạn làm sao đọc được liền hỏi con. Con bảo: “Ông viết chữ quốc ngữ nên con đọc được”. Xem lại tờ giấy thì vẫn là chữ Phạn. Lần sau gặp tôi; Bốn Bôi kể lại và hỏi tôi. Tôi chịu không làm sao giải thích được.
T. còn nhiều cách làm thuốc rất lạ chứ không chỉ có vậy.
Một hôm hai bố con Phước và Lương từ Hà Nội đến thăm T. Phước là huynh đệ thân tình với T. Hai bố con Phước ở nhà T. hơn nữa tháng. Buổi tối hôm đó, T. bảo Phước: “Ông muốn coi tôi làm thuốc không?” Phước nói muốn! T. bảo Lương ra bờ rào bứt một số lá, lá gì cũng được, đem vào. Lương ra bờ rào bứt mỗi loại năm, ba lá đưa cho T. T đặt nắm lá vào lòng hai bàn tay vừa vò vừa nhảy nhót. Một lát. T. xòe bàn tay cho hai bố con xem thì nắm lá đã hóa thành 10 viên thuốc màu đen tròn như viên thuốc tể lớn hơn hạt ngô. T. bảo Phước có muốn nếm thử không! Phước gật đầu. T. bảo há mồm ra. T. búng một viên vào mồm Phước bảo nhai nuốt đi. Phước nhai nuốt thấy đúng là viên thuốc tể có mùi thuốc bắc. Chín viên còn lại T. cho vào mồm nhai nuốt hết và cười. T. hỏi hai bố con ông muốn xem nữa không. Phước gật đầu. T. bảo Phước: “Bây giờ đến lượt ông! Ông ra ngoài bốc cho tôi một nắm đất”. Phước ra bốc đất nhưng vùng này toàn cát, Phước hỏi cát có được không? T. trả lời, cát cũng được! Phước bốc nắm cát đem vào. T. lại cho vào lòng bàn tay, vừa xoa vừa nhảy nhót như lúc đầu, xong xòe tay ra. Mười viên thuốc màu vàng nhưng lần này là viên nén, dẹp đã nằm giữa bàn tay T. T. cười hỏi muốn nếm thử nữa không? Phước bảo có và một viên thuốc lại bay vào miệng Phước. Phước nhai. Điều lạ lừng là viên thuốc nhai rất mịn không hề thấy có tý cát nào mà hơi chua như vitamin C. Chín viên còn lại T. cho vào mồm nhai nuốt luôn.
Nắm cát T cũng biến được thành viên nén
Một lần khác, ông Xuân kỹ sư ở Hà Nội cũng là huynh đệ thân tín của T. vào chơi với T. hơn một tháng trời xem T. chữa bệnh. Theo Xuân kể lại có một bệnh nhân nữ đến xin T chữa bệnh. T. bảo bệnh nhân nằm trên phản rồi ra ngoài sân bứt một số lá vạn thọ vào bỏ trong một ly nước. T. bưng ly nước đưa ra ngoài cửa sổ. Sau đó lấy lá vạn thọ ra cho vào mồm nuốt đồng thời uống luôn cả ly nước. Một lát T. ợ cho số lá vạn thọ ra khỏi mồm đặt vào ngực và bụng phía trong áo bệnh nhân xong, T. một tay bưng chiếc ly đưa ra ngoài cửa sổ một tay lấy từ ngực bệnh nhân ra hai viên thuốc tròn màu nâu nhét vào mồm bệnh nhân bảo nhai nuốt. Xong T. đưa tay vào bụng bệnh nhân lấy ra viên thuốc thứ ba. Viên này không đưa cho bệnh nhân mà bảo ông Xuân: “Viên này cho ông!”. Ông Xuân cầm viên thuốc ngửi thấy thơm mùi thuốc bắc. Không thấy T. bảo nhai viên thuốc nên đem vào cất trong tủ. Lúc về Hà Nội, quên không lấy viên thuốc.
Tất cả những câu chuyện trên đều có thật trăm phần trăm. Anh em suy nghĩ mãi không thể nào giải thích được.
Việc T. chữa cai nghiện rượu, cai thuốc lá, ma túy xin kể vài mẩu đượcc trực tiếp chứng kiến.
Hôm đó có tôi, bác Hoàng và một số anh em đang ở nhà T. Một ông khoảng 60 tuổi ở xã Tam Lãnh đến nói với T.: “Thưa ông (tất cả những người đến chữa bệnh đều gọi T. bằng ông), tôi nghiện rượu đã hơn chục năm nay, muốn bỏ mà không sao bỏ được, nhờ ông giúp cho”. T. hỏi: “Mỗi ngày ông uống bao nhiêu?”. Ông già trả lời: Ít là một xị còn nói chung từ nửa lít đến một lít!”. T. lại hỏi: “Ông dứt khoát chưa?”. Ông bảo: “Dứt khoát rồi vì không có tiền và biết uống rượu là hại sức khỏe lắm”. T. bảo: “Ông ngồi xuống đây!” T. nhờ tôi lại bàn lấy một ly nước sôi để nguội trong bình nhựa. Tôi rót đầy ly và đưa cho T., T. cầm ly nước, phát công vào ly đưa cho ông. già và dặn: “Ông gắng uống hết ly này thì bỏ được rượu!”. Ông già thấy tôi rót nước sôi để nguội vào ly liền cầm uống. Uống được vài ngụm, khoảng một phần ba ly liền ngưng lại nói: “Ông cho uống thú rượu quá nặng, uống vào muốn đứt hơi. Tôi chưa uống loại nào nặng như rượu này!”. T. bảo: “Ông phải uống hết, nếu say ngã, có anh em đỡ đừng sợ.” Với quyết tâm từ bỏ rượu, ông cố gắng uống tiếp. Mặt ông đỏ phừng. Đến ngụm cuối cùng, ông ngã quẹo đầu trên ghế. Đúng là ông già say rượu thật. Độ 15 phút sau, ông tỉnh lại, T. bảo: “Ông bỏ rượu được rồi! Từ nay về sau, chỉ cần ngửi thấy mùi rượu là ông lảng tránh, đừng nói chuyện uống. Chiếc ly T. vẫn cầm trên tay. Tôi bảo T. đưa ly tôi cất cho. T. biết ngay nói: “Bố lại muốn kiểm tra nước hay rượu chứ gì!” T. đưa ly cho tôi. Trong ly còn một ít nước, tôi đưa lên miệng nhắp thì vẫn là nước sôi để nguội mà ông già uống lại là rượu quá nặng, say ngã vật ra. Chuyện thật khó hiểu.
Mấy ngày sau ông già Tam Lách quay lại gặp T. cảm ơn rối rít nói: “Nhờ ông tôi bỏ hẳn được rượu rồi! Giờ có ai mời cũng không uống được!”
Một buổi tối T. rủ tôi ra Kế Xuyên thăm huynh đệ. Sau khi thăm vài nhà, T. và tôi đến nhà anh Ngộ khoảng 30 tuổi. Anh Ngộ nói với T.: “Em hút thuốc nhiều quá, biết có hại nhưng chưa bỏ được”. T. hỏi: “Mỗi ngày anh hút bao nhiêu điếu?”. Ngộ trả lời: “Mỗi ngày em hút trung bình 20 điếu, có ngày hút 30 điếu”. “Được rồi. Anh lấy thuốc châm lửa đi”. Ngộ móc gói thuốc Du Lịch trong túi ra, lấy một điếu châm lửa rồi đưa cho T. T. cầm điếu thuốc vuốt tới vuốt lui đưa cho Ngộ nói: “Anh muốn bỏ hẳn thuốc phải hút hết điếu thuốc này.Vấn đề là phải hút hết, khó mấy cũng phải hút hết. Nếu chỉ hút một nửa mà thôi thì chỉ bỏ được một nửa!”. Ngộ bắt đầu hút. Mới được mấy hơi, anh ta dừng lại nói: Vẫn là thuốc Du lịch thường hút nhưng hôm nay sao nó quá gắt, hút vào đau ngực chịu không nổi”. T. bảo: “Tôi nói rồi mà, phải ráng hút hết điếu thuốc!”. Ngộ hút tiếp một hơi nữa, ho sặc sụa, ôm ngực kêu đau, không hút được nữa. T. cầm điếu thuốc cười nói: “Như vậy, anhh chỉ bỏ được một nửa chứ không bỏ hẳn được! Đó là tại anh nhé!”. Tôi bảo T. đưa điếu thuốc cho tôi. T. đưa cho tôi cười: “Bố lại muốn thử rồi!”. Tôi hút hết nửa điếu thuốc còn lại thấy hoàn toàn bình thường, không ho cũng chẳng đau ngực.
Tôi hút hết nửa điếu thuốc còn lại thấy hoàn toàn bình thường (ảnh minh họa)
Chữa cai nghiện ma túy, T. chữa cho nhiều người khỏi hẳn. Tôi chứng kiến được hai trường hợp: Cậu B và cậu H. là hai thanh niên ở Hà Nội. Hàng năm, T. có ra Hà Nội vài tuần. Nghe T. có tài chữa bệnh, gia đình có con nghiện đưa con đến nhờ chữa.
Hôm đó ở một quán cơm chay đường Thái Hà thuộc quận Đống Đa, con nghiện B. được T. chữa. Trước tiên, T. phát công cho B. hôn mê nằm trên giường không biết gì. T phát công vào đầu, ngực, bụng độ 15 phút là xong. Anh thầy chữa này rất vui tính. Anh ta cầm quả khế ngọt trên bàn cắt ra từng miếng bảo những người chung quanh: “B. mê man rồi, các anh thử cho anh ta ăn miếng khế xem anh ta có ăn được không?”. Một người ngồi sát bên cầm miếng khế nhét vào mồm B. Hai hàm răng B. cắn chặt không nhét khế vào được. T. nói: “Không cho ăn được phải không? Tôi sẽ cho B. ăn cho các vị xem!”.
T. cầm miếng khế đưa vào miệng B. thì B. ngậm lấy và nhai nuốt trong khi vẫn hôn mê. Tóm lại, người đã hôn mê rồi, T. điều khiển thế nào cũng được.
Cả B. và H. chữa ở Hà Nội được vài lần. Khi T. về, hai thanh niên này được gia đình đồng ý cho đi luôn với T. để được tiếp tục chữa. B. sau khi khỏi hoàn toàn đã lấy vợ và đã có 1 cháu. H. sau khi khỏi nghiện, tình nguyện đi theo thầy để học chữa bệnh. (còn tiếp Phần 4) ( Xem Phần 2)
Đại tá Cao Hùng